Câu chuyện kinh doanh
Bí quyết bán hàng cho người quen hiệu quả
Bán hàng cho người quen là quá trình dễ dàng hoặc cực kỳ khó khăn. Vậy làm thế nào để bạn có thể tăng cơ hội bán hàng hiệu quả, kể cả khi đó là những vị khách mà bạn hiểu rất rõ. Cùng GoACADEMY khám phá các bí quyết bán hàng cho người quen ngay bên dưới.
Các cách bán hàng cho người quen thành công
Nhằm giúp bạn thuận lợi bán hàng cho người quen, GoACADEMY gợi ý đến bạn các nguyên tắc sau:
Lan tỏa và sống trong câu chuyện của bạn
Vào năm 2015, mạng lưới marketing đã có hơn 20 triệu người tham gia và tính đến hiện nay, con số trên vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Điều này cũng cho thấy bạn không phải là người bán hàng duy nhất trong mạng lưới giới thiệu, quảng cáo sản phẩm hoặc chào hàng cho người quen.
Bạn cần phải thật khác biệt, tạo ra câu chuyện độc đáo về thương hiệu của bạn để thu hút khách hàng mục tiêu. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện thông qua một số câu hỏi như:
- Vì sao bạn lại chọn bán sản phẩm này?
- Sản phẩm đã làm thay đổi cuộc đời bạn ra sao?
- Tần suất sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Ngoài thu nhập kinh doanh, thì đối với bạn – sản phẩm này đáng giá thế nào?
Hiện nay các kênh truyền thông xã hội (Social Media) đang hoạt động rất mạnh mẽ, bạn cũng có thể tận dụng để đưa câu chuyện lên đây. Lưu ý hãy đảm bảo câu chuyện bạn rõ ràng, mạch lạc, nhất quán và không quá dài dòng, nhưng cũng đừng quá ngắn tránh sơ sài.
Đừng nhầm lẫn giữa thúc đẩy với lôi kéo
Khi bán hàng cho người quen, để khiến họ cảm thấy thoải mái và không khó chịu, bạn cần nắm rõ sự khác biệt giữa “thúc đẩy” và “lôi kéo”. Bởi lôi kéo khách hàng chưa bao giờ là một sáng kiến hay, mà bạn đang gây áp lực khiến họ phải mua sản phẩm của bạn.
Thay vì tập trung lôi kéo, bạn hãy thúc đẩy họ mua sản phẩm một cách khéo léo nhất. Bạn có thể quảng cáo sản phẩm của mình sao cho thật tinh tế và tự nhiên, để khách quen của bạn có thể tự do lựa chọn và chủ động liên hệ với bạn trong tâm thế vui vẻ.
Chẳng hạn như, thay vì tập trung gửi hàng loạt các email, nhắn tin, gọi điện đến khách quen để họ sử dụng sản phẩm. Thì bạn có thể thử đăng tải portfolio lên các nền tảng mà khách quen của bạn thường hay sử dụng để họ dễ nhìn thấy.
Như vậy sẽ khiến khách quen không cảm thấy quá áp lực khi phải lựa chọn giữa mua hoặc không mua sản phẩm của bạn. Tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại giữa bạn và họ, mà khả năng xây dựng lòng tin của họ đối với bạn cũng được nâng cao.
Tìm hiểu thêm: Sự hài lòng của khách hàng? Cách nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Nhất quán trong cách bán hàng với khách quen của bạn
Nhất quán trong cách bán hàng, đặc biệt là nhất quán trong việc định giá sản phẩm, sẽ trông bạn chuyên nghiệp hơn, củng cố lòng tin đối với khách quen lẫn các khách hàng tiềm năng khác. Bán hàng cho người quen không đồng nghĩa với việc bạn phải luôn giảm giá cho họ.
Thay vào đó, bạn hãy để họ tự tìm mã giảm giá cho bản thân bằng cách:
- Review các sản phẩm của bạn tích cực trên mạng xã hội và website để nhận được mã giảm giá.
- Like và share bài đăng trên Facebook để nhận mã giảm giá.
- Đăng ký email hoặc membership để nhận offer đặc biệt.
Bạn hãy cho khách quen của bạn biết rằng tất cả đặc quyền mà họ nhận được khi mua sản phẩm tại cửa hàng của bạn sẽ giống như các khách hàng khác. Điều này có vẻ khiến người quen của bạn không nhìn thấy các lợi ích khi họ mua sản phẩm của bạn.
Nhưng khi công việc và mối quan hệ với người quen được tách bạch rõ ràng, đây sẽ là nguồn động lực cho họ mang sản phẩm của bạn đến những người bạn, người xung quanh họ. Nhờ đó, bạn có thể bán được nhiều hàng hơn.
Cá nhân hóa trong hoạt động bán hàng
Mọi khách hàng từ khách quen cho đến các khách hàng thông thường, họ đều rất thích cảm giác mình là người đặc biệt, luôn muốn được quan tâm – chăm sóc. Để nuôi dưỡng cảm giác này và đảm bảo tất cả khách hàng đều được đối đãi bằng nhau, bạn hãy cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Bạn có thể thực hiện cá nhân hóa bằng cách sử dụng CRM – Tính năng quản lý khách hàng của GoSELL để thu thập dữ liệu khách hàng. Công việc quản lý và phân các đối tượng khách hàng theo từng nhóm khác nhau dựa theo sở thích, số lần mua sắm… cũng trở nên dễ dàng hơn.
Dựa vào nhóm khách hàng đã chia, bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, hoặc thực hiện các chiến lược marketing về sau phù hợp hơn. Ví dụ: Khuyến khích khách hàng thành viên tích điểm để nhận các khuyến mãi, tung ra các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá tương ứng với mỗi cấp bậc thành viên…
Hoặc nếu bạn kinh doanh đa kênh, chắc chắn các khách hàng sẽ đặt hàng, liên hệ tư vấn… đến từ nhiều kênh. CRM cũng sẽ hỗ trợ lưu trữ, đồng bộ tất cả thông tin khách hàng tại các kênh về một hệ thống duy nhất để quản lý.
Bạn có thể tham khảo thêm: Top 10 phần mềm CRM tốt nhất Việt Nam hiện nay
Quản lý các rủi ro
Nếu để khách quen của bạn cảm thấy không hài lòng về một điều gì đó thì sẽ còn tệ hơn một lời feedback từ khách hàng mới, chưa hiểu rõ cửa hàng của bạn. Bạn có thể “chữa cháy” bằng một số cách sau:
- Xin lỗi và cảm ơn: Thừa nhận lỗi về mình, chủ động sửa sai và cảm ơn họ vì những phản hồi, ý kiến mà họ đã đóng góp. Ai cũng sẽ và từng mắc sai lầm, nên bạn đừng nản chí mà hãy khiến họ thông cảm hơn cho bạn.
- Cam đoan sửa chữa các sai lầm và nhanh chóng cho họ thấy sự thay đổi của cửa hàng. Tuy nhiên, bạn không nên làm hài lòng họ bằng cách đánh đổi mục tiêu của mình. Nếu cần, bạn có thể thử thỏa hiệp với họ và nếu không đi đến thỏa hiệp chung, bạn có thể đưa ra chính sách hoàn tiền phù hợp.
- Nhắc nhớ khách hàng về mối quan hệ giữa bạn với họ để làm giảm sự căng thẳng trong thương vụ mua bán này. Nếu đó là gia đình, bạn có thể cảm ơn họ vì đã giúp đỡ bạn. Nếu đó là bạn bè, bạn hãy đảm bảo bạn không có ý định làm họ thất vọng, cũng như cảm họ đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm của bạn.
Tổng kết
Như vậy, GoACADEMY đã cung cấp đến bạn các thông tin khi bán hàng cho người quen. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm, tự tin xử lý các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo tại GoACADEMY để liên tục cập nhật các kiến thức mới bạn nhé!