Câu chuyện kinh doanh
Tại sao doanh nghiệp của bạn cần thực hiện gap analysis?
Để trụ vững và phát triển giữa thị trường kinh doanh đầy khắc nghiệt và cạnh tranh cao, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị cho mình nhiều hành trang kinh doanh, các bản báo cáo toàn diện chi tiết về doanh nghiệp, thị trường và đối thủ. Điều này thật đúng cho câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về Gap Analysis – một công cụ cực kỳ phổ biến trong giới phân tích kinh doanh, cùng đọc bài viết để hiểu chi tiết hơn nhé!
Thế nào là Gap analysis?
Gap analysis là một công cụ phân tích kinh doanh phổ biến trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, nhằm hỗ trợ đánh giá tình hình, hiệu suất kinh doanh của công ty theo từng thời điểm so với mục tiêu đề ra trước đó. Có thể thấy, hành trình chinh phục sự thành công luôn tồn tại những “khoảng cách vô hình”.
Vì thế, sự ra đời của mô hình phân tích này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp nắm được bức tranh tổng quan, từ đó đề xuất các chiến lược, kế hoạch rút ngắn khoảng cách và đạt được thành quả, hiệu suất kinh doanh mong muốn. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho các nhà quản lý, lãnh đạo hay các data analyst (nhà phân tích quảng cáo) có cơ hội xem xét các mục tiêu một cách linh hoạt và chính xác.
Tại sao doanh nghiệp cần triển khai Gap analysis?
Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai mô hình kinh doanh đều có một sứ mệnh để thực hiện, một mục tiêu để chinh phục. Tuy nhiên, hành trình đó không phải lúc nào cũng dễ dàng có được khi cuộc “chạy đua” của các nhà kinh doanh ngày càng tăng, cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Chính vì thế, việc triển khai Gap analysis sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích sau:
- Xác định được vị trí hiện tại của mình trên bản đồ kinh doanh, cùng với đó là ước lượng được các khoản đầu tư cần thiết cho từng mục tiêu nhỏ để có thể rút ngắn thời gian, nhanh chóng đạt được mục tiêu lớn đề ra.
- Nhìn nhận, xem xét lại chất lượng sản phẩm/dịch vụ để có thể cải thiện, thay đổi kịp thời, góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng cánh cửa đưa sản phẩm đến các thị trường tiềm năng.
- Đối chiếu xem doanh nghiệp mình đã thực hiện đúng với những yêu cầu trong bản kế hoạch chưa, từ đó giúp bạn xác định đúng hướng đi, tìm ra những điểm bất cập trong kinh doanh và đề ra các giải pháp kịp thời.
- Hỗ trợ doanh nghiệp nên biết sắp xếp những hạng mục nào cần tập trung, cần triển khai nhanh chóng để kịp với tiến độ thời gian cũng như tiết kiệm được chi phí và nguồn lực.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng Gap analysis khi nào?
Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể thực hiện triển khai mô hình phân tích này bất cứ lúc nào. Thế nhưng, để phát huy tối đa công dụng của mô hình, bạn nên chủ động lựa chọn khoảng thời gian thích hợp dựa theo tình hình doanh nghiệp mà triển khai, cụ thể là lúc doanh nghiệp bạn đang phải đối diện với những trở ngại trong công cuộc tối ưu chi phí vận hành, công nghệ, nguồn lực hoặc khi nhận thấy hiệu suất công việc của các nhân viên không được như kỳ vọng ban đầu. Ngoài ra, nó cũng được dùng trong quá trình đánh giá khả năng ứng phó với rủi ro của doanh nghiệp trước sự thay đổi cấu trúc hay biến động của thị trường.
Một số tình huống mà doanh nghiệp có thể ứng dụng như sau: cải thiện dịch vụ/ sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh từ thị trường nội địa ra thị trường quốc tế, cải thiện, đào tạo nguồn nhân lực hoặc đưa ra các chương trình, chiến dịch tiếp thị đến khách hàng.
Cách triển khai Gap analysis cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định tình hình doanh nghiệp hiện tại
Muốn xây dựng kế hoạch phát triển, khắc phục những vấn đề của doanh nghiệp thì chúng ta cần xác định được tình hình của doanh nghiệp mình hiện tại như thế nào? Đây là bước để doanh nghiệp có thể nhìn nhận, đánh giá lại những ưu điểm, nhược điểm trong suốt thời gian phục vụ khách hàng và kinh doanh.
Chẳng hạn, doanh nghiệp bạn cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường thế nhưng không có nhiều khách hàng biết đến bạn, dẫn đến ảnh hưởng doanh thu. Lúc này, doanh nghiệp bạn có thể kết hợp mô hình phân tích này với bản đồ hành trình mua hàng của khách hàng để có thể tìm ra mấu chốt của vấn đề, từ đó bắt đầu tìm hiểu cách khắc phục như tăng độ nhận diện thương hiệu trên đa nền tảng, chạy quảng cáo hoặc tổ chức các sự kiện truyền thông,…
Bước 2: Định hướng mục tiêu
Trên thị trường, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn, vì vậy mà doanh nghiệp cần phải xác định được vị thế của mình trên thị trường tương lai. Song với đó, bạn cũng cần phải vạch rõ những thách thức, những trường hợp xấu sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện mục tiêu. Lưu ý, những tình huống đó có thể được diễn tả một cách tổng quan, chưa cần phải đi sâu vào những chỉ số đo lường cụ thể.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể đặt ra mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Hoặc là, bạn muốn doanh nghiệp mình có thể kiến tạo những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Xem thêm: Cách thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả và toàn diện cho doanh nghiệp
Bước 3: Đi tìm vấn đề khoảng cách và đề xuất giải pháp
Sau khi xác định được tình hình hiện tại cùng mục tiêu tương lai, bạn sẽ bắt đầu đi tìm giải pháp thông qua việc phân tích dựa trên mô hình Gap Analysis như sau:
- Đánh giá, xem xét lại chất lượng đội ngũ nhân sự để phân bổ những nhiệm vụ, vị trí hợp lý nhằm đảm bảo công việc diễn ra đúng với tiến độ, đảm bảo đạt được hiệu suất cao.
- Nắm chắc được các quy định, điều lệ kỷ luật của doanh nghiệp và truyền thông đến mọi người nhằm giảm thiểu tối đa những vi phạm, nâng cao ý thức làm việc của mọi người.
- Loại bỏ các yếu tố bên ngoài như quy trình thủ tục rườm rà, máy móc lỗi thời hoặc quy trình làm việc kém hiệu quả.
- Đề xuất giải pháp cải tiến, giải quyết triệt để những khó khăn hiện có.
Bước 4: Lên kế hoạch và triển khai
Sau khi đã hoàn thành 3 bước trên, doanh nghiệp bạn đã có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh, hướng đi của doanh nghiệp. Từ đó, bạn đã có thể bắt tay vào lập kế hoạch thu hẹp khoảng cách ngay. Đây là bước quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến những biến đổi về tình hình kinh doanh, phong cách làm việc, hiệu suất của doanh nghiệp.
Ví dụ, khi trình bày một bản kế hoạch hoàn hảo với người quản lý hoặc ban giám đốc, bạn hãy chuẩn bị kĩ về thời gian biểu, lịch trình cụ thể về những việc cần thay đổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra kế hoạch hành động toàn diện để đảm bảo phân chia đúng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Xem thêm: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh thành công cho doanh nghiệp
Tham khảo các công cụ giúp triển khai Gap analysis
Mô hình SWOT: là mô hình quen thuộc, có 4 yếu tố chính gồm: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Việc thực hiện mô hình này sẽ giúp bạn thấy rõ được những thách thức cùng những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Mô hình này ra đời để hóa giải cho bài toán thúc đẩy hiệu suất của doanh nghiệp, giúp tìm ra sự khác biệt giữa tình hình hiện tại và kỳ vọng tương lai.
Mô hình 7S: là mô hình với 7 yếu tố chính sau: Strategy (chiến lược), structure (cấu trúc), systems (hệ thống), style (phong cách), staff ( nhân viên), skills (kỹ năng) và Shared values (giá trị chia sẻ).
Phân tích PEST: tương ứng với 4 yếu tố như: Political (chính trị), Economic (kinh tế), Sociological (văn hóa – xã hội) và Technological (công nghệ). Đây là mô hình có nhiều điểm tương đồng với mô hình SWOT, đều hướng tới điểm chung là giúp thu hẹp khoảng cách đến mục tiêu của doanh nghiệp.
Biểu đồ Ishikawa (biểu đồ xương cá): được sử dụng để quản lý chất lượng, cải tiến dịch vụ, sản phẩm. Đây là mô hình được ưa chuộng nhờ tính ứng dụng cao. Các danh mục trong biểu đồ gồm: Materials (vật liệu), Machines (máy móc), People (con người), Method (phương pháp), Measurements (đo lường), Environment (môi trường).
Định hình hướng đi cho doanh nghiệp qua chiến lược kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh và tìm kiếm giải pháp quản lý bán hàng toàn diện
Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn còn loay hoay, biết được vấn đề của mình nhưng lại không thể kế hoạch hóa triển khai, dẫn đến đi vào lối mòn cũ, doanh nghiệp thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ và không có tiến triển mới.Thấu hiểu được những vấn đề trên, Mediastep – công ty phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp về kinh doanh đã cho ra đời GoSELL – một giải pháp bán hàng toàn diện từ online đến offline cho nhiều doanh nghiệp. Chúng tôi tự hào khi đã hợp tác và tư vấn với hơn 18.000 khách hàng khắp mọi nơi, trong đó có cả tư vấn triển khai chiến lược kinh doanh toàn diện cho doanh nghiệp với 6 bộ sản phẩm giải pháp.
Các bộ giải pháp của GoSELL:
- GoWEB – giải pháp thiết kế website thương mại điện tử.
- GoAPP – giải pháp thiết kế app thương hiệu.
- GoPOS – giải pháp quản lý bán hàng tại quầy.
- GoSOCIAL – giải pháp bán hàng trên mạng xã hội.
- GoLEAD – giải pháp tạo landing page thu hút khách hàng.
- GoCALL – giải pháp tổng đài ảo chuyên nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp không biết cách triển khai chiến lược Marketing và nâng cao nhận diện thương hiệu
Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giàu kinh nghiệm, đã và đang hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị đa kênh, không giới hạn ngành hàng kinh doanh và mục tiêu trên từng giai đoạn hoặc tổng thể chiến dịch, bao gồm các dịch vụ sau: tư vấn và triển khai chiến lược Marketing, Quảng cáo đa nền tảng, Content Marketing, SEO tổng thể, Sáng tạo nội dung đa phương tiện, Xây dựng và quản lý Fanpage Facebook, Xây dựng và quản lý Sàn Shopee, Lazada.
Đối với các doanh nghiệp thiếu nguồn lực và nhân sự vận hành
Việc triển khai vận hành nhiều kênh cùng lúc khiến bạn khó định vị thương hiệu? Nhân viên thiếu kinh nghiệm vận hành, dẫn đến hiệu suất hoạt động của các nền tảng chưa cao? Đừng quá lo lắng, dịch vụ vận hành của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp bạn giải quyết các vấn đề sau:
- Nếu doanh nghiệp bạn muốn vận hành web/app bán hàng, chúng tôi cung cấp dịch vụ hoàn thiện hồ sơ công ty, thường xuyên đăng tải bài viết, đề xuất chiến lược tiếp cận khách hàng trên Website/ App. Ngoài ra, chúng tôi thực hiện các chiến dịch tiếp thị như Flash Sale, giảm giá, thông báo đẩy và Email Marketing theo yêu cầu của bạn.
- Nếu doanh nghiệp bạn muốn vận hành Fanpage, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn lên ý tưởng, kịch bản trả lời, để bạn chăm sóc người dùng trên Fanpage và nắm bắt chính xác Insight khách hàng.
- Đối với doanh nghiệp muốn vận hành xây dựng sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiktok Shop, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tạo và quản lý tài khoản. Bên cạnh đó, chúng tôi không chỉ giúp đồng bộ sản phẩm ở mọi kênh cho bạn mà còn hỗ trợ chăm sóc, duy trì hiệu suất gian hàng qua các chương trình ưu đãi hấp dẫn trên sàn.
Nếu bạn đang cần một giải pháp hỗ trợ lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình, thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với GoSELL ngay bây giờ.
Kết luận
Gap analysis là công cụ quan trọng để đo lường khoảng cách giữa hiện trạng và mục tiêu, tạo cơ hội cải thiện. Thực hiện Gap analysis giúp cải thiện chiến lược kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, nhân sự và tương tác khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa và tăng cường sức mạnh cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay.