Câu chuyện kinh doanh
Khái niệm brand audit và 6 bước của quy trình kiểm toán thương hiệu
Trong quá trình xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không thể bỏ qua bước kiểm toán thương hiệu của mình. Vậy brand audit là gì và đâu là những bước cần có trong quy trình kiểm toán thương hiệu? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Brand audit là gì?
Brand audit hay kiểm toán thương hiệu là một cuộc kiểm tra sâu rộng về thương hiệu của bạn để xác định những điều bạn đang làm tốt, những điểm cần cải thiện và vị trí hiện tại của bạn trên thị trường so với đối thủ. Một cuộc kiểm toán thương hiệu bao gồm việc xem xét hai mặt chính là thương hiệu bên ngoài và thương hiệu bên trong của bạn, trong đó:
- Thương hiệu bên ngoài truyền đạt lời hứa của công ty đến khách hàng và thị trường mục tiêu của bạn.
- Thương hiệu bên trong cung cấp cho nhân viên của bạn các công cụ và tài nguyên cần thiết để thực hiện lời hứa đó và cung cấp dịch vụ và trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Quan trọng là thông điệp của thương hiệu cần phản ánh đúng với cả nhân viên của bạn. Với một đội ngũ nhân viên tin tưởng vào mục tiêu của doanh nghiệp, việc thực hiện lời hứa của thương hiệu với khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và trong một trường hợp nào đó, đội ngũ nhân viên đó có thể trở thành các đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp sau này.
Phát triển thương hiệu là một quá trình liên tục. Một quy trình brand audit là cách để xác định hướng đi để nâng cao hình ảnh kinh doanh của bạn, tăng cường nhận thức về thương hiệu trong lòng khách hàng.
Những yếu tố có trong brand audit
Một quy trình brand audit sẽ bao gồm hoạt động kiểm toán thương hiệu bên ngoài và thương hiệu bên trong. Theo đó, các yếu tố cụ thể bao gồm:
Thương hiệu bên ngoài gồm có:
- Định danh hình ảnh (logo, màu sắc, v.v.).
- Các chiến lược quảng cáo và marketing.
- Trang web.
- Sự hiện diện trên mạng xã hội.
Thương hiệu bên trong bao gồm:
- Đề xuất bán hàng độc đáo (USP).
- Định vị của thương hiệu.
- Giá trị và văn hóa của công ty.
Bằng cách xem xét cả hai phần chính của thương hiệu của bạn (cũng như của đối thủ), bạn có thể nhanh chóng xác định những lĩnh vực mà bạn đang thực hiện tốt và những lĩnh vực chưa tốt mà bạn có thể cải thiện.
Xem thêm: Rebranding và những bài học kinh nghiệm về tái cấu trúc thương hiệu
Các bước cần có trong quá trình brand audit
Sau đây là những bước cần có để một doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình kiểm toán thương hiệu:
Thiết kế một khung tiêu chuẩn kiểm toán
Có một khuôn khổ tiêu chuẩn để phân tích thương hiệu sẽ giúp bạn hướng đến quá trình kiểm toán thương hiệu một cách dễ dàng hơn. Để có thể tiến hành một cuộc kiểm toán, bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện là xây dựng một khung tiêu chuẩn về cách bạn sẽ tiến hành quá trình brand audit của mình.
Nhất là trong trường hợp bạn đang tiến hành một cuộc kiểm toán nội bộ, bạn cần một khung tiêu chuẩn để tuân theo và có thể được áp dụng vào thực tế. Nếu không có một khuôn khổ nhất định, bạn có thể dễ dàng mất tập trung vào các số liệu. Do đó, hãy tập trung vào dữ liệu thực sự có ý nghĩa đối với thương hiệu của mình.
Trước tiên hãy xác định khuôn khổ của thương hiệu với một danh sách những gì sẽ được kiểm tra và các phương pháp bạn sẽ sử dụng. Danh sách có thể bao gồm những yếu tố để kiểm tra thương hiệu bên trong lẫn bên ngoài.
Kiểm tra dữ liệu phân tích về website
Bạn có thể có thiết kế một website đẹp mắt, nhưng nếu nó không mang lại tỷ lệ chuyển đổi hoặc phục vụ khách hàng của bạn như kỳ vọng, việc tìm ra các vấn đề là điều cần được hướng đến.
Thực hiện những cuộc kiểm tra thông qua các công cụ web là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể sử dụng một nền tảng như Google Analytics sẽ cung cấp dữ liệu phân tích chi tiết về trang web, cả lịch sử và theo thời gian thực để sử dụng cho các đánh giá và hiểu rõ đối tượng khách hàng của bạn tốt hơn.
Các chỉ số phân tích trang web quan trọng cần xem xét trong một quá trình brand audit bao gồm:
- Lưu lượng truy cập: Có bao nhiêu người đến thăm trang web của bạn, và họ đến từ đâu?
- Lượt xem trang: Trang được xem bao nhiêu lần? Có trang nào nổi bật? Có trang nào được đánh giá là không phổ biến?
- Tỷ lệ thoát: Bao nhiêu người rời khỏi trang web của bạn ngay sau khi ghé thăm? Mất thời gian bao lâu để họ rời đi?
- Tỷ lệ chuyển đổi: Bao nhiêu hành động mục tiêu được khách hàng thực hiện trên trang web của bạn?
Khi thiết kế website bán hàng đa kênh cùng GoSELL, bạn cũng sẽ được hỗ trợ tích hợp với công cụ Google Analytics để thu thập và phân tích các chỉ số hiệu quả hơn. Ngoài ra, các công cụ như Google Tag Manager hay Facebook Pixel cũng được tích hợp để mang đến những lợi ích cho quá trình kinh doanh online của doanh nghiệp.
Phân tích các chỉ số bán hàng
Việc phân tích các thông số bán hàng có thể cung cấp rất nhiều thông tin về xu hướng của khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ở bước này, bạn sẽ cần nghiên cứu xem liệu bạn đã giữ vững lời hứa thương hiệu trong việc cung cấp những giá trị mà khách hàng muốn hay không? Hơn nữa, liệu bạn đã theo kịp với các đối thủ và sản phẩm/dịch vụ của họ hay chưa.
Một cái nhìn tổng quan về dữ liệu bán hàng của bạn sẽ cung cấp cái nhìn thực tế hơn về xu hướng mua sắm của khách hàng và giúp bạn điều chỉnh trọng tâm của mình. Một khi có thể trả lời những câu hỏi như: liệu có sự sụt giảm không bình thường nào trong doanh số bán hàng không? Vị trí mua hàng của người mua liệu có thay đổi? sẽ giúp bạn phân tích và hiểu rõ về thương hiệu của bạn và cách nó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong kinh doanh.
Trên hệ thống của phần mềm GoSELL, doanh nghiệp có thể thực hiện theo dõi, xuất báo cáo các chỉ số bán hàng vô cùng chi tiết để quản lý hiệu quả. Các chỉ số về đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận, tổng vốn, tổng đặt hàng hay báo cáo hành vi khách hàng sẽ giúp bạn phân tích tình hình kinh doanh một cách cụ thể trong từng giai đoạn. Việc phân chính chính xác từ các báo cáo của GoSELL sẽ giúp bạn có một cái nhìn bao quát hơn.
Xem thêm: Cách tính doanh thu bán hàng chuẩn chỉnh, đơn giản
Phân tích dữ liệu trên các nền tảng mạng xã hội
Mạng xã hội chứa đựng một kho tài nguyên thông tin về khách hàng của bạn mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Khách hàng mục tiêu của bạn có thể là những người thường xuyên tương tác với các kênh truyền thông xã hội của doanh nghiệp.
Dữ liệu này giúp bạn hiểu rõ hơn về khán giả của mình và tái đánh giá chiến lược giao tiếp trên mạng xã hội của bạn. Bên cạnh đó, việc tương tác cũng như chăm sóc khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội cũng giúp bạn đánh giá, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng của mình.
Với giải pháp quản lý bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội của GoSELL, doanh nghiệp có thể tương tác, chăm sóc và quản lý các đối tượng khách hàng trên nền tảng mạng xã hội Facebook hay Zalo một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, một số tính năng như Chatbot phản hồi bình luận khách hàng tự động hay Facebook Broadcast có thể giúp bạn thực hiện các chiến dịch tiếp thị tốt hơn trên các tài khoản mạng xã hội của mình.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Để có cái nhìn toàn diện về thị trường, bạn cần phải tìm hiểu xem đối thủ của bạn đang thực hiện tốt đến đâu từ góc độ thương hiệu. Họ viết về những nội dung gì? Thương hiệu của họ có được chú ý không? Họ đang hình thành các liên kết thương hiệu nào không?
Một số yếu tố bạn có thể nhìn một cách chủ quan, nhưng cũng có một số chỉ số bạn sẽ cần sử dụng các công cụ để phân tích sâu hơn về một thương hiệu. Các công cụ phân tích đối thủ như Ahrefs cung cấp dữ liệu dựa trên SEO và giúp bạn theo dõi đối thủ của bạn. Thu thập thông tin về lưu lượng truy cập tự nhiên và các từ khóa họ đang tập trung để xếp hạng, cũng như cách bạn thực hiện với các từ khóa đó.
Hoặc với giải pháp SEO tổng thể của GoSELL, bạn có thể được hỗ trợ phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch SEO cho chính thương hiệu quả mình. Không chỉ có thể bắt kịp các đối thủ lớn hơn, đây còn là giải pháp giúp bạn tăng phạm vi định vị thương hiệu khi có thể thực hiện SEO onpage lẫn offpage một cách hiệu quả.
Thu thập những phản hồi từ khách hàng
Để có thể tiếp cận và tư vấn tốt nhất với khách hàng của bạn, bạn sẽ cần phải tìm hiểu họ nghĩ và nói gì về thương hiệu của bạn.
Việc đi vào tâm trí của khách hàng để tìm hiểu điều gì thúc đẩy họ, điều gì làm họ hứng thú và điều gì ảnh hưởng đến quyết định của họ. Các cuộc thăm dò, khảo sát và Net Promoter Score (NPS) là các công cụ và chiến lược hữu ích bạn có thể sử dụng để thu thập thông tin khách hàng có giá trị khi phân tích thương hiệu.
Từ những phản hồi của khách hàng, các doanh nghiệp cũng sẽ có cơ sở để thực hiện quy trình brand audit cũng như các chiến lược tiếp thị phù hợp hơn. Các chiến dịch tiếp thị đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng đúng những gì khách hàng suy nghĩ sẽ là cách giúp định vị thương hiệu tốt hơn, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng trong suốt quá trình kinh doanh.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm được các bước trong một quy trình brand audit. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những câu chuyện kinh doanh mà GoSELL cung cấp để có thêm kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh đa kênh của mình.