Câu chuyện kinh doanh
Ý nghĩa và cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân
Doanh nghiệp thường sử dụng vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy tính toán chi phí sử dụng vốn là vô cùng quan trọng. WACC (Tỷ lệ Chi phí Trọng điểm trung bình của vốn) được sử dụng như một công cụ giúp nhà đầu tư đánh giá chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp, dựa trên tỷ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
Chi phí sử dụng vốn bình quân là gì?
Chi phí sử dụng vốn bình quân hay WACC là viết tắt của cụm từ “Weighted Average Cost of Capital” trong tiếng Anh. Đây là một phương pháp tính toán tối ưu các khoản chi phí của doanh nghiệp dựa trên tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng, bao gồm cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ.
Trong thực tế, doanh nghiệp cần huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu tài chính cho các hoạt động phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn lại có các mức chi phí sử dụng khác nhau. Do đó, việc xác định WACC sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính hợp lý và phù hợp với tình hình hiện tại.
Xem thêm: Có nên vay vốn ngân hàng khi kinh doanh? Thủ tục như thế nào?
Các tính chi phí sử dụng vốn bình quân
Doanh nghiệp có thể tính chi phí sử dụng vốn bình quân WACC của mình bằng cách nhân chi phí tương ứng của từng nguồn vốn (nợ và vốn chủ sở hữu) với trọng số tương ứng, sau đó tổng hợp các kết quả lại. Công thức chi tiết để tính WACC như sau:
WACC = (E/V) * Re + (D/V) * Rd * (1 – Tc)
Trong đó:
- E là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
- D là giá trị thị trường của các khoản nợ.
- V là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp (V = E + D).
- Re là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
- Rd là chi phí sử dụng nợ.
- Tc là thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trọng số E/V biểu thị tỷ trọng tài trợ từ vốn chủ sở hữu.
- Trọng số D/V biểu thị tỷ trọng tài trợ từ nợ.
Qua công thức này, WACC là một chỉ số tổng hợp thể hiện chi phí trung bình của vốn mà doanh nghiệp sử dụng, dựa trên sự kết hợp của vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Ví dụ minh họa về cách tính WACC
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về cách tính WACC, hãy cùng xem ví dụ cụ thể dưới đây:
Công ty M có tổng vốn là 10.000 triệu đồng và được hình thành từ các nguồn tài trợ sau:
- Vốn vay: 4.000 triệu đồng (40%).
- Vốn chủ sở hữu: 6.000 triệu đồng (60%).
- Tổng vốn: 10.000 triệu đồng (100%).
Dựa trên số liệu tính toán, ta biết chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10% mỗi năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4%. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% mỗi năm.
Khi đó, chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được tính như sau:
WACC = (60% x 13,4%) + {40% x 10% x (1-20%)} = 11,24%
WACC thể hiện chi phí trung bình của Công ty M để thu hút các nhà đầu tư và đáp ứng lợi nhuận mà họ mong đợi, dựa trên sức mạnh tài chính và rủi ro của công ty so với các cơ hội khác. Trong ví dụ này, WACC là 11,24%, bao gồm 8,04% chi phí vốn chủ sở hữu và 3,2% chi phí vốn vay.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Ý nghĩa của chi phí sử dụng vốn bình quân WACC
Tính toán WACC chính xác có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và mang ý nghĩa đặc biệt đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, theo đó:
Đối với doanh nghiệp
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC giúp doanh nghiệp tính toán chi phí cho mỗi khoản vốn được tài trợ, từ đó hiểu rõ hơn về tài nguyên vốn của mình. Hơn nữa, WACC còn hỗ trợ doanh nghiệp ước tính lợi nhuận mà các nhà cung cấp vốn, bao gồm người cho vay và chủ sở hữu vốn, có thể nhận được.
Quản lý doanh nghiệp sử dụng WACC để đưa ra các quyết định liên quan đến việc sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khác. WACC có liên quan mật thiết với tỷ lệ chiết khấu, do đó thường được áp dụng trong đánh giá dòng tiền rủi ro. Nếu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của một dự án thấp hơn WACC, doanh nghiệp không nên đầu tư mạnh vào dự án đó. Thay vào đó, nên mua lại cổ phiếu của chính mình hoặc trả cổ tức.
Đối với nhà đầu tư
Đối với các nhà đầu tư hoặc người cho vay, WACC đại diện cho chi phí cơ hội khi họ chấp nhận rủi ro đầu tư vào doanh nghiệp. Khi xác định giá trị của các khoản đầu tư, nhà đầu tư thường xem xét chỉ số WACC trước khi đưa ra quyết định về việc mua cổ phiếu để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Một số hạn chế của chỉ số WACC
Là một chỉ số hữu ích cho doanh nghiệp nhưng WACC cũng tồn tại một số hạn chế nhất định như:
- Tính toán WACC là một quá trình phức tạp: Để tính toán WACC hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư có kiến thức chuyên môn đáng kể. Điều này xuất phát từ sự phức tạp của công thức tính WACC, có nhiều biến số như chi phí vốn cổ phần và tính minh bạch trong việc định giá giá trị của công ty.
- Hạn chế thông tin công khai: Các công ty niêm yết thường có thông tin công khai rộng rãi, nhưng đối với các công ty tư nhân, thông tin thường thiếu sự minh bạch, điều này gây khó khăn trong việc tính toán WACC.
- Thay đổi cấu trúc vốn: WACC giả định rằng cấu trúc vốn của công ty không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, khi một dự án mới được thực hiện, cấu trúc vốn có thể thay đổi. Dự án mới có thể được tài trợ bằng nợ hoặc vốn chủ sở hữu, làm thay đổi cấu trúc vốn và WACC.
- Nguy cơ thao túng: Các công ty có thể sử dụng các chiêu trò để tăng nợ nhằm thao túng WACC. Trong trường hợp này, WACC sẽ giảm và độ chính xác của tính toán sẽ không cao. Điều này có thể tạo khó khăn cho nhà đầu tư khi phải đưa ra quyết định về đầu tư
Cách sử dụng WACC hiệu quả
WACC thường được các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá giá trị của các khoản đầu tư và đưa ra quyết định về việc mua cổ phiếu. Khi phân tích dòng tiền chiết khấu, chi phí sử dụng vốn bình quân có thể được sử dụng như tỷ lệ chiết khấu cho dòng tiền tương lai, từ đó xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chỉ số WACC còn được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá hiệu suất ROIC (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp).
- Tính toán giá trị kinh tế gia tăng (EVA): EVA = NOPAT – (Vốn đầu tư * WACC).
- Tỷ lệ chiết khấu trong tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV): NPV là phương pháp thông dụng để đánh giá khả năng sinh lợi của các khoản đầu tư. Trong quá trình tính toán NPV, WACC được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu để đánh giá giá trị hiện tại của tất cả dòng tiền tự do và giá trị đầu cuối.
Việc tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân cũng là cách góp phần giúp doanh nghiệp quản lý các khoản thu chi của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Và để tối ưu quy trình này, tính năng quản lý sổ quỹ toàn diện mà phần mềm GoSELL đang cung cấp sẽ là một lựa chọn mà doanh nghiệp kinh doanh đa kênh không thể bỏ qua.
Quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả với tính năng sổ quỹ của GoSELL
Là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện, GoSELL mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều cách giải pháp, tính năng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình kinh doanh đa kênh. Trong đó, tính năng sổ quỹ sẽ cho phép doanh nghiệp quản lý tối ưu các vấn đề tài chính kinh doanh, bán hàng đa kênh.
Theo đó, tính năng sổ quỹ của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm các giao dịch nhanh chóng đa kênh (cửa hàng, website, app, sàn TMĐT,…). trên cùng một hệ thống duy nhất với độ chính xác cao, nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Doanh nghiệp có thể ứng dụng tính năng này vào các nghiệp vụ kế toán như: Quản lý hóa đơn, Lập phiếu thu, phiếu chi từ nhiều nguồn, tạo biên lai cho đơn đặt hàng / đặt chỗ đã thanh toán trực tuyến nhằm hạn chế tối đa sai sót. Đặc biệt, mọi sự biến động của dòng tiền khi có phát sinh giao dịch đều được cập nhật và hiển thị trên màn hình giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý số dư đầu kỳ, tổng doanh thu, tổng chi phí, số dư cuối kỳ, các giao dịch phát sinh một cách dễ dàng.
Là một phần mềm hỗ trợ bán hàng đa kênh, doanh nghiệp có thể lọc và tìm kiếm các giao dịch từ nhiều kênh bán hàng trên giao diện sổ quỹ của GoSELL. Đây là được xem là tính năng giúp doanh nghiệp quản lý sổ quỹ đa kênh, đa chi nhánh hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Kết luận
Tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tối ưu những nguồn vốn mà mình đang đó. Dù kinh doanh ở lĩnh vực nào, quản lý tài chính luôn là một trong những yếu tố sống còn ảnh hưởng đến con đường kinh doanh của cả doanh nghiệp.