Câu chuyện kinh doanh
Điểm hòa vốn là gì? Công thức và cách phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là một chỉ số đo lường quan trọng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp người quản lý có những dữ liệu hữu ích để đưa ra quyết định trong hoạt động kinh doanh. Đó bao gồm việc lựa chọn sản xuất sản phẩm, xác định mức tiêu thụ sản lượng cần thiết, và lựa chọn cấu trúc chi phí giữa chi phí cố định và biến đổi để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn là một chỉ số xác định ngưỡng sản xuất hoặc bán hàng. Trong đó, điểm hòa vốn là khi tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ bằng tổng chi phí đã bỏ ra. Có 2 loại điểm hòa vốn quan trọng cần chú ý là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.
Điểm hòa vốn kinh tế hay còn được gọi là điểm hòa vốn trước lãi vay. Đây là điểm mà doanh thu từ bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp là bằng không.
Điểm hòa vốn tài chính hay còn được gọi là điểm hòa vốn sau lãi vay. Đây là điểm mà doanh thu từ bán hàng bằng tổng chi phí bao gồm cả lãi vay phải trả trong kỳ. Tại điểm hòa vốn tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là bằng không.
Công thức tính điểm hòa vốn
Công thức tính điểm hòa vốn được biểu diễn như sau:
- BEP = FC / (S – VC).
Công thức tính điểm hòa vốn theo doanh thu có dạng:
- Doanh thu hòa vốn = FC / [(S – VC) / S].
Trong đó:
BEP: Sản lượng hoà vốn – đại diện cho mức sản lượng cần tiêu thụ để đạt đến điểm hoà vốn.
Sản lượng hoà vốn tài chính là mức sản xuất tại đó doanh thu bán hàng vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm cả chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí lãi vay.
Doanh thu hoà vốn tài chính là doanh thu từ bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ.
S: Giá bán đơn vị sản phẩm.
FC: Tổng chi phí cố định – đại diện cho các chi phí không thay đổi khi có sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ trong một phạm vi quy mô nhất định. Chi phí cố định thường bao gồm: khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà, thuê tài sản, bảo hiểm, lãi vay (lưu ý rằng chi phí lãi vay có thể được coi là một phần của chi phí tài chính cố định).
VC: Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm – đại diện cho các chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Nói cách khác, khi doanh nghiệp sản xuất hoặc bán hàng nhiều hơn, tổng chi phí biến đổi sẽ tăng lên. Chi phí biến đổi thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
Ví dụ về điểm hòa vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh số bán hàng để đạt hòa vốn
Công ty A đang lên kế hoạch sản xuất và kinh doanh một loại giày da nam. Giám đốc công ty muốn xác định tính khả thi tài chính của dự án và thời điểm có thể đạt được lợi nhuận. Dưới đây là bảng thống kê chi phí của công ty:
Sử dụng công thức tính điểm hoà vốn đã đề cập ở trên, giám đốc có thể tính toán số lượng đôi giày cần bán hàng tháng để trang trải chi phí:
- Sản lượng hoà vốn = 205.000 / (200 – 100) = 2.050 đôi giày.
Theo đó, công ty A sẽ cần sản xuất và bán được 2.050 đôi giày để cân bằng tổng chi phí phải bỏ ra. Nếu bán ít hơn 2.050 đôi giày, doanh thu sẽ không đủ để trang trải chi phí, dẫn đến lỗ. Ngược lại, nếu bán nhiều hơn 2.050 đôi giày hàng tháng, công ty sẽ có doanh thu đủ để trang trải chi phí và tạo ra lợi nhuận.
Xem thêm: Doanh thu là gì? Bí quyết giúp tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
Điểm hòa vốn khi doanh số bán hàng thay đổi
Tuy nhiên, nếu doanh số bán hàng thay đổi, điểm hoà vốn sẽ có những ảnh hưởng. Giả sử doanh nghiệp đối mặt với cạnh tranh lớn và số lượng khách hàng giảm xuống, dẫn đến nguy cơ công ty A không thể bán đủ giày để đạt điểm hoà vốn và bù đắp chi phí của công ty. Trong tình huống này, giám đốc công ty có thể áp dụng hai giải pháp theo công thức tính điểm hoà vốn:
- Tăng giá bán giày: Tuy nhiên, điều này khó thực hiện vì việc tăng giá sẽ thường làm giảm lượng khách mua hàng.
- Cắt giảm chi phí, bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Ví dụ, giảm chi phí lương của nhân viên quản lý xuống còn 25.000 và đàm phán giảm giá thuê mặt bằng xuống còn 40.000. Điều này làm giảm chi phí cố định từ 205.000 xuống 190.000. Với các biến số khác giữ nguyên, điểm hoà vốn sẽ là:
- Sản lượng hoà vốn = 190.000 / (200 – 100) = 1.900 đôi giày
Ngoài ra, giám đốc công ty có thể đàm phán với nhà cung cấp để giảm giá nguyên liệu làm giày như da dày và đế giày. Ví dụ, chi phí giảm xuống còn 50/đôi và 18/đôi. Với các biến số khác giữ nguyên, điểm hoà vốn sẽ trở thành:
- Sản lượng hoà vốn = 205.000 / (200 – 88) = 1.830 đôi giày.
Từ phân tích này, chúng ta thấy rằng bằng cách giảm các chi phí biến đổi, công ty có thể giảm sản lượng hoà vốn mà không cần tăng giá bán hàng.
Doanh thu hòa vốn
Theo công thức tính điểm hoà vốn được nhắc đến ở trên, chúng ta cũng có thể tính toán chỉ số doanh thu hoà vốn (Break even revenue). Theo đó, doanh thu hoà vốn, hay còn được gọi là Break even revenue, là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được tại mức sản lượng hòa vốn.
Việc tính toán doanh thu hoà vốn cho phép doanh nghiệp xác định mức sản lượng và doanh thu cần đạt được để đạt lãi suất hòa vốn chính xác nhất. Ngoài ra, tính toán doanh thu hòa vốn cũng giúp đảm bảo rằng chủ doanh nghiệp có các biện pháp điều chỉnh hiệu quả khi đạt đến mức doanh thu mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp cách làm tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ nhanh chóng
Lợi ích của việc xác định điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn cho phép doanh nghiệp xác định mức sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu nào sẽ đạt được sự hòa vốn. Do đó, doanh nghiệp cần đạt được mức sản lượng vượt qua điểm hòa vốn để đạt lợi nhuận, ngược lại, nếu không đạt được mức đó, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Tính toán điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp có cái nhìn về:
- Hiệu suất lợi nhuận hiện tại của dòng sản phẩm.
- Mức giảm doanh số bán hàng có thể chịu trước khi bắt đầu gánh lỗ.
- Số lượng sản phẩm cần bán để hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận.
- Tác động của sự thay đổi trong giá bán, mức tiêu thụ sản phẩm, cấu trúc chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sự điều chỉnh cần thiết trong giá bán, mức tiêu thụ sản phẩm hoặc chi phí biến đổi để bù đắp cho sự gia tăng chi phí cố định.
Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch ngân sách, quản lý và kiểm soát chi phí, cũng như đề ra chiến lược giá phù hợp, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn
Khi tính toán điểm hòa vốn trong kinh doanh, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Phân tích điểm hoà vốn thường liên quan đến việc sử dụng các giả định, điều này gây ra những khó khăn khi áp dụng phân tích này vào thực tế.
- Giả định rằng giá bán không thay đổi ở mọi mức sản lượng: Điều này không phản ánh đúng thực tế, vì khi sản lượng bán ra đạt đến một mức nhất định, giá bán cũng sẽ thay đổi theo quy luật cung – cầu trên thị trường.
- Giả định rằng khối lượng sản xuất và khối lượng bán hàng bằng nhau, trong khi thực tế, doanh nghiệp luôn có một lượng hàng tồn kho nhất định.
- Phân tích hoà vốn khó áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, vì giá bán và chi phí biến đổi của từng sản phẩm có sự khác biệt. Tuy nhiên, thực tế là doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Việc xác định được điểm hòa vốn rất quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể xác định được thời điểm thu hồi vốn, cũng như thời điểm bắt đầu thu lợi nhuận. Chính vì vậy, để tính được điểm hòa vốn chính xác, việc quản lý biến động của dòng tiền một cách chặt chẽ là điều cần thiết thông qua việc tạo sổ quỹ, phân tích báo cáo cũng như quản lý vốn lưu động thông minh qua việc quản lý chặt chẽ kho hàng, sản phẩm, đơn hàng bán ra… Tất cả các tính năng quan trọng đó được sẽ được phần mềm quản lý bán hàng cung cấp trên hệ thống của mình.
Quản lý bán hàng tối ưu hiệu quả với phần mềm GoSELL
Để tối ưu hoạt động kinh doanh, bán hàng trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả là điều mà các doanh nghiệp hay nhà bán lẻ cần quan tâm, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán hàng đa kênh (offline lẫn online). Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL chính là giải pháp hàng đầu được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.
Giải pháp GoSELL mang đến cho doanh nghiệp tính năng đồng bộ quản lý bán hàng từ offline đến online giúp bạn quản lý bán hàng tất cả các kênh mà mình kinh doanh trên một hệ thống duy nhất. Chỉ với trang quản trị của GoSELL, bạn có thể quản lý bán hàng từ cửa hàng trực tiếp đến website, app bán hàng, các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA) đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay TikTok Shop.
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý quy trình bán hàng của một cách thuận lợi và chuyên nghiệp, GoSELL mang đến một hệ thống toàn diện với đa dạng các tính năng từ cơ bản đến nâng cao như: Quản lý đơn hàng, sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý sổ quỹ, phân tích báo cáo hay các tính năng hỗ trợ các chiến dịch marketing…
Xác định điểm hòa vốn thông qua phân tích các chỉ số tài chính với tính năng sổ quỹ và phân tích báo cáo
Để có thể xác được chính xác điểm hòa vốn, doanh nghiệp cần theo dõi những chỉ số tài chính quan trọng của mình bao gồm doanh thu, lợi nhuận ròng, vốn lưu động, dòng tiền,… Ở đó, tính năng sổ quỹ của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp, quản lý hiệu suất làm việc của từng nhân viên, tìm kiếm các giao dịch nhanh chóng đa kênh (cửa hàng, website, app, sàn TMĐT…).
Doanh nghiệp có thể ứng dụng tính năng này vào việc quản lý hóa đơn, lập phiếu thu, phiếu chi từ nhiều nguồn, tạo biên lai cho đơn đặt hàng / đặt chỗ đã thanh toán trực tuyến nhằm hạn chế tối đa sai sót. Mọi sự biến động của dòng tiền khi có phát sinh giao dịch đều được cập nhật và hiển thị trên màn hình giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý số dư đầu – cuối kỳ, tổng doanh thu, các giao dịch phát sinh một cách dễ dàng.
Hơn nữa, GoSELL cũng mang đến tính năng tạo các báo cáo phân tích doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh một cách vô cùng dễ dàng. Doanh nghiệp có thể theo dõi các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA) hay theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội).
Đối với ngành dịch vụ, GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ. Bạn có thể nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh cũng như xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc thời gian khác nhau.
Kết luận
Điểm hoàn vốn sẽ là một thông số quan trọng giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra các hướng đi mới, hiệu quả hơn để hướng tới việc gia tăng doanh thu, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh, bán hàng.