Được xem nhiều nhất

    Cách phân biệt điểm bán và nhà phân phối trong kinh doanh

    09/05/2024

    Việc lựa chọn các điểm bán và nhà phân phối phù hợp, đúng đặc điểm của sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu của người mua hàng là yếu tố cần thiết để tối ưu quá trình kinh doanh. Trong đó, việc   được nơi bán hàng và nhà phân phối với nhiều đặc điểm khác nhau sẽ là thứ mà bạn cần nắm được. Do đó, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

    điểm bán

    Điểm bán là gì?

    Điểm bán hàng hay còn được biết đến với thuật ngữ POS – Point of Sales. Đây là những địa điểm mang sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Điểm bán là đơn vị trung gian nhập hàng từ các nhà phân phối sản phẩm lớn để mở bán đến với khách hàng. Mỗi ngành hàng sẽ có những điểm bán với đặc điểm và cách thức vận hành bán hàng khác nhau.

    Chẳng hạn, các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống, hay quầy bán hàng nhỏ lẻ chính là những nơi bán hàng ở mô hình  . Trong khi đó, những cửa hàng lớn, siêu thị, trung tâm thương mại chính là những điểm bán hàng ở mô hình hiện đại.

    Những nơi bán hàng có đa dạng hình thức khác nhau

    Hiểu một cách đơn giản hơn thì điểm bán chính là những nơi mà người mua có thể tiếp cận và mua sắm nhiều sản phẩm, dịch vụ từ các thương hiệu, doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi nơi bán hàng với các sản phẩm khác nhau sẽ đáp ứng được nhu cầu mua sắm của các đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng điều hướng tới việc gia tăng doanh số và sản phẩm.

    Xem thêm: Bí quyết kinh doanh siêu thị mini siêu lợi nhuận

    Nhà phân phối là gì?

    Trong khi đó, nhà phân phối là những đơn vị trung gian để mang sản phẩm từ các nhà sản xuất đến các nơi bán hàng, nơi có thể tiếp cận gần hơn với các đối tượng khách hàng.   tiềm năng nhất là vô cùng quan trọng. Quy trình này trực tiếp mang lại khả năng bán hàng tốt hơn cho các thương hiệu, tăng mức độ hiện diện trên thị trường.

    Ở mỗi ngành nghề, kênh phân phối sẽ có những đặc điểm khác nhau, từ đó hình thành các nhà phân phối với mô hình hoạt động riêng biệt. Để hiểu hơn về các nhà phân phối, hãy cùng điểm qua một số kênh phân phối    :

    • Kênh phân phối truyền thống (GT) là nơi phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng quen thuộc với mọi người hàng ngày như hàng thực phẩm, các sản phẩm dược, mỹ phẩm, hay các vật dụng gia đình,…
    • Kênh phân phối hiện đại (MT) là nơi phân phối các sản phẩm có giá trị cao hơn. Đây là kênh để nhắm đến các đối tượng khách hàng có nhu cầu cụ thể với các sản phẩm cao cấp, xa xỉ hơn mặt bằng chung trên thị trường.
    • Kênh HORECA được biết đến như là kênh phân phối các sản phẩm, dịch vụ thông qua mô hình nhà hàng, khách sạn hay quán cafe.

    Mỗi kênh phân phối sẽ có những nhà phân phối khác nhau, việc lựa chọn đơn vị phù hợp sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp mang các sản phẩm đến tay khách hàng mong muốn của mình tốt hơn.

    Phân biệt điểm bán và nhà phân phối

    Từ các khái niệm trên, chắc hẳn bạn đã nắm được phần nào những điểm khác nhau cơ bản của các điểm bán và nhà phân phối trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt thông qua các đặc điểm cụ thể sau đây:

    Mô hình hoạt động

    Nhà cung cấp hoạt động theo mô hình là cầu nối, đơn vị trung gian giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất và điểm bán hàng. Các nhà phân phối sẽ điều chuyển sản phẩm đến các nơi bán hàng   có được từ số lượng các sản phẩm được bán. Trong khi đó, điểm bán chính là đơn vị trực tiếp bán hàng, mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

    Nơi bán hàng và các nhà phân phối sẽ có mô hình hoạt động khác nhau

    Các nhà phân phối hoạt động cũng không nhất thiết phải có cửa hàng để kinh doanh bởi có thể chuyển sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ. Trong khi đó, các điểm bán sẽ cần có cửa hàng để trưng bày và kinh doanh sản phẩm.

    Phạm vi hoạt động

    Phạm vi hoạt động của các nhà cung cấp thường rộng hơn rất nhiều. Các nhà cung cấp thường hoạt động ở một tỉnh thành phố, một khu vực hoặc ở cả vùng miền. Trong khi đó, điểm bán hàng chắc chắn sẽ có phạm vi hẹp hơn bởi chỉ có thể bán hàng trực tiếp ở địa điểm kinh doanh, tùy vào quy mô của nơi bán hàng.

    Tuy vậy, các doanh nghiệp bán hàng hiện này cũng hoàn toàn có thể mở rộng phạm vi bán hàng của mình với mạng lưới đại lý bán hàng vô cùng hiệu quả. Với tính năng GoSELL, doanh nghiệp có thể xây dựng mạng đại lý bán hàng rộng khắp, quản lý chi tiết các thông tin, thiết lập và theo dõi mức chiết khấu riêng biệt để đẩy mạnh doanh số bán hàng ở quy mô lớn.

    Với việc đồng bộ dữ liệu trên cùng một nền tảng duy nhất, bạn luôn có thể quản lý tất cả dữ liệu bán hàng của từng đại lý. Quá trình thanh toán và lịch sử thanh toán chiết khấu cho các đại lý cũng được lưu trữ một cách chi tiết nhất trên từng hồ sơ từng đại lý. Đây chắc chắn là giải pháp giúp bạn tự tin mở rộng phạm vi bán hàng, đem về doanh thu ngày càng lớn cho doanh nghiệp của mình.

    Sản phẩm trong kho hàng

    Các nhà phân phối lớn có thể lựa chọn xây dựng kho hàng để lưu trữ sản phẩm mà chuyển đến các nơi bán đối tác của mình. Tuy vậy, một số nhà phân phối cũng lựa chọn phương án liên kết với các doanh nghiệp để lấy và vận chuyển sản phẩm trực tiếp  bất cứ khi nào có yêu cầu. Trong khi đó, các cửa hàng có thể sử dụng kho hàng nhỏ trong chính cửa hàng của mình bởi số lượng hàng tồn kho cần lưu trữ sẽ không quá lớn.

    Đối với những nhà phân phối hoặc điểm bán sở hữu kho hàng với nhiều sản phẩm, loại sản phẩm khác nhau, việc quản lý một cách chính xác và thuận tiện là điều vô cùng cần thiết. Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL với tính năng quản lý tồn kho thông minh sẽ là giải pháp mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Ngoài ra, tính năng đại lý của GoSELL cũng cung cấp cho các đại lý kho hàng trực tuyến thông minh, được liên kết với tổng kho hàng của doanh nghiệp một các vô cùng linh hoạt.

     Quản lý kho hàng đa kênh hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng GoSELL

    Không chỉ quản lý kho hàng ở các cửa hàng, giải pháp GoSELL còn quản lý đồng bộ kho hàng với các kênh bán hàng GoSELL, cập nhật kho hàng nhanh chóng ngay khi có đơn hàng được chốt trên các kênh. Ngoài ra, với khả năng quản lý theo mã sản phẩm (SKU, IMEI, mã vạch), vị trí sản phẩm hay trạng thái của từng sản phẩm, bạn sẽ luôn có thể tìm kiếm và theo dõi các sản phẩm của mình một cách nhanh chóng.

    Doanh số bán hàng

    Trong khi các điểm bán hàng chỉ cần nhập số lượng hàng phù hợp để kinh doanh, với mục tiêu là bán càng nhiều càng tốt để thu lợi nhuận cao. Các nhà phân phối đôi khi sẽ cần cam kết doanh số cụ thể đối với những doanh nghiệp liên kết. Các doanh nghiệp, nhà sản xuất luôn ưu tiên tìm kiếm các nhà phân phối sản phẩm uy tín, đẩy mạnh doanh số và cam kết được những thành quả nhất định. Do đó, áp lực đẩy sản phẩm đến với các nơi bán hàng càng nhiều càng tốt luôn là những vấn đề mà nhà phân phối phải đối mặt.

    Xem thêm: Sell out là gì? Tổng hợp những chiến lược sell out bứt phá doanh số

    Mạng lưới nhân viên kinh doanh

    Đối với những nhà phân phối sản phẩm, mạng lưới nhân viên kinh doanh để tư vấn, bán hàng và chăm sóc các nhà bán lẻ là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là với các nhà phân phối lớn, xây dựng mạng lưới nhân viên kinh doanh càng lớn sẽ càng giúp mở rộng phạm vi kinh doanh, khả năng mở rộng quy mô trên thị trường.

    Trong khi đó, các điểm bán hàng sẽ cần ít nhân viên hơn để vận hành quy trình bán hàng và quản lý cửa hàng thông thường. Tùy vào mô hình cụ thể của điểm bán hàng, số lượng nhân viên sẽ có sự thay đổi khác nhau.

    hệ thống quản lý của GoSELL

    Đối với doanh nghiệp sở hữu nhiều cửa hàng, nơi bán hàng với số lượng nhân viên lớn, việc sử dụng giải pháp của GoSELL để quản lý nhân viên là điều vô cùng cần thiết. Giải pháp sẽ cho phép doanh nghiệp quản lý vai trò, công việc của từng nhân viên ở từng chi nhánh. Với các báo cáo cụ thể, bạn luôn có thể nắm được hiệu suất làm việc của từng nhân viên để đánh giá và điều chỉnh một cách phù hợp nhất.

    Giá bán sản phẩm

    Trên vai trò của những nhà phân phối sản phẩm, giá bán hầu hết sẽ được phụ thuộc và việc thương lượng hoặc giá cụ thể mà nhà sản xuất đưa ra. Nhiệm vụ chính của các nhà phân phối là đưa sản phẩm đến thị trường nhiều nhất có thể thông qua việc phân phối sản phẩm đến các điểm bán hàng cố định.

    Trong khi đó, các nơi bán nhập hàng từ các nhà phân phối có thể điều chỉnh giá bán một cách phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Chính vì vậy mà cùng một sản phẩm nhưng khi được bán bởi các nơi bán hàng khác nhau, giá bán có thể khác nhau và có sự chênh lệch nhất định.

    Việc quản lý giá gốc, giá nhập, giá sỉ, giá bán của từng sản phẩm luôn là một vấn đề cần được quản lý một cách chi tiết bởi các doanh nghiệp bán hàng. Hiểu được điều đó, tính năng quản lý sản phẩm của GoSELL cho phép doanh nghiệp quản lý chính xác thông tin từng loại giá của sản phẩm.

    Đặc biệt, doanh nghiệp có thể quản lý cả giá bán sản phẩm của từng đại lý bán hàng của mình một cách chi tiết nhất. Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên một nền tảng giúp doanh nghiệp bán hàng có thể thêm mới, điều chỉnh, cập nhật các mức giá từng sản phẩm trong xuyên suốt quá trình kinh doanh của mình.

    Trên đây là những điểm khác biệt giữa điểm bán hàng và nhà phân phối sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những câu chuyện kinh doanh của GoSELL để có thêm kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh đa kênh của mình.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Tags:

    Đăng ký thành viên