Câu chuyện kinh doanh
Big idea là gì? Các bước để xây dựng một big idea thành công
Đã có rất nhiều thương hiệu hoạt động một khoảng thời gian dài, nhưng khi nhìn lại – họ vẫn không thể mô tả rõ ràng bức chân dung của chính mình. Dẫn đến tình trạng họ dần bị khách hàng quên lãng và biến mất cách lặng lẽ. Lúc này, big idea chính là yếu tố để tạo ra bản sắc độc nhất cho thương hiệu. Vậy big idea là gì và có cách nào để xây dựng một big idea phù hợp? Cùng GoACADEMY tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé.
Khái niệm big idea là gì?
Trước khi chạy một chiến dịch marketing bất kỳ, thì bạn luôn phải tìm hiểu insight khách hàng. Trong đó, insight chính là những thắc mắc, vấn đề của khách hàng chưa được giải quyết, hoặc nhu cầu của họ chưa được đáp ứng tốt. Sau bước tìm insight, bạn sẽ có một big idea. Vậy big idea là gì?
Big idea là một thông điệp bao quát, củng cố tất cả các yếu tố của chiến dịch để tác động đến target audience (nhóm khách hàng tiềm năng). Nếu big idea của bạn gây được ấn tượng, thì có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng lưu ý big idea cần phải luôn kết nối với insight và bắt nguồn từ insight thì mới đạt hiệu quả cao.
Để xác định được một big idea tốt, thì chúng cần phải thỏa mãn 3 yếu tố: chuyên sâu, bền bỉ và khả thi. GoACADEMY sẽ nêu ra 3 loại big idea cơ bản, gồm có:
- Brand big idea (sứ mệnh, tầm nhìn và định vị).
- Communication big idea (khái niệm truyền thông hướng chiến lược).
- Advertising big idea (quảng cáo).
Tìm hiểu thêm: Cách vận dụng mô hình 3C trong chiến lược Marketing hiện đại
Một big idea ấn tượng cần có các tiêu chí nào?
Để tạo ra một big idea thật ấn tượng, bạn cần đảm bảo có đầy đủ các tiêu chí sau:
Thay đổi
Một ý tưởng có thể làm thay đổi thái độ, niềm tin lẫn hành vi của khách hàng hay không? Có thể mở ra cho họ cách nhìn và suy nghĩ về một vấn đề nào đó hay không? Thực ra, một ý tưởng tốt có khả năng gây ảnh hưởng đến thị trường, cũng như chính doanh nghiệp.
Để làm được điều này, thì khi đưa ra ý tưởng bạn cần phải nắm được tâm lý của con người, từ đó mới có thể đưa đến họ những giải pháp phù hợp. Sau đó, thúc đẩy họ thực hiện những hành vi mà thương hiệu mong muốn.
Có thể “sở hữu” được
Sự ra đời của big idea chính là để phục vụ cho mục đích truyền thông của các thương hiệu, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị cũng như tầm ảnh hưởng của thương hiệu, doanh nghiệp đến với khách hàng. Vì vậy, một ý tưởng có thể “sở hữu” được là một ý tưởng luôn có sự kết nối và gắn liền với thương hiệu, nhằm giúp cho khách hàng ghi nhớ thương hiệu sâu vào tâm trí.
Ưu tiên sự đơn giản
Khách hàng ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn và thời gian thì quá ít, vậy nên họ ưa thích các thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Một ý tưởng dù có lớn đến mấy nhưng việc truyền tải thông tin quá phức tạp thì cũng sẽ khiến khách hàng ngó lơ. Ngược lại, những ý tưởng ở dạng tối giản nhất và được chọn lọc các yếu tố đắt giá nhất, thì luôn ăn sâu vào tâm trí, trái tim của khách hàng.
Đảm bảo tính độc đáo và hấp dẫn
Một ý tưởng độc đáo sẽ được khách hàng xem như một bài học mới mà họ cần khám phá. Nếu bản thân ý tưởng không có gì đặc sắc, thì nhiệm vụ của marketer chính là khiến nó trở nên khác biệt trong cách diễn đạt, trình bày,…
Đồng thời, một ý tưởng có đủ sức hút mạnh mẽ đến khách hàng, sẽ khiến họ không thể từ chối mà buộc phải tham gia vào các hoạt động trong chiến dịch. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật các trào lưu, chủ đề mà khách hàng quan tâm một cách thường xuyên, và chú ý theo dõi những vấn đề mà họ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Vì mọi ý tưởng lớn đều xuất phát và được hình thành từ insight khách hàng.
Cách để tạo ra một big idea thật bùng nổ
Sau khi đã nắm rõ big idea là gì và các tiêu chí cần có để tạo một big idea ấn tượng, tiếp theo GoACADEMY sẽ giúp bạn cách tạo ra một big idea chuẩn chỉnh.
Ý tưởng có thể bắt nguồn từ đối thủ cạnh tranh
Ngày nay tình trạng những ý tưởng bị đạo nhái rất dễ bắt gặp, nhất là trong môi trường số hiện nay thì mọi thông tin có thể được liên kết với nhau hết sức dễ dàng. Việc bạn lắng nghe, quan sát đối thủ chính là kim chỉ nam để tạo ra một big idea cho riêng mình.
Chỉ cần dành ra vài phút, tham khảo trên các trang mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh như Facebook, Twitter, Instagram,… Là bạn đã có thể nắm được những thông tin mà họ đăng, rồi phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.
Khi bạn nhìn thấy một thứ gì đó có ấn tượng, bạn hãy ghi lại và coi đó là nguồn cảm hứng để phát triển ý tưởng cho mình. Thu thập những ý kiến nhỏ nhặt và tham khảo các nền tảng mạng xã hội chính là điểm khởi đầu để tạo nên ý tưởng tuyệt vời. Tiếp đó, lắng nghe và quan sát là điểm mấu chốt, giúp bạn xây dựng và thực hiện ý tưởng dựa trên các ưu điểm của đối thủ.
Xem thêm: 5 bước nhận diện đối thủ cạnh tranh trong marketing
Ý tưởng có thể bắt nguồn từ việc thu thập ý kiến khách hàng
Ngoài việc lấy cảm hứng từ đối thủ cạnh tranh, thì việc thu thập, thăm dò ý kiến của khách hàng cũng giúp bạn có được ý tưởng hay. Nếu bạn có một danh sách khách hàng, bạn có thể gửi email cho họ những câu hỏi để thúc đẩy họ đưa ra ý kiến, nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Tuy nhiên, trường hợp bạn chưa có danh sách khách hàng, bạn có thể mở ra cuộc thăm dò khách hàng thông qua:
Email marketing, landing page hoặc giải pháp GoCALL của GoSELL
Bạn có thể sử dụng một trong ba công cụ sau để thu thập ý kiến khách hàng:
- Tính năng tạo trang landing page, hỗ trợ bạn tạo một trang độc lập để xây dựng các nội dung tập trung dẫn dắt và thuyết phục khách hàng thực hiện hành vi mà bạn mong muốn (như cung cấp thông tin, đánh giá sản phẩm nào đó,…).
- Hoặc sử dụng công cụ email marketing để thiết lập các chiến dịch email và chọn nhóm đối tượng khách hàng nhằm giúp email tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu bạn hướng đến.
- Hoặc sử dụng GoCALL – tổng đài ảo để lắng nghe những ý kiến từ khách hàng cách trực tiếp. Bạn có thể gọi cùng lúc cho nhiều khách hàng trên cùng một số hotline, hoặc gọi cho các khách hàng từ hệ thống CRM đều được.
Kết hợp sử dụng hệ thống CRM của GoSELL, giúp lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng chặt chẽ
Sử dụng hệ thống CRM của GoSELL, mọi thông tin khách hàng đều được lưu trữ kỹ càng (như họ tên, ngày sinh, địa chỉ, email,…). Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể bắt đầu phân nhóm khách hàng dựa theo các tiêu chí như theo giới tính, độ tuổi,…
Việc phân nhóm các khách hàng có cùng đặc điểm, sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch gửi các câu hỏi khảo sát và cung cấp đến họ các sản phẩm thật phù hợp. Các thao tác tìm kiếm, lọc danh sách khách hàng cũng được thực hiện nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, để cung cấp dịch vụ tốt nhất đến từng khách hàng, CRM còn hỗ trợ bạn phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý mỗi khách hàng. Toàn bộ lịch sử chăm sóc khách hàng sẽ được lưu lại, như vậy bạn có thể kiểm soát và kịp thời cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Ý tưởng có thể bắt nguồn từ các tạp chí nổi tiếng
Ngoài hai cách mà GoACADEMY đề cập ở trên, nếu muốn có một ý tưởng lớn hoàn hảo, bạn cũng có thể xem qua các tạp chí nổi tiếng. Bởi trong tạp chí sẽ có rất nhiều chi tiết có thể thôi thúc ý tưởng sáng tạo, và sẽ là yếu tố truyền cảm hứng cho bạn sản xuất ra một big idea thật bùng nổ so với các đối thủ cùng ngành.
Đây không chỉ là cách tạo ra ý tưởng tuyệt vời, mà còn là cách giúp bạn nghĩ ra một tiêu đề thật đặc biệt cho chiến dịch sắp tới. Hoặc bạn có thể tận dụng bìa tạp chí để có thêm ý tưởng và có cảm hứng sáng tạo nội dung. Vì một tiêu đề hay cũng góp phần tác động mạnh mẽ đến khách hàng, giúp họ thương hiệu của bạn in sâu vào tâm trí họ.
Lưu ý các yếu tố khi xây dựng big idea
Trong quá trình xây dựng big idea, bạn cũng nên lưu ý các yếu tố:
Về thời gian
Việc suy nghĩ ra một big idea đòi hỏi lượng thời gian lớn. Chẳng hạn như tại 3M, các nhóm kỹ thuật phân bổ đến 15% thời gian của họ cho các dự án mà họ chọn. Hay tại IBM có “Think Friday”, và nhân viên Pixar – họ có thể dành đến 4 giờ làm việc một tuần để tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc.
Về nhiệm vụ
Sáng tạo cần một mục tiêu cuối cùng và đích đến là xây dựng được một ý tưởng lớn. Như trong chiến dịch về vẻ đẹp đích thực của Dove đã được thúc đẩy bởi big idea được tuyên bố rằng “thế giới sẽ là một nơi tốt hơn nếu Dove có thể khiến nhiều phụ nữ cảm thấy đẹp hơn mỗi ngày”.
Chiến dịch đã tạo ra một nhiệm vụ là giúp cho nhiều chị em phụ nữ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình, thông qua việc khuyến khích họ chăm sóc bản thân nhiều hơn. Dove đã tác động tích cực đến lòng tự trọng của họ, từ đó giúp xây dựng mối liên hệ mạnh mẽ hơn với thương hiệu.
Về mục tiêu
Sáng tạo cũng cần một hướng đi rõ ràng và phải thật cẩn thận để đưa ra mục tiêu đúng đắn. Chẳng hạn như công ty đồ chơi dành cho trẻ em – Lego, họ đã lấy ý tưởng từ việc tìm hiểu khách hàng đam mê nhất điều gì để phát triển sản phẩm mới. Đồng thời, họ cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát để thực sự hiểu khách hàng mục tiêu, trước khi họ bắt tay vào việc đổi mới sản phẩm của mình.
Và Unilever cũng tương tự, họ có “Consumer Nation” – nơi nhân viên có cơ hội được trải nghiệm những gì khách hàng trải nghiệm. Họ sẽ được theo dõi và sau đó chia sẻ qua các bài học trong toàn tổ chức.
Về kỹ thuật
Đối với marketer sáng tạo, họ cần rất nhiều yếu tố nhưng trong đó yếu tố “cùng nhau” phát triển để cho ra đời những big idea là một lợi thế. Một số ví dụ điển hình như”
- Các nhóm làm việc tại Facebook, họ được làm việc tự do di chuyển xung quanh bàn làm việc và đồ nội thất của họ, tham gia các nhóm khác nhau để ấp ủ các idea mới và không gian sáng tạo để thúc đẩy ý tưởng cho họ.
- Hay tại British Airways đưa nhân viên lên máy bay – “một chuyến bay thí nghiệm đổi mới”. Nhằm giải quyết vấn đề nâng cấp kỹ thuật cho hãng, cũng như nâng cấp trải nghiệm cho khách hàng.
Kết luận
Nhìn chung, để tạo được một big idea không phải là điều dễ dàng, mà đòi hỏi các marketer cần tìm ra những chiến lược có thể tạo được lợi thế cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Hy vọng với những gì GoACADEMY tổng hợp về big idea là gì sẽ giúp bạn nắm được khái niệm cũng như cách xây dựng một big idea là gì. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tại GoACADEMY, để cập nhật các kiến thức và thông tin thật hữu ích bạn nhé.