Câu chuyện kinh doanh
Tổng hợp các loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Theo Luật doanh nghiệp số 59/2020 ban hành ngày 17/06/2020, thì hiện nay Việt Nam có 5 loại hình kinh doanh chủ yếu. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có một loại hình kinh doanh phù hợp, kèm với các điều kiện, nhu cầu và lĩnh vực mà họ chọn lựa. Vậy cụ thể đó là các loại hình kinh doanh nào? Cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay bên dưới.
Loại hình kinh doanh là gì?
Loại hình kinh doanh đề cập đến các hình thức hoạt động kinh doanh mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn xây dựng doanh nghiệp của mình. Hiện nay có rất nhiều các loại hình kinh doanh khác nhau, theo Luật doanh nghiệp 2020 gồm có các loại hình: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, công ty hợp danh và công ty hộ kinh doanh.
Xem thêm: 3 mô hình kinh doanh thương mại điện tử hái ra tiền ở Việt Nam
Các loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam
Sau đây là các loại hình kinh doanh thường gặp tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
Loại hình kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần
Đối với loại hình này, vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là các cá nhân hoặc tổ chức. Để thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp phải có tối thiểu là 3 cổ đông và không có giới hạn tối đa.
Trong đó sẽ gồm có ba loại cổ đông chinh là: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Cụ thể như sau:
- Cổ đông sẽ có quyền quyết định có chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác hay không, ngoại trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Thông thường, công ty cổ phần sẽ tổ chức hoạt động: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Nhưng nếu công ty có ít hơn 11 cổ đông và các cổ đông đó nắm giữ không quá 50% cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
- Công ty cổ phần cũng được xem là có tư cách pháp nhân khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Song, công ty cổ phần còn có thể huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu theo quy định về pháp luật chứng khoán.
Loại hình kinh doanh theo hình thức công ty TNHH (Trách Nhiệm Hữu Hạn)
Đây cũng là một trong các loại hình kinh doanh được khá nhiều doanh nghiệp chọn lựa, tuy nhiên loại hình này gồm có 2 hình thức chính là:
Loại hình kinh doanh theo hình thức công ty TNHH 1 thành viên
Là loại hình doanh nghiệp do cá nhân hoặc một tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu và góp vốn để thành lập. Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, thì vốn điều lệ của doanh nghiệp chính là tổng giá trị tài sản, do chủ sở hữu cam kết đóng góp và được ghi trong Điều lệ của công ty.
Dựa vào đó, chủ sở hữu phải đóng góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ vốn điều lệ theo như cam kết, thì chủ sở hữu cần đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn điều lệ.
Ngoài ra, nếu công ty hoạt động kinh doanh liên tục trong vòng 2 năm và đảm bảo không có các khoản nợ thì có quyền giảm vốn điều lệ. Trường hợp công ty muốn tăng vốn điều lệ thì cần thực hiện chuyển sang mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Lưu ý công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần, trừ khi công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần, tuy nhiên vẫn có thể phát hành trái phiếu.
Loại hình kinh doanh theo hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Là loại hình doanh nghiệp có từ 2 và không quá 50 thành viên là tổ chức, cá nhân để góp vốn thành lập. Các thành viên sẽ có trách nhiệm về khoản nợ, hoặc các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp, trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp.
Tức là khi công ty gặp vấn đề mà phải tuyên bố phá sản, tài sản của công ty không đủ để đền bù thiệt hại thì các thành viên của công ty sẽ chỉ mất số tiền tương đương với số vốn đã đóng góp vào công ty và không mất thêm bất kỳ tài sản nào khác. Điều này đã có quy định rõ trong điều khoản 47 Luật doanh nghiệp 2020.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng với loại hình này thì doanh nghiệp không được phát hành cổ phiếu trừ khi công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần.
Loại hình kinh doanh theo hình thức công ty tư nhân
Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng ra thành lập, có trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp đó. Đặc biệt, khác với các loại hình kinh doanh khác, đối với công ty tư nhân là mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 công ty duy nhất và chủ công ty không được làm chủ đồng thời nhiều công ty hay mô hình kinh doanh khác.
Công ty tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân, cũng không được tham gia trên sàn chứng khoán. Chủ sở hữu sẽ được quyền quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty, cũng như quyết định sử dụng khoản lợi nhuận kinh doanh như thế nào. Đồng thời, toàn bộ số vốn, tài sản, lợi nhuận của công ty sẽ được kiểm kê chi tiết trong báo cáo tài chính.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu cũng có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào công ty. Trường hợp giảm vốn đầu tư thì cần khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song song đó, chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn với công ty bằng tất cả tài sản của mình, kể cả các tài sản không gắn liền với hoạt động kinh doanh của công ty.
Loại hình kinh doanh theo hình thức công ty hợp danh
Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên (cá nhân), là chủ sở hữu chung của công ty và cùng kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm với công ty bằng tất cả số tài sản của mình.
Ngoài hai thành viên hợp danh, thì công ty có thể thêm thành viên góp vốn – họ chỉ cần chịu trách nhiệm với công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp. Tương tự như công ty tư nhân, công ty hợp danh cũng không có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký và không được phát hành chứng khoán.
Loại hình kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh
Đây là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ, do một cá nhân hoặc các thành viên trong một hộ gia đình đăng ký thành lập. Và sẽ có trách nhiệm vô hạn với công ty bằng tất cả số tài sản của mình. Đây là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ nhất so với 4 loại hình kể trên. Chủ sở hữu sẽ có quyền quyết định tất cả mọi thứ về công việc kinh doanh, từ địa điểm, lợi nhuận, cho đến cách thức vận hành.
Vừa rồi là các loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, mỗi loại hình đều có ưu – nhược điểm riêng. Là một chủ đầu tư, trước khi muốn tham gia bất kỳ loại hình nào, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ loại hình đó có phù hợp với các tiêu chí mà bạn đặt ra hay không, hay có phù hợp với nhu cầu để phát triển công ty hay không.
Sau khi đã lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp, việc bạn cần làm là bắt đầu đưa công ty đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc quản lý, thống nhất toàn bộ thông tin dữ liệu và bộ máy hoạt động của doanh nghiệp là điều không hề đơn giản. Bạn cần một giải pháp công nghệ để tối ưu công việc quản lý doanh nghiệp, trong đó phần mềm quản lý GoSELL sẽ là “cánh tay đắc lực” giúp bạn tự tin vận hành doanh nghiệp thành công.
Xem thêm: Kinh doanh hộ gia đình là gì? Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Tự tin vận hành doanh nghiệp của bạn với phần mềm quản lý GoSELL toàn diện
Phần mềm quản lý GoSELL có thể áp dụng cho nhiều loại hình kinh doanh khác nhau và hoạt động tốt trong mọi lĩnh vực. Phần mềm được tích hợp đa dạng tính năng ưu việt, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp bạn quản lý toàn bộ thông tin, sản phẩm, đơn hàng, nhân sự, khách hàng, tài chính của doanh nghiệp… một cách chặt chẽ.
Ngoài kinh doanh tại doanh nghiệp/cửa hàng trực tiếp, bạn có thể nắm bắt xu hướng và mở rộng kinh doanh trên các kênh khác. Điển hình như các kênh website, app bán hàng, hoặc trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA), hay trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok Shop)… Bằng cách sử dụng:
Bộ giải pháp xây dựng đa kênh của GoSELL
- GoWEB giúp bạn tự tay thiết kế website chuẩn thương mại điện tử, đảm bảo tích hợp đầy đủ các tính năng.
- GoAPP giúp bạn có ngay một ứng dụng bán hàng trên cả hai hệ điều hành Android và iOS.
- GoPOS giúp bạn quản lý hoạt động kinh doanh trực tuyến lẫn tại quầy được tối ưu tốt nhất.
- GoLEAD giúp bạn tạo ra một trang landing page, thu thập thông tin khách hàng tiềm năng dễ dàng.
- GoSOCIAL giúp bạn hỗ trợ, tư vấn khách hàng, tạo và lên đơn trực tiếp ngay trên khung chat ở cả 2 nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo.
- Và GoCALL giúp bạn xây dựng đội ngũ telesales chuyên nghiệp, hỗ trợ quản lý chất lượng cuộc gọi với chi phí tiết kiệm nhất.
Tối ưu quy trình quản lý đa kênh chỉ trên một hệ thống quản trị
GoSELL sẽ cung cấp đến bạn hơn 50 tính năng: quản lý dịch vụ, đơn hàng, nhân viên, chi nhánh, khách hàng… Tất cả sẽ được thiết kế đơn giản, dễ dùng và tập trung tại một hệ thống quản trị duy nhất. Nhờ đó, bạn có thể thao tác bất kỳ tính năng nào tùy theo nhu cầu, mà không phải mất quá nhiều thời gian để làm quen và khâu quản lý được thực hiện chính xác.
Thực hiện quảng bá doanh nghiệp với các công cụ marketing hiện đại
Nếu bạn có kế hoạch quảng bá doanh nghiệp của mình, GoSELL cung cấp đến bạn công cụ như tạo trang landing page để thu thập thông tin khách hàng, hay email marketing để gửi thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng… Nhằm giúp bạn tối ưu chi phí khi thực hiện chiến dịch marketing và giúp mối quan hệ giữa bạn với khách hàng thêm bền chặt.
Song song đó, để nắm bắt hành vi của khách hàng, nhằm điều chỉnh chiến dịch marketing cho phù hợp với nhu cầu của họ hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics, hoặc Facebook Pixel để có dữ liệu cụ thể.
Hy vọng với những tổng hợp về các loại hình kinh doanh phổ biến và một chút chia sẻ về giải pháp vận hành doanh nghiệp mà GoACADEMY đã chia sẻ ở trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ từng hình thức kinh doanh để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới tại GoACADEMY, để cập nhật các kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho công việc kinh doanh của mình, bạn nhé.