Câu chuyện kinh doanh
Hiệu ứng hào quang tác động như thế nào đến tâm lý người tiêu dùng?
Hiệu ứng hào quang là một xu hướng tâm lý có thể mang lại những giá trị tích cực và tiêu cực cho mỗi người tùy theo cách họ cảm nhận. Đây là hiệu ứng được rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay ứng dụng cho các chiến lược quảng cáo và tiếp thị của mình. Vậy hiệu ứng hào quang là gì và nó có tác động như thế nào đến tâm lý của người tiêu dùng? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Hiệu ứng hào quang là gì?
Khái niệm về hiệu ứng hào quang (halo effect) được nhắc đến lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học Edward Thorndike vào năm 1920. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ sự yêu thích của người tiêu dùng đối với một dòng sản phẩm do trải nghiệm tích cực với các sản phẩm khác của nhà sản xuất này. Hiệu ứng hào quang có sự tương quan với sức mạnh thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và đóng góp vào tài sản thương hiệu.
Ngược lại với hiệu ứng hào quang là hiệu ứng sừng (horn effect), được đặt tên theo cặp sừng của quỷ. Khi người tiêu dùng có trải nghiệm không thuận lợi, họ sẽ tương quan trải nghiệm tiêu cực đó với mọi thứ liên quan đến thương hiệu.
Với hiệu ứng hào quang, các doanh nghiệp có thể thiết lập lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Đồng thời, góp phần khẳng định vị trí dẫn đầu cho thương hiệu của mình trong ngành.
Tham khảo thêm: Hiệu ứng cánh bướm là gì? Cách ứng dụng vào kinh doanh và marketing hiệu quả
Ưu và nhược điểm của hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang có thể là con dao hai lưỡi: nếu một thương hiệu có hình ảnh cực kỳ tích cực trong mắt người tiêu dùng. Thì khi thương hiệu này ra mắt các sản phẩm mới sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận hơn. Ngược lại, nếu người tiêu dùng có một trải nghiệm tồi tệ với một thương hiệu nào đó thì họ có xu hướng từ chối toàn bộ sản phẩm / dịch vụ mà thương hiệu đó đang cung cấp dù nó tốt đến như thế nào.
Nói tóm lại, hiệu ứng hào quang có những ưu nhược điểm mà bạn nên hiểu rõ. Cụ thể:
Ưu điểm:
- Hiệu ứng hào quang tạo ra lòng trung thành thương hiệu mạnh mẽ và giữ chân người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một thương hiệu mà họ đã biết và tin tưởng.
- Các sản phẩm mới tiếp theo của một thương hiệu sẽ được hưởng lợi từ hiệu ứng hào quang của thương hiệu.
Nhược điểm:
- Hiệu ứng hào quang cũng có thể mở rộng ấn tượng tiêu cực, được gọi là “hiệu ứng sừng”.
- Duy trì hiệu ứng hào quang của một thương hiệu cũng có thể là một thách thức.
- Hình ảnh thương hiệu có thể là yếu tố quyết định thành công của sản phẩm, khiến hiệu ứng hào quang trở thành yếu tố khó kiểm soát hơn.
Ví dụ điển hình về hiệu ứng hào quang
Trường hợp tiếp thị nổi tiếng của Classic Coke và New Coke là một ví dụ điển hình của một thương hiệu nổi tiếng sử dụng hiệu ứng hào quang sai cách. Mặc dù là một sản phẩm đình đám nhưng Coca-Cola nghĩ rằng họ cần phải thay đổi cho sản phẩm cổ điển của mình bằng cách tung ra “New Coke” để có vị ngọt hơn và giống Pepsi hơn vào năm 1985. Sau đó bắt đầu thu hẹp khoảng cách với đối thủ cạnh tranh này.
Tuy nhiên, thương hiệu Coca-Cola lại gây ra phản ứng trái chiều trong cộng đồng người tiêu dùng, Mặc dù công thức New Coke ngọt hơn và đã được chứng minh thông qua các cuộc thử nghiệm vị giác. Nhưng công ty đã đánh giá thấp tình cảm gắn bó của những người uống Coke trung thành với công thức ban đầu. Họ đã rất tức giận và yêu cầu Coca-Cola nhanh chóng quay trở lại công thức cũ.
Qua ví dụ trên chúng ta đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu ứng hào quang một cách hợp lý. Hãy nhớ rằng, đây là “con dao hai lưỡi” và bạn phải cực kỳ cẩn thận với nó.
Hiệu ứng hào quang hoạt động như thế nào?
Các doanh nghiệp tạo ra hiệu ứng hào quang bằng cách tận dụng những thế mạnh hiện có của họ. Với việc tập trung nỗ lực tiếp thị vào các sản phẩm và dịch vụ thành công, độ nhận diện của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng sẽ tăng lên, đồng thời danh tiếng và giá trị thương hiệu cũng được củng cố.
Khi người tiêu dùng có trải nghiệm tích cực với các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, về mặt nhận thức, họ hình thành xu hướng trung thành với thương hiệu và các sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu. Niềm tin này không phụ thuộc vào trải nghiệm của người tiêu dùng vì họ tin rằng nếu một doanh nghiệp đặc biệt giỏi ở một lĩnh vực nào đó thì chắc chắn sẽ giỏi ở lĩnh vực khác. Giả định này sẽ đưa một thương hiệu tiến xa, ngang hàng với các sản phẩm mới khác.
Hiệu ứng hào quang làm tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, củng cố hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu, đồng thời chuyển thành tài sản thương hiệu đó. Khi một sản phẩm để lại dấu ấn tích cực trong tâm trí người tiêu dùng, sự thành công của một sản phẩm sẽ ảnh hưởng và lan tỏa đến các sản phẩm khác. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể giành được thị phần và tăng lợi nhuận nhờ hiệu ứng hào quang, thậm chí bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc mua hàng từ đối thủ cạnh tranh.
Tham khảo thêm: Hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gì?
Ứng dụng của hiệu ứng hào quang trong marketing
Hiệu ứng hào quang là một trong những cách mà các nhà tiếp thị sử dụng để tiết kiệm ngân sách và đánh vào tâm lý của khách hàng hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hiệu ứng này một cách triệt để định vị và nâng cao giá trị thương hiệu cũng như đẩy mạnh quá trình tiếp thị.
Hiểu một cách đơn giản, khi người tiêu dùng có những trải nghiệm tích cực đối với sản phẩm / dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Theo tâm lý và xu hướng chung là họ sẽ tiếp tục dành những tình cảm tốt đẹp đến những vấn đề liên quan khác liên quan đến thương hiệu. Thậm chí, nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng thì sự phàn nàn cũng không quá gay gắt do ấn tượng ban đầu với thương hiệu quá tốt.
Ngoài ra, hiệu ứng hào quang còn được sử dụng khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến thương hiệu Apple. Với thành công và tiến vang từ các dòng sản phẩm đi trước mà những sản phẩm sau này đều có được sự thiên vị và chào đón nhất định đối với người tiêu dùng.
Bí quyết sử dụng hiệu ứng hào quang hiệu quả trong marketing
Để áp dụng hiệu ứng hiệu quang đúng cách, bạn có thể dựa trên những gợi ý sau đây đến từ GoSELL:
Xây dựng chiến lược “soái hạm”
Chiến lược “soái hạm” đề cập đến việc doanh nghiệp sử dụng sản phẩm hoặc tính năng nổi bật nhất để “nâng tầm” toàn bộ sản phẩm hoặc dòng sản phẩm đó. Bởi lẽ, người tiêu dùng thường có ấn tượng sâu sắc về “sự hào nhoáng” mà bạn muốn cho họ thấy. Bằng cách lồng ghép những thông tin xác thực và thông điệp có giá trị, sản phẩm hay tính năng được nêu trên sẽ được xem là “soái hạm” và tạo tiền đề cho sự phát triển của các kế hoạch marketing kế tiếp.
Thêm vào một số giải thưởng hoặc chứng thực
Bí quyết này thường được các doanh nghiệp áp dụng để tạo nên sự tin tưởng của khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thiên về sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực y dược, hoá mỹ phẩm,… Họ sẽ đăng ký các chứng nhận uy tín hoặc tham gia vào các giải thưởng lớn để tạo được tiếng vang trong ngành. Đồng thời, đăng tải những thông tin này lên chính Fanpage hoặc website của mình để mọi khách hàng đều biết đến.
Nhìn nhận một cách tích cực thì phương pháp này có thể giúp doanh nghiệp của bạn “lan toả hào quang” một cách tự nhiên và bền vững. Khi đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng, việc thuyết phục họ chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều, kể cả đối với các sản phẩm / dịch vụ mới.
Hợp tác với các influencers
Hiệu ứng hào quang có tác động mạnh mẽ đến các chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Rõ ràng nhất chính là việc các thương hiệu, nhãn hàng hiện nay đều có xu hướng hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để quảng bá cho thương hiệu của mình.
Khi các influencers đăng bài về một sản phẩm nào đó thì chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm đông đảo từ phía người theo dõi của influencers và tìm mua sản phẩm đó ngay lập tức. Ngay cả khi khi họ không mua thì với bấy nhiêu lượng tương tác cũng đủ giúp thương hiệu tiếp cận và quảng bá sản phẩm rộng rãi đến khách hàng tiềm năng của mình.
Và một trong những chiến lược tiếp thị có thể kết hợp nhuần nhuyễn với các influencers, đó là Affiliate marketing. Đây là một mô hình kinh doanh, trong đó affiliate (cộng tác viên) đóng vai trò trung gian kết nối giữa bên cung cấp và bên tiêu thụ, đồng thời nhận hoa hồng khi họ tác động thành công khách hàng ghé thăm trang web, đặt mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Với sự hấp dẫn về phần trăm hoa hồng được chia, các influencers sẽ ra sức quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu của bạn. Qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận được càng nhiều khách hàng hơn, đồng thời gia tăng doanh số một cách nhanh chóng. Và nếu bạn đang có ý định thực hiện chiến lược này thì chắc chắn không thể sự hỗ trợ của một công cụ đắc lực, đó chính là tính năng Cộng tác viên bán hàng đến từ nền tảng GoSELL.
Triển khai chiến lược Affiliate marketing hiệu quả với tính năng Cộng tác viên bán hàng của GoSELL
Tính năng Affiliate Dropship giúp bạn quản lý và xây dựng hệ thống cộng tác viên chia sẻ bán hàng chuyên nghiệp lên đến hàng nghìn người với đa dạng cấp bậc khác nhau, nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng với chi phí tối ưu nhất. Cụ thể:
Tính năng cho phép cộng tác viên dễ dàng đăng ký trở thành cộng tác viên dropship thông qua website của bạn. Đồng thời, tạo và chia sẻ đường link sản phẩm / bộ sưu tập trên các nền tảng để tiếp thị đến khách hàng. Thiết lập chiết khấu linh động theo trạng thái, phân loại, chiết khấu hay % chiết khấu cho từng cộng tác viên.
Ngoài ra với tính năng cộng tác viên đa cấp bậc, doanh nghiệp có thể phân cấp bậc cộng tác viên giúp cộng tác viên cấp cao hơn có thể quản lý và hưởng hoa hồng từ cộng tác viên cấp dưới. Đồng thời, quản lý hoa hồng và đơn hàng cộng tác viên một cách chặt chẽ ngay trên hệ thống quản lý.
Đặc biệt, dựa theo dữ liệu chiết khấu trên hệ thống, nhà quản lý có thể thực hiện thanh toán chiết khấu cho các cộng tác viên của mình. Cũng như xem lại toàn bộ lịch sử thanh toán hoặc theo thời gian cụ thể để dễ dàng kiểm tra, đối soát.
GoSELL cung cấp các giải pháp và tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng và marketing toàn diện
Bên cạnh tính năng Affiliate marketing, nền tảng GoSELL còn cung cấp 6 sản phẩm ưu việt hỗ trợ bạn phát triển kinh doanh trên đa kênh, bao gồm:
- GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử nhanh chóng, phù hợp với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
- GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
- GoPOS: Quản lý hoạt động bán hàng tại quầy chuyên nghiệp. Kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy POS quét mã vạch cầm tay, đầu đọc thẻ, máy in giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy.
- GoLEAD: Tạo landing page thu thập thông tin khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- GoCALL: Hệ thống tổng đài ảo, giúp xây dựng đội ngũ telesales CSKH mạnh mẽ, chuyên nghiệp giúp chốt đơn hiệu quả.
- GoSOCIAL: Quản lý bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi đang chat.
Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng và marketing như:
Tính năng hỗ trợ quản lý bán hàng chuyên nghiệp
- Quản lý sản phẩm: Đồng bộ và quản lý sản phẩm đa kênh trên một nền tảng duy nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm soát một cách chi tiết, chính xác.
- Quản lý kho hàng: Theo dõi biến động tồn kho theo từng nhóm cụ thể như chủng loại, mẫu mã… giúp hạn chế thất thoát hàng hóa và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Quản lý đơn hàng: Tạo và xử lý đơn hàng tự động, cập nhật tình trạng đơn hàng nhanh chóng, theo dõi chi tiết quá trình giao hàng và thanh toán.
- Quản lý nhà cung cấp: Theo dõi chi tiết danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa theo tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng…
- Phân quyền nhân viên: Quản lý thông tin nhân viên, giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng của mỗi nhân viên.
- Quản lý khách hàng: Dễ dàng lưu trữ thông tin và phân nhóm khách hàng theo từng điều kiện, mục tiêu cụ thể.
- Tích hợp đa dạng các hình thức vận chuyển và thanh toán thông minh, tiện lợi.
Tính năng hỗ trợ marketing giúp tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu thành công
- Khách hàng thân thiết: Thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm bằng cách tạo cấp độ thành viên cho các chương trình ưu đãi, tích điểm.
- Tạo mã giảm giá: Tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.
- Đại lý bán hàng: Cho phép mỗi đại lý xây dựng website bán hàng riêng và triển khai chiến lược bán hàng của mình. Đồng thời, người bán có thể theo dõi toàn bộ hoạt động kinh doanh của đại lý trên hệ thống.
- Thông báo đẩy: Các thông báo về chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm sẽ được gửi qua điện thoại khách hàng thông qua ứng dụng.
- Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin mà GoACADEMY muốn gửi đến bạn đọc về khái niệm hiệu ứng hào quang cũng như tác động của nó trong lĩnh vực marketing. Mặc dù hiệu ứng hào quang có những ưu và nhược điểm riêng nhưng nếu bạn biết tận dụng đúng cách có thể mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.