Câu chuyện kinh doanh
Các chiến lược định giá sản phẩm cho mọi doanh nghiệp
Định giá sản phẩm là một trong những quyết định mang tính bắt buộc mà bạn sẽ thực hiện với tư cách là chủ doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của doanh nghiệp cũng như khách hàng của bạn. Vậy định giá sản phẩm là gì mà lại có tầm quan trọng đến thế? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Định giá sản phẩm là gì?
Đây là quá trình xác định giá trị định lượng của sản phẩm dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài. Định giá sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công chung của doanh nghiệp, từ dòng tiền, tỷ suất lợi nhuận cho đến nhu cầu của khách hàng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những thay đổi nhỏ về giá có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận tới 20% hoặc 50%. Đó là lý do tại sao bạn rất dễ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các chiến lược về giá cả. Tuy nhiên, đừng để những vấn đề này khiến bạn chùn bước khi bắt đầu khởi động dự án. Hãy đọc đến cuối bài viết để cùng GoACADEMY tìm ra biện pháp giải quyết.
Tham khảo thêm: Công thức định giá sản phẩm: giá bán sỉ và giá bán lẻ
Các loại chi phí cấu thành giá sản phẩm
Quyết định chiến lược định giá sản phẩm không nên được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bạn nên xem xét một số yếu tố cốt lõi để xác định chiến lược định giá nào sẽ sử dụng. Các yếu tố đó là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Chi phí cố định
Chi phí cố định đôi khi còn được gọi là chi phí chung. Đây là những khoản chi thường không thay đổi theo từng tháng. Các loại chi phí cố định thường gặp bao gồm: tiền thuê văn phòng, thuê tài sản, tiền điện nước, tiền lương nhân viên,…
Đôi khi, chi phí cố định có thể sẽ thay đổi, bắt buộc bạn phải hạch toán chúng hàng tháng. Do đó, hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được định giá đủ để trang trải những chi phí định kỳ này.
Chi phí biến đổi
Bên cạnh chi phí cố định, các doanh nghiệp cũng nên xem xét về chi phí biến đổi. Đây là các khoản chi phí thay đổi liên quan đến các biến thể của hoạt động trong doanh nghiệp. Các loại chi phí biến đổi có thể kể đến như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiết khấu bán hàng, chi phí tiếp thị,…
Chi phí biến đổi thường phụ thuộc vào sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Trong trường hợp khối lượng sản xuất và sản lượng tăng lên, chi phí biến đổi cũng sẽ tăng.
Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả so với giá thực tế họ phải trả. Điều này đặt ra câu hỏi, “Khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn bao nhiêu tiền?”
Đôi khi, khách hàng trả ít tiền hơn mức họ thực sự có thể trả. Vì vậy, khi tiến hành định giá sản phẩm, hãy đảm bảo rằng vấn đề này không bị bạn bỏ quên.
Nhu cầu thị trường
Giá sản phẩm của bạn cũng phải phản ánh đúng nhu cầu thực tế của thị trường. Trong tháng này, bạn đang bán một sản phẩm hoặc dịch vụ rất được yêu thích. Tuy nhiên, vào tháng sau, nó lại trở nên hết hot và nhu cầu mua giảm dần. Nếu không phát hiện sớm điều này, rất có thể bạn phải đối mặt với tình trạng cung thừa so với cầu.
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo dõi xu hướng thị trường để có thể định giá sản phẩm của mình một cách khôn ngoan và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Giá vốn hàng bán
Một trong những yếu tố quan trọng không kém khi định giá sản phẩm đó chính là giá vốn hàng bán. Nhìn vào giá vốn hàng bán sẽ đánh giá được bạn đang chi bao nhiêu cho hàng tồn kho.
Giá vốn hàng bán thường áp dụng nhiều hơn cho các sản phẩm hữu hình bởi vì bạn luôn phải chi tiêu một số tiền nhất định để lưu kho, dự trữ.
Xem thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh
Khi nào là thời điểm thích hợp để định giá sản phẩm?
Định giá sản phẩm là một quá trình đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, đừng bao giờ suy nghĩ rằng công việc này chỉ cần làm duy nhất một lần trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. Điều đó hoàn toàn sai lầm, dễ gây ra những rủi ro không lường trước hoặc lợi nhuận không cao như kỳ vọng.
Sau đây, GoACADEMY sẽ gợi ý cho bạn một số trường hợp nên thực hiện định giá sản phẩm:
- Triển khai một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm mới.
- Tổng chi phí thay đổi (chi phí cố định, chi phí biến đổi).
- Tham gia một thị trường mới.
- Đối thủ cạnh tranh thay đổi giá.
- Nền kinh tế đang trải qua thời kỳ lạm phát hoặc suy thoái kinh tế.
- Thay đổi chiến lược kinh doanh mới.
- Khách hàng kiếm được nhiều tiền hơn nhờ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Các phương pháp định giá sản phẩm cơ bản
Định giá dựa trên giá trị
Khái niệm
Đây là phương pháp định giá dựa trên giá của sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp tin rằng khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm / dịch vụ đó. Định giá dựa trên giá trị là lựa chọn tốt nhất cho mọi công ty có thời gian và nguồn lực tốt.
Ưu điểm
- Giá cao hơn bình thường: Bạn có thể đặt giá cao ngay từ đầu. Sau đó, khi liên tục thêm giá trị cho sản phẩm của mình và tạo các tính năng bổ sung, bạn có thể điều chỉnh giá sản phẩm cho phù hợp.
- Được hỗ trợ bởi nghiên cứu: Vì phương pháp này được hỗ trợ bởi đội nghiên cứu sản phẩm nên nó sẽ giúp cho bạn có cái nhìn toàn cảnh bao quát hơn cùng những dữ liệu thực tế hữu ích.
- Liên tục cải tiến sản phẩm: Đối với phương pháp này, bạn sẽ phát triển các sản phẩm chất lượng cao hơn, vì bạn đã hiểu sâu hơn về những gì khách hàng tiềm năng muốn từ sản phẩm của bạn. Bạn có thể sử dụng quan điểm của khách hàng và giá trị cảm nhận của họ về sản phẩm để liên tục cải tiến và bổ sung các tính năng cho sản phẩm của bạn khi cần thiết.
- Dịch vụ khách hàng được ưu tiên: Dịch vụ khách hàng là trung tâm của chiến lược này. Vì bạn đang tiến hành nghiên cứu chặt chẽ dựa trên khách hàng của mình nên bạn sẽ ngày càng chú ý hơn đến nhu cầu của họ, đồng thời củng cố và xây dựng lòng tin từ họ.
Nhược điểm
- Yêu cầu thời gian và nguồn lực dồi dào: Việc phát triển một chiến lược dựa trên giá trị không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự cả một quá trình nghiên cứu lâu dài và nguồn ngân sách cao.
- Không chính xác: Định giá dựa trên giá trị là một phép tính dẫn bạn đến một con số xấp xỉ gần đúng. Do đó, trong một số trường hợp, nó có thể khác xa so với những gì bạn mong muốn.
Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh
Khái niệm
Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh là một chiến lược xem cấu trúc định giá của đối thủ cạnh tranh làm tiêu chuẩn cốt lõi để xây dựng chiến lược của riêng bạn. Nó liên quan đến việc xem xét xu hướng thị trường và điều chỉnh giá sản phẩm của bạn cho phù hợp.
Ưu điểm
- Tính dễ dàng: Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh không phải là một chiến lược định giá tốn quá nhiều công sức. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn và xác định giá trung bình. Bạn cũng hoàn toàn không cần phải khảo sát hoặc nghiên cứu khách hàng.
- Rủi ro thấp: Vì giá của bạn sẽ tương tự như đối thủ cạnh tranh, nên khách hàng sẽ không quá bận tâm về vấn đề này, đồng thời rủi ro được giữ ở mức thấp.
- Phát triển theo thị trường: Nó có khả năng phát triển theo thị trường vì bạn có thể chỉ cần thay đổi giá của mình khi nhận thấy thị trường thay đổi xung quanh bạn.
Nhược điểm
- Tách biệt khỏi các yếu tố khác: Vì chiến lược này dựa trên các đối thủ cạnh tranh của bạn nên nó sẽ loại bỏ hoàn toàn các yếu tố khác (nhu cầu khách hàng, giá trị sản phẩm,…).
- Tính linh hoạt hạn chế: Bạn đang giới hạn việc định giá của mình trong phạm vi hiểu biết của các đối thủ cạnh tranh. Rất có khả năng bạn sẽ thực hiện chiến lược sai lầm khi thực hiện phương pháp này vì đối thủ của bạn đã định giá sai.
- Loại bỏ khách hàng: Bạn hoàn toàn tách biệt khỏi nhu cầu của khách hàng và không nhận ra rằng mức độ sẵn sàng chi trả của họ có thể là một con số hoàn toàn khác so với giá sản phẩm mà bạn đưa ra.
Định giá cộng với chi phí
Khái niệm
Định giá cộng chi phí là chiến lược định giá dựa trên chi phí sản xuất và tỷ suất lợi nhuận mong muốn của bạn. Tất cả những gì nó đòi hỏi là tính các chi phí phát triển một sản phẩm, sau đó thêm một tỷ lệ phần trăm lên trên cho tỷ suất lợi nhuận của bạn.
Ưu điểm
- Dễ thực hiện: Định giá cộng với chi phí cho đến nay là chiến lược định giá sản phẩm dễ tính nhất. Nó chỉ liên quan đến hai biến số và không cần nghiên cứu gì cả.
- Tiết kiệm chi phí: Nhìn chung, chiến lược định giá sản phẩm này yêu cầu nguồn lực tối thiểu để thực hiện, ít chi phí nghiên cứu thị trường, tuy nhiên bạn phải cung cấp toàn bộ chi phí và tỷ lệ lợi nhuận nhất quán.
Nhược điểm
- Không kết hợp giá trị của khách hàng: Định giá cộng với chi phí không xem xét đến đối tượng khách hàng của bạn, điều này không hợp lý. Theo nguyên tắc, mọi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững đều phải xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
- Không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Vì chiến lược này không cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nên bạn sẽ hoàn toàn bỏ lỡ thông tin về họ.
GoSELL – Nền tảng hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh thành công
Để quản lý kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả, ngoài việc định giá đúng sản phẩm thì bạn cần có chiến lược phát triển doanh nghiệp toàn diện hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh online. Hiểu được nhu cầu đó, GoSELL đã và đang cung cấp 6 sản phẩm ưu việt hỗ trợ bạn giải quyết mọi khó khăn:
- GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử chỉ trong 10 phút. Website hỗ trợ hơn 40 tính năng tiện ích cho mọi lĩnh vực khác nhau (quản lý bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng,…).
- GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
- GoLEAD: Tạo landing page thu thập thông tin khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- GoSOCIAL: Quản lý bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Zalo. Đồng bộ quản lý tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi đang chat.
- GoPOS: Quản lý cửa hàng truyền thống hiện đại và chuyên nghiệp. Kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy POS quét mã vạch cầm tay, đầu đọc thẻ, máy in giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy.
- GoCALL: Tổng đài điện thoại VoIP, bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
GoACADEMY vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến các chiến lược định giá sản phẩm phổ biến hiện nay. Hy vọng chúng sẽ hữu ích với bạn trên hành trình kinh doanh trong tương lai. Chúc doanh nghiệp của bạn phát triển thành công và bền vững.