Câu chuyện kinh doanh
Bí quyết mở quán phở nức tiếng khách đông nườm nượp
Trước khi bắt đầu kinh doanh một mô hình nào đó hay lĩnh vực nào đó, việc tham khảo và học hỏi những kinh nghiệm là điều vô cùng cần thiết. Mở quán phở để kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ. Nắm được các lưu ý hữu ích chắc chắn sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Cùng GoACADEMY tìm hiểu những bí quyết cần có để mở quán phở kinh doanh thật đông khách trong bài viết dưới đây.
Hình dung mô hình kinh doanh phù hợp
Đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, để có được ý tưởng phù hợp áp dụng vào mô hình kinh doanh hiệu quả bạn cần nắm chắc thị hiếu khách hàng. Đối với việc kinh doanh quán phở, việc này giúp xác định được những loại phở được ưa chuộng tại thị trường địa phương, tỷ lệ lợi nhuận cùng kinh nghiệm, năng lực tài chính để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Chẳng hạn bạn có ít vốn, có sẵn điểm bán gần trường học, khu văn phòng thì nên mở quán phở sáng, là nơi đông học sinh, sinh viên, dân công sở qua lại. Lúc này việc đầu tư vào chất lượng món ăn là điều quan trọng nhất, hạn chế chú trọng vào không gian, trang trí để giảm giá thành món ăn sẽ giúp thu hút khách hàng nhiều hơn.
Phác thảo kế hoạch kinh doanh chi tiết
Dù là kinh doanh quán phở quy mô nhỏ hay nhà hàng lớn thì việc lên kế hoạch chi tiết trước khi triển khai là điều mà bạn không thể bỏ qua. Một bản kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn với mọi tình huống có thể xảy ra.
Từng bước đi chắc chắn sẽ là khởi đầu không thể thuận lợi hơn để quy trình kinh doanh mở quán diễn ra thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, việc dự tính các chi phí cần có cũng cần được cân nhắc một các kỹ lưỡng ở từng hạng mục như:
- Chi phí thuê – cải tạo mặt bằng
- Chi phí trang trí quán
- Tất cả chi phí mua trang thiết bị (Bàn ghế, dụng cụ nấu nướng, bảo quản nguyên vật liệu)
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công: Nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân…
- Thuê nhân công
- Chi phí điện, nước
- Dự phòng rủi ro: Biến động giá gas, dầu, nguyên liệu, nhân viên nghỉ việc đột xuất, khách hàng phàn nàn, quán bị quá tải vào giờ cao điểm.
- Chi phí quản lý: Phần mềm quản lý quán ăn
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh chính là điều kiện cần để bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán phở của mình. Cụ thể, bạn sẽ cần xin cấp cá loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh thức uống có cồn (Nếu có) với các cơ quan có thẩm quyền.
Việc chuẩn bị đầy đủ giấy phép giúp quán hoạt động ổn định hơn, tránh trình trạng bị gián đoạn do quá trình kiểm tra của các cơ quan chức năng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Trang trí không gian quán theo phong cách riêng
Nếu bạn hướng đến các đối tượng khách hàng ưa thích thưởng thức món ăn ở các không gian độc đáo, việc đầu tư vào việc trang trí không gian là điều vô cùng cần thiết. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh quán ăn bởi một bộ phận khách hàng không chỉ muốn thưởng thức món ăn mà còn muốn thưởng thức trong không gian thoải mái, đúng sở thích và yêu cầu của họ.
Chính vì thế bạn cần tập trung vào trang trí quán sao cho thể hiện được ý tưởng mà quán đang hướng đến, đồng thời thu hút khách hàng. Mặc dù không cần quá cầu kỳ như trang trí nhà hàng hay quán cafe nhưng bạn cũng nên tạo thêm các điểm nhấn vào quán phở của mình. Đó có thể là việc trang trí tường bằng tranh ảnh, trang trí cửa ra vào bằng hình dán logo, trang trí quầy thu ngân bằng cách đặt trên đó một bể cá mini. Chỉ những chi tiết đơn giản cũng có thể khiến khách hàng thích thú và quay lại với quán ăn của bạn nhiều hơn.
Thiết kế menu món ăn bắt mắt
Menu của một quán phở thường sẽ không bao gồm quá nhiều món ăn bởi nó sẽ chỉ hiển thị các loại phở cũng như món vặt mà bạn cung cấp cho khách hàng. Tuy vậy, bạn cũng cần sắp xếp các món ăn một cách hợp lý để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn khi nhìn vào.
Đặc biệt khi kinh doanh quán phở, bạn có thể thêm các lựa chọn về kích thước phần ăn trong menu. Đây là cách giúp khách hàng có thể nhiều lựa chọn khi gọi món tại quán ăn của bạn. Bởi không phải ai cũng có thể ăn hết 1 phần lớn nếu không có lựa chọn nhỏ hơn.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết xây dựng thực đơn nhà hàng hoàn hảo, tăng doanh thu
Lên các kế hoạch tiếp thị
Đừng nghĩ rằng việc mở quán phở thì không cần chuẩn bị các kế hoạch marketing. Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng cần tiếp cận và thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, tiếp thị tốt chính là cơ sở để có thể cạnh tranh với các đối thủ đã có sẵn trên thị trường.
Để thực hiện các chiến lược marketing, bạn có thể tạo cho mình một website hoặc một fanpage trên facebook để khách hàng có thể tìm đến. Việc cập nhật các món ăn có trong menu, giới thiệu hình ảnh hấp dẫn cũng như các chương trình ưu đãi là cách giúp quán ăn của bạn đến gần hơn với khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể giúp quán ăn của mình trở nên đông khách khi mới khai trương bằng cách thực hiện một số chương trình marketing nhỏ để giúp có lượng khách đến ban đầu. Các chương trình này có thể là phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo, chương trình giảm giá, tặng voucher,…
Xem thêm: Những mẫu bài viết quảng cáo nhà hàng độc đáo, hấp dẫn thực khách
Quản lý tối ưu quy trình bán hàng
Khi đã đi vào vận hành kinh doanh, vấn đề quản lý bán hàng luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của quán ăn. Đặc biệt là khi kinh doanh trong ngành F&B, việc quản lý nguyên vật liệu, đơn hàng, doanh thu,… cần được chú trọng một cách nghiêm túc.
Trong giai đoạn chuyển đổi số như hiện nay, việc sử dụng phần mềm quản bán hàng là điều không còn xa lạ với các quán ăn, nhà hàng. Một phần mềm hiệu quả sẽ giúp quy trình bán hàng được diễn ra một cách chính xác và trơn tru nhất. Ở đó, GoF&B sẽ là giải pháp phù hợp không chỉ dành cho quán phở mà các các quán ăn, nhà hàng, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). GoF&B là phần mềm quản lý bán hàng được thiết kế dành riêng cho các quán ăn, quán cafe, nhà hàng kinh doanh trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). Khi mở quán phở để kinh doanh, bạn có thể sử dụng phần mềm GoF&B để quản lý quy trình kinh doanh của mình.
GoF&B – Phần mềm quản lý bán hàng tối ưu dành cho quán ăn của bạn
GoF&B mang đến tính năng quản lý nguyên vật liệu chính xác và vượt trội. Bằng cách cập nhật liên tục các loại nguyên liệu mỗi khi được sử dụng, quán ăn của bạn sẽ luôn nắm được số lượng từng loại nguyên liệu trong kho, kịp thời nhập hàng để không bị gián đoạn quy trình bán hàng.
Chưa dừng lại ở đó, phần mềm GoF&B còn cho phép quán ăn của bạn kết nối tài khoản với các thiết bị di động, giúp khách hàng chủ động gọi món ngay tại bàn. Với tính năng này, khách hàng có thể gọi món ngay tại bàn của mình mà không cần đến quầy gọi món hoặc cần nhân viên đến tận bàn. Phục vụ đúng món ăn đến với khách hàng cũng như tính tiền một cách chính xác.
Để mang lại thêm sự thuận tiện cho khách hàng, hệ thống của GoF&B cũng cho phép khách hàng thanh toán thông qua nhiều phương thức hiện đại như Thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card) gồm Visa/Mastercard/JCB, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử gồm VNPay/MoMo hoặc thanh toán tiền mặt tại khi thanh toán tại quầy. Với những phương thức thanh toán phổ biến được hỗ trợ, khách hàng cũng dễ dàng thanh toán hóa đơn thông qua phương thức thuận tiện nhất với mình.
Ngoài ra, GoF&B hỗ trợ tính năng đồng bộ dữ liệu món ăn, đơn hàng, khách hàng dành cho các quán ăn, nhà hàng hay quán cafe hoạt động kinh doanh đa kênh. Tiện ích đặc biệt này chắc chắn sẽ giúp quá trình thống kê, quản lý bán hàng và các hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiện lợi hơn rất nhiều.
Kết luận
Mở quán phở để kinh doanh là một mô hình kinh doanh tiềm năng trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). Việc nắm được các lưu ý trên chắn chắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp quá trình kinh doanh diễn ra một các tốt nhất. GoACADEMY chúc bạn kinh doanh thành công!