Câu chuyện kinh doanh
Ý nghĩa và công thức tính thu nhập ròng trong doanh nghiệp
Thu nhập ròng là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc phân tích thu nhập ròng sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm được tiềm năng thu nhập của mình, xác định các thay đổi trong tương lai, đồng thời điều chỉnh các hoạt động trong doanh nghiệp để thu về kết quả tốt nhất. Sau đây, hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu về khái niệm thu nhập ròng là gì, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này nhé.
Khái niệm về thu nhập ròng
Thu nhập ròng trong tiếng Anh là Net Income hay Net Earnings hay Net Profit, viết tắt là NI.
Thu nhập ròng là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. Đây là một chỉ số thường xuất hiện trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp và cũng là chỉ số giúp các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng và lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Net Income được thể hiện cuối cùng của báo cáo thu nhập, nên còn được gọi là “dòng mấu chốt” khi tất cả các chi phí, lãi và thuế đã được trừ vào doanh thu.
Ý nghĩa của thu nhập ròng trong hoạt động kinh doanh
Thu nhập ròng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Cụ thể:
- Phản ánh tình hình tài chính, khả năng tái đầu tư và chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
- Là giá trị hữu ích đối với các nhà đầu tư nhằm đánh giá xem có bao nhiêu doanh thu đã vượt quá chi phí của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
- Theo dõi sự biến động, tăng giảm của lợi nhuận ròng để đánh giá các hoạt động hiện tại và dự báo lợi nhuận dựa trên doanh thu.
- Biết được giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra nhận định về tình hình lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh.
- Khi giá trị sau thuế và các khoản phí lớn hơn 0, biên độ càng lớn thì doanh nghiệp càng lãi và ngược lại. Điều này giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch, hướng phát triển trong tương lai một cách tốt hơn để mang về lợi nhuận cao nhất.
Tham khảo thêm: Lợi nhuận thuần – Khái niệm, cách tính và phương pháp tối ưu
Công thức tính thu nhập ròng của doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán, thu nhập ròng sẽ được tính bằng công thức sau đây:
Thu nhập ròng (NI) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí |
Trong đó:
- Tổng doanh thu = Doanh thu thuần + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường.
- Tổng chi phí = Tổng chi phí gồm các khoản như: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí marketing, bán hàng, chi phí bất thường hay các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp.
Ví dụ: Một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thời trang có doanh thu thuần trong năm 2022 là 13 tỷ đồng. Cũng trong năm đó, công ty đã thanh toán các khoản chi phí sau: Giá vốn hàng bán (5 tỷ đồng), chi phí bán hàng (500 triệu đồng), chi phí marketing (1 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (1.5 tỷ đồng), thuế thu nhập (1 tỷ đồng) và chi phí lãi vay (800 triệu đồng). Áp dụng công thức, ta có:
Thu nhập ròng (NI) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
= 13.000 – (5000 + 500 + 1.000 + 1500 + 1000 + 800) = 3.200 |
Vậy thu nhập ròng của công ty trong năm 2022 là 3 tỷ 200 triệu đồng.
Tham khảo thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh
So sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần
Rất nhiều nhà quản trị thường nhầm lẫn hai định nghĩa này với nhau. Tuy nhiên, về bản chất, chúng hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể theo dõi những gợi ý sau đến từ GoSELL để hiểu thêm về thu nhập ròng và thu nhập thuần nhé.
Về khái niệm
- Thu nhập ròng là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác.
- Thu nhập thuần hay doanh thu thuần, là khoản doanh thu đã trừ đi tất cả các khoản khấu hao như thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thừa tiền lãi, đơn hàng bị trả lại.
Về bản chất
- Thu nhập ròng chính là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Thu nhập thuần chính là lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận trước khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp).
Về công thức
- Thu nhập ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Thu nhập thuần = Tổng doanh thu – Hoa hồng bán hàng – Giảm giá hàng bán – Hàng bán bị trả lại – Thuế gián thu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập ròng thường bị chi phối bởi các yếu tố sau đây:
- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Khoản chi phí này càng cao thì thu nhập ròng càng thấp. Do đó, doanh nghiệp cần có những biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý sao cho tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp luôn thấp hơn 30% tổng doanh thu.
- Giá gốc sản phẩm: Giá nhập hàng càng thấp thì lãi ròng càng cao. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên đa dạng hóa nguồn cung, tìm kiếm những nhà cung cấp có giá thành thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là yếu tố cố định và đã được Nhà Nước quy định rõ ràng. Để tăng thu nhập ròng, doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao giá bán sản phẩm hoặc tiết kiệm chi phí hợp lý.
Trên thực tế, để xác định thu nhập ròng, doanh nghiệp cần tính toán các chỉ số liên quan như tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, thuế thu nhập… Nếu như tính toán theo kiểu truyền thống qua sổ sách hay Excel vẫn không đủ đảm bảo độ chính xác do yếu tố chủ quan của con người. Do đó, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm để hỗ trợ quản lý bán hàng cũng như theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Theo dõi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với tính năng Phân tích báo cáo và Sổ quỹ của GoSELL
Với tính năng phân tích báo cáo, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. Trên màn hình hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ những chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng đơn hàng, giá trị đơn hàng trung bình, tổng vốn, giảm giá, đơn trả hàng…
Tất cả đều được tính toán tự động và hiển thị rõ ràng để người bán dễ dàng theo dõi nhất. Qua đó, bạn có thể ước tính được thu nhập ròng cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách dễ dàng và trực quan nhất.
Ngoài ra, với tính năng Phân tích báo cáo, bạn còn có thể theo dõi:
Báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh
- Các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA).
- Báo cáo doanh thu theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội)
- Báo cáo doanh thu theo từng chi nhánh.
Phân tích doanh thu theo đơn hàng
- Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
- Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy).
- Lọc báo cáo doanh thu theo phương thức thanh toán của đơn hàng (thanh toán khi nhận hàng, tiền mặt, VISA / ATM, chuyển khoản ngân hàng).
Phân tích doanh thu dịch vụ đặt chỗ
- Cho phép theo dõi các chỉ số sau trên báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ (doanh thu của tất cả dịch vụ, doanh thu dịch vụ đã hoàn thành, giá trị trung bình của tất cả dịch vụ, doanh thu chờ xử lý…).
- Phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ theo từng chi nhánh cụ thể.
- Cho phép xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
Hỗ trợ các hoạt động khác cho doanh nghiệp
- Phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
- Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
- Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.
Tính năng Sổ Quỹ
Bên cạnh các chỉ số tài chính, thì dòng tiền cũng một trong những yếu tố phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp chính xác nhất. Với tính năng sổ quỹ, doanh nghiệp có thể tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm các giao dịch nhanh chóng.
Một số đặc điểm nổi trội của tính năng Sổ Quỹ có thể kể đến như:
- Quản lý hóa đơn và các hoạt động thu chi trên một nền tảng duy nhất.
- Lập phiếu thu, phiếu chi từ nhiều nguồn khác nhau (thu hồi nợ từ khách hàng / nhà cung cấp, thanh toán đơn hàng, hóa đơn trả hàng, thanh toán cho đơn vị giao hàng, thanh toán hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu…)
- Cho phép thống kê, đối chiếu và phát hiện nhanh những sai lệch trong dòng tiền giữa dữ liệu kế toán và sổ quỹ.
- Biến động dòng tiền sẽ được cập nhật trên màn tính năng ngay khi phát sinh giao dịch.
- Dễ dàng theo dõi và quản lý số dư đầu kỳ, tổng doanh thu, tổng chi phí, số dư cuối kỳ, các giao dịch phát sinh (nguồn tiền đó đến từ đâu, mã giao dịch, thời gian tạo…)
- Phân quyền quản lý cho từng nhân viên tùy theo nhu cầu thực tế.
Kết luận
Hiểu được thu nhập ròng là gì sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chuyên sâu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng như xu hướng thị trường, sự thay đổi của khách hàng mục tiêu… để điều chỉnh các chiến lược của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong tương lai.