Câu chuyện kinh doanh
Câu chuyện thương hiệu tác động đến tâm lý khách hàng như thế nào?
Những người làm Marketing nhận ra rằng: Brand Story – truyền tải thông điệp tiếp thị thông qua hình thức kể chuyện là cách thức nhanh nhất để khách hàng ghi nhớ thương hiệu và xây dựng mối quan hệ khăng khít với họ.
Câu chuyện thương hiệu là gì?
Câu chuyện thương hiệu hay còn biết là Brand Story, nó được hiểu theo cách đơn giản là câu chuyện được kể về chính thương hiệu đó. Kể từ thời điểm doanh nghiệp đó mới thành lập và quá trình theo đuổi mục tiêu cho đến lúc phát triển và gặt hái được thành công rực rỡ.
Cũng như các nội dung sách báo hay phim ảnh, khi doanh nghiệp sở hữu một Brand story hấp dẫn và lôi cuốn thì tự khắc khách hàng sẽ ghi nhớ đến thương hiệu của bạn. Và đặc biệt là những người thật sự quan tâm đến thương hiệu của bạn như một người bạn thực sự thân thiết.
Brand Story yếu tố kết nối con người
Bản chất của việc xây dựng mối quan hệ là con người cần thấu hiểu về nhau. Tương tự đó, nếu khách hàng không hiểu rõ về câu chuyện của doanh nghiệp, họ sẽ chẳng thể có một chút tin tưởng nào để đưa ra một quyết định việc mua hàng đôi khi nó chỉ là vấn đề xui rủi.
Vì vậy, câu chuyện thương hiệu được sinh ra chính là để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Brand story được xem là yếu xuất hiện từ khá lâu có thể là hàng thập kỷ, những câu chuyện chính là các để lưu giữ lịch sử, tạo được sự sôi nổi và là cầu nối giữa người với người.
Bản năng tò mò luôn khiến cho người dùng có xu hướng lắng nghe và tìm hiểu những câu chuyện. Những câu tác động đến cảm xúc, khiến chúng ta xúc động hay những câu chuyện đem đến cảm giác hạnh phúc, truyền cảm hứng cho người nghe nhằm thay đổi và thực hiện hành động. Nhưng, để những điều này xảy ra brand story luôn cần có ý nghĩa nhất định.
Bản chất của Brand story
Brand story cần làm rõ những vấn đề như:
- Doanh nghiệp đang kinh doanh gì?
- Công việc kinh doanh như thế nào?
- Tại sao doanh nghiệp xây dựng và phát triển theo hướng đó?
Doanh nghiệp kinh doanh gì và kinh doanh như thế nào, khá dễ để trả lời câu hỏi này: Doanh nghiệp hiểu về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang cung cấp và chắc chắn là hiểu được cách thực hiện công việc kinh doanh. Nhưng tại sao thì không dễ để trả lời nó, chắc chắn không thể nói thẳng thừng vì lợi nhuận, vì đây là lý do cơ bản của mọi doanh nghiệp.
Thay vào đó, câu hỏi “Tại sao” này cần được diễn giải một cách sâu sắc hơn. Câu trả lời cho câu hỏi này chính là cách để xây dựng niềm tin từ phía khách hàng, và khi niềm tin được xây dựng đủ lớn và chắc chắn, thì đó là lúc mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người mua được gắn kết.
Ngoài kia, chúng ta có vô vàn doanh nghiệp như: kinh doanh váy cưới, kinh doanh đồ dùng học tập, kinh doanh nội thất,…nhưng tuyệt nhiên không một doanh nghiệp nào có cùng câu trả lời cho câu hỏi “tại sao”. Mỗi doanh nghiệp sẽ mang một câu chuyện khác nhau. Quan trọng là doanh nghiệp cần diễn giải câu chuyện theo cách riêng của mình và đưa ra bên ngoài để thu hút những người dùng có chung hệ giá trị và niềm tin.
5 Tips cân lưu ý khi xây dựng câu chuyện thương hiệu
Một câu chuyện thương hiệu cần có nút thắt và gỡ rối những nút thắt đó như thế nào. Dưới đây là 5 tiêu chí để doanh nghiệp có thể xây dựng brand story thu hút và truyền cảm xúc.
Hãy thành thật với chính mình và khách hàng
Bạn không thể đánh lừa người tiêu dùng. Vì với sự phát triển của công nghệ ngày nay, mọi thứ hầu hết sẽ được trưng bày trên internet. Vì vậy, mọi ý định không tốt đều có thể bị vạch trần bất cứ lúc nào.
Do đó, doanh nghiệp nên tìm ra hướng giải trình cũng như những vấn đề không hay đã xảy ra (nếu có). Hãy tập trung vào những chính sách công ty đang áp dụng, cả trong cách sản xuất cho đến vận hành doanh nghiệp. Đừng ngại ngần về việc tiết lộ chất liệu hay cách tạo ra thành phẩm. Thậm chí là những tính năng hay tác dụng phụ không mong muốn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng nên tạo được sự minh bạch khi nói về lịch sử kinh doanh, cách doanh nghiệp bắt đầu hay nỗ lực để đạt được thành quả. Có thể sáng tạo thêm một chút để tạo được độ hấp dẫn và truyền được cảm hứng. Tuy nhiên, hãy nhớ đảm bảo được tính nhất quán trong câu chuyện thương hiệu phát ra. Brand story cũng cần có độ liên quan nhất định với lời hứa thương hiệu (Brand Promise).
Câu chuyện nên xoay quanh yếu tố con người
Nếu câu chuyện đề cập quá nhiều về sản phẩm và vô vàn những lợi ích mà nó mang lại, người dùng sẽ có cảm giác thương hiệu đang kể lể quá và khoe khoang quá nhiều, từ đó họ không thể tìm được mối liên kết với thương hiệu.
Hãy tìm ra cách kết nối với khách hàng ở những tầng sâu hơn, thể hiện sự quan tâm của thương hiệu đến với khó khăn, nhu cầu và mong muốn của khách hàng, hầu hết những điều này sẽ xuất phát từ những vấn đề hàng ngày của con người.
Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp người dùng giải quyết được những vấn đề nào của họ, họ có cảm thấy bản thân tốt hơn sau khi sử dụng những sản phẩm/dịch vụ của brand hay không? Hãy liên tục nghĩ đến những vấn đề cụ thể và tìm ra hướng giải quyết cho khách hàng.
Xây dựng một câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc và theo xu hướng
Dù doanh nghiệp đang đánh vào thị trường ngách nào, khách hàng cũng có vô vàn những lựa chọn và ưu đãi. Điểm khác biệt để thuyết phục họ chính là những giá trị sâu sắc của thương hiệu, hoặc là những cảm giác khác biệt thương hiệu tạo nên khi dùng thử sản phẩm của hãng.
Vì vậy, thương hiệu cần dành ra thời gian để nghiên cứu và quan sát về những xu hướng sắp tới, hay các vấn đề xã hội đang thay đổi như: tình hình kinh tế, sự đổi mới, những thay đổi trong ngành,… Hãy liên kết câu chuyện thương hiệu với những vấn đề vĩ mô như vậy.
Hãy nhìn vào những ví dụ điển hình về: Jane Fonda’s Workout và sự khởi xướng trào lưu tập aerobics riêng tư tại nhà những năm 80s. Chính Fonda đã sử dụng việc băng cassette phát triển mạnh bấy giờ để thúc đẩy trào lưu đó.
Brand story nên mang tính úp mở
Khi kể câu chuyện cho khách hàng, doanh nghiệp hãy tránh những biệt ngữ hay những khái niệm khó hiểu, những từ ngữ quá phức tạp với số đông. Như vậy, giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải sẽ có thể tiếp cận được nhiều người nhất có thể.
Tuy nhiên, quá nhiều cũng sẽ dễ dàng chán. Thi thoảng, nên có những điều úp mở mới lạ để khơi dậy cho khách hàng sự chú ý. Hãy phát ra thông điệp một cách tinh tế để mời gọi người tiêu dùng đi sâu vào và tự khám phá sản phẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các chiến lược xúc tiến xây dựng thương hiệu thành công hiện nay
Cách doanh nghiệp vực dậy
Các một doanh nghiệp vực dậy lý tưởng là không bao giờ lỗi thời. Ai cũng thích những nhân vật truyền cảm hứng và giúp mọi người tin vào bản thân mình hơn. Vì vậy, thương hiệu hãy xem khách hàng mục tiêu đang gặp vấn đề gì, từ đó đứng lên như một người hùng và chiến đấu cho những điều quan trọng của họ.
Hãng kem Ben & Jerry’s được biết tới vì đã đứng lên cho phong trào Black Lives Matter, đưa luôn hình ảnh và khẩu hiệu tuyên truyền vào bao bì sản phẩm của mình.
Khi tiếp xúc với các website thương hiệu lớn, thường chúng ta sẽ thấy được những câu chuyện thương hiệu sẽ được các doanh nghiệp truyền tải thông qua nền tảng website chính của họ. Hiện nay, Website là nơi mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng để kết nối với khách hàng và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của họ. Branding story giúp cho trang web của doanh nghiệp trở nên thú vị và ấn tượng, giúp đơn giản hóa trải nghiệm cho người dùng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Có thể thấy website là một trong những kênh giúp lan tỏa câu chuyện hiệu quả nhất. Và các câu chuyện thường sẽ được đăng tải trực tiếp lên trang web nhằm tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất có thể. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần tạo trang web.
Hỗ trợ xây dựng câu chuyện thương hiệu qua website hiệu quả hơn
GoWEB giúp xây dựng website mang thương hiệu của doanh nghiệp, giao diện đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa, giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng trên chính website của bạn, cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Bên cạnh đó, website giúp doanh nghiệp có thể truyền tải câu chuyện của mình một cách dễ dàng và tiếp cận đến sản phẩm/dịch vụ bao gồm mô tả một cách nhanh chóng.
Các tính năng giúp truyền tải Brand story hiệu quả hơn
- Với tính năng Blogs cho phép truyền tải những kiến thức hữu ích, thông tin về sản phẩm/dịch vụ hay câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng truy cập nhằm chuyển họ thành khách hàng tiềm năng.
- Với tính năng SEO được tích hợp sẵn trên GoWEB giúp cho câu chuyện doanh nghiệp trên website có thể tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn, giúp khách hàng có thể tìm thấy website của bạn dễ dàng và nhờ đó gia tăng doanh số hiệu quả.
- Tính năng Google Analytics, giúp doanh nghiệp có thể đo lường, phân tích hàng vi người dùng. Thông qua đó, có thể hiểu được những phản ứng của khách hàng với câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, GoWEB còn có tích hợp các tính năng khác như: tạo khuyến mãi, quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng trên đa kênh, tích hợp thanh toán và vận chuyển, tạo email marketing và báo cáo doanh thu, giúp công việc kinh doanh được quản lý hiệu quả hơn.
Kết luận
Câu chuyện thương hiệu là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, brand story sẽ giúp doanh nghiệp đến với những khách hàng chân thực và mang thương hiệu đi vào tâm trí của họ. GoSELL mong rằng những chia sẻ trên thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!