Câu chuyện kinh doanh
Cách tìm hiểu nhu cầu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh
Tìm hiểu và nắm rõ thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và bắt đầu kinh doanh. Ở bất kỳ một lĩnh vực nào, nhu cầu thị trường đóng vai trò thiết yếu trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Tuy vậy, việc xác định nhu cầu thị trường là không hề đơn giản, đây là quá trình đòi hỏi kinh nghiệm cũng như phương pháp nghiên cứu phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
Nhu cầu thị trường là gì?
Trước khi nói đến những cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường, đầu tiên bạn sẽ cần nắm rõ liệu nhu cầu thị trường là gì. Theo đó, nhu cầu thị trường (Market Demand) được hiểu là những yêu cầu, mong muốn của khách hàng đối với một dịch vụ hay sản phẩm nào đó trên thị trường.
Cụ thể hơn, nhu cầu được chia thành 3 cấp độ cụ thể: Cần (Need), Mong muốn (Want) và Nhu cầu (Demand), trong đó:
- Cần (Need): Đây là những nhu cầu tự nhiên của con người, có thể xem là những nhu cầu có sẵn mà không phải do ai đó tạo ra. Đây là những cảm giác thiếu thốn những thứ gì đó, mong muốn sử dụng dịch vụ hay sản phẩm để nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể trong cuộc sống.
- Mong muốn (Want): Khác với cấp độ đầu tiên, mong muốn ở đây chính là cách để cụ thể hóa nhu cầu tự nhiên của con người bằng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Mong muốn của khách hàng thường bị tác động mạnh bởi yếu tố văn hóa, môi trường và tính cách cá nhân.
- Nhu cầu (Demand): Đây được xem là nhu cầu của khách hàng đối với một sản phẩm/dịch vụ nào đó trên thị trường và có khả năng chi trả để sở hữu nó. Nhu cầu của khách hàng sẽ thường bị tác động bởi điều kiện kinh tế.
Quy trình dự báo nhu cầu thị trường
Dự báo về nhu cầu thị trường là một trong những bước vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing của một doanh nghiệp. Trên thực tế, một quy trình dự báo nhu cầu có thể sẽ cần thực hiện 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định thị trường tiềm năng
Trước tiên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xác định thị trường tiềm năng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Thị trường tiềm năng có thể là một thị trường phù hợp, bao quát được toàn bộ người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể hướng đến.
Khi xác định thị trường, doanh nghiệp cần chú ý đến các sản phẩm thay thế bởi nhu cầu về sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi và thường bị tác động bởi giá cả hay tác động xã hội.
Để xác định thị trường tiềm năng một cách dễ dàng, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp phân tích thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu. Nghiên cứu, phân tích thị trường một cách chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất có thể.
Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu phù hợp
Bước 2: Phân chia tổng nhu cầu vào các thành phần chính của nó
Tiếp theo trong quá trình dự báo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần phải phân chia tổng nhu cầu của thị trường vào các thành phần chính của nó để nhằm mục đích xem xét, đánh giá và đưa ra các phán đoán về các phân khúc thay thế.
Bước 3: Dự đoán các yếu tố tác động đến nhu cầu thị trường
Sau khi đã có số liệu thống kê liên quan đến nhu cầu thị trường, người quản lý doanh nghiệp cần đưa ra nhận định, phán đoán của mình về nguyên nhân gây ra các sự thay đổi về nhu cầu trong quá khứ. Từ đó, có thể căn cứ vào báo cáo để đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 4: Phân tích độ nhạy
Trong một số trường hợp, việc giả định nhu cầu thị trường ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế vĩ mô và sự phát triển của thị trường đôi khi cho ra kết quả không chính xác và gây hiểu lầm. Vì vậy, việc phân tích độ nhạy sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn bằng cách thay đổi các giả định và định lượng về sự tác động của chúng đối với nhu cầu của thị trường.
Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường
Để nghiên cứu nhu cầu của thị trường một cách chính xác, mang lại lợi ích trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần áp dụng những phương pháp phù hợp. Sau đây là những phương pháp giúp doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách hiệu quả được nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau sử dụng.
Quan sát hành vi người tiêu dùng
Khách hàng chính là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy khách hàng phải luôn là người đưa ra những ý kiến khách quan và chính xác nhất về những hạn chế, nhược điểm mà họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Việc quan sát hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
Đây được xem là bước vô cùng quan trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cũng như các chiến lược marketing – bán hàng của doanh nghiệp. Quan sát được hành vi người tiêu dùng sẽ là tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể nghiên cứu chi tiết hơn về nhu cầu chung của thị trường.
Xem thêm: Cách nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiệu quả nhất
Thử nghiệm các sản phẩm mẫu
Một trong những cách hiệu quả để doanh nghiệp có thể đánh giá nhu cầu của thị trường, phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty đó chính là sử dụng các sản phẩm mẫu, các sản phẩm dùng thử. Với các chiến lược này, doanh nghiệp có thể theo dõi và nắm được thái độ, phản ứng của doanh nghiệp đối với các sản phẩm, dịch vụ tương tự. Từ những ý kiến có được, doanh nghiệp có thể điều chỉnh phù hợp các đặc tính sản phẩm, chiến lược giá cũng như kế hoạch marketing theo từng giai đoạn để phù hợp nhất với nhu cầu thị trường.
Triển khai các nhóm trọng điểm
Bên cạnh việc khảo sát nhu cầu của khách hàng trên thị trường thì doanh nghiệp có thể triển khai các nhóm trọng điểm để thảo luận về chất lượng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ để giúp doanh nghiệp đưa ra các nghiên cứu và nhu cầu thị trường một cách chính xác.
Mở cuộc khảo sát
Một cách hiệu quả khác để nghiên cứu cụ thể nhu cầu của thị trường chính là mở các cuộc khảo sát. Việc thăm dò ý kiến, phản hồi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về thái độ của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mà họ sẽ cung cấp. Các cuộc khảo sát có thể được triển khai thông qua các cuộc khảo sát bằng email, điện thoại hay khảo sát trực tiếp…
Trong đó, gửi email đến khách hàng chính là một phương pháp hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Không chỉ có thể thực hiện các cuộc khảo sát, email marketing cần giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn, mang những thông hữu ích đến với khách hàng một cách nhanh chóng và trực tiếp.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng giải pháp quản lý bán hàng GoSELL, quá trình này còn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp gửi email marketing đến đồng loạt các tài khoản của khách hàng được lưu trữ trên hệ thống, cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Tiếp cận khách hàng tốt hơn với tính năng Email Marketing của GoSELL
Giải pháp quản lý bán hàng GoSELL
GoSELL là một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp khi kinh doanh, bán hàng trong giai đoạn chuyển đổi số. Không chỉ tối ưu quá trình bán hàng tại các cửa hàng, chi nhánh trực tiếp, GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng một cách hiệu quả trên online như website, app bán hàng, các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, GoMUA hay cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo OA.
Trong quá trình kinh doanh, bán hàng đa kênh OAO (Online và Offline), khách hàng có thể được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Với tính năng Email Marketing của GoSELL, doanh nghiệp không chỉ tiếp cận, cung cấp thông tin khuyến mãi đến với khách hàng mà còn có thể thực hiện các chiến dịch remarketing, chăm sóc khách hàng một cách vô cùng hiệu quả.
Tính năng Email Marketing giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng của mình
Cụ thể, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo các mẫu email marketing với nội dung và giao diện tùy chỉnh, phù hợp với mục đích của từng chiến dịch tiếp thị. Bạn có thể nhanh chóng lựa chọn, thiết lập và gửi email đồng loạt đến một hoặc nhiều đối tượng khách hàng khác nhau được lưu trong hệ thống. GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp tạo các chiến dịch email marketing với nhiều mục tiêu khác nhau theo từng nhu cầu của thị trường như dạng email chào mừng, bản tin, bán hàng, thông báo chương trình khuyến mãi…
Với kho giao diện phong phú, doanh nghiệp có thể thỏa thích lựa chọn mẫu và chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu. Các mẫu email sẵn có của GoSELL cũng phù hợp với đa dạng các ngành nghề khác nhau như: Trang sức, đồ gia dụng, mỹ phẩm… Đặc biệt, giao diện các email marketing cũng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Với tính năng email marketing, doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, Flash sale một cách dễ dàng để gia tăng doanh thu nhanh chóng. Bên cạnh đó, email marketing còn là một công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.
Kết luận
Không quá khi nói rằng email marketing là một tính năng vô cùng hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh, marketing để bắt kịp nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo những tính năng hiệu quả khác của GoSELL ngay!