Câu chuyện kinh doanh
Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh chi tiết nhất
Nhận diện được đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn định hướng được chiến lược marketing trên thị trường. Từ đó đánh vào điểm yếu của đối thủ và cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình. Trong bài viết ngày hôm nay, GoAcademy sẽ hướng dẫn các bạn cách phân tích đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết và hiệu quả nhất.
Vì sao chúng ta nên phân tích đối thủ cạnh tranh?
- Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định lĩnh vực, thị trường kinh doanh từ đó nhận diện đúng đối thủ. Bạn có thể đánh giá các đối thủ dựa trên tiêu chí kinh doanh qua những điểm mạnh và điểm yếu.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp bạn hiểu rõ hơn đối thủ và doanh nghiệp. Qua đó nhìn ra được những những lợi thế và thiếu soát của doanh nghiệp mình. Ngoài ra bạn còn nắm bắt được tất cả các hộ kinh doanh trên thị trường để giúp bạn đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Đặc biệt khi phân tích đối thủ bạn có thể khám phá được thị trường ngách của mình.
Xem thêm: Làm thế nào để tránh chiêu trò của đối thủ trên Shopee
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh gồm những bước nào?
Nhằm phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả nhất các nhà kinh doanh cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhận diện đối thủ cạnh tranh
Để nhận diện đối thủ cạnh tranh bạn phải xác định trên các tiêu chí về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Bên cạnh đó cần tìm hiểu xem tệp khách hàng mà họ hướng tới. Ngoài ra để xác định được đối tượng cạnh tranh bạn có thể tìm hiểu qua google, các kênh mạng xã hội.
Bước 2: Đánh giá tiềm lực của đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã tìm được đối thủ cạnh tranh việc tiếp theo bạn cần làm là đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Quy mô hoạt động.
- Chiến lược marketing được áp dụng.
- Ưu nhược điểm của đối thủ.
Tham khảo thêm bài viết: 5 bước nhận diện đối thủ cạnh tranh trong marketing
Bước 3: Khoanh vùng đối thủ cạnh tranh
Lọc đối thủ là một bước rất quan trọng để nhắm đúng mục tiêu cạnh tranh thị trường. Bạn có thể phân loại các đối thủ dựa trên cấp độ cạnh tranh hoặc các tiêu chí về vị trí địa lý hoặc thị phần mà họ nắm giữ…
Bước 4: Sử dụng một số mô hình để phân tích đối thủ cạnh tranh
Sử dụng mô hình phân tích giúp bạn có những đánh giá chính xác về đối thủ của mình:
- Mô hình SWOT được sử dụng để phân tích đối thủ dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của họ.
- Mô hình cạnh tranh của Michael Porter giúp đánh giá và phân tích khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.
- Hình ảnh cạnh tranh CPM xác định đối thủ và so sánh nhằm để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
- Mô hình đa giác cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng cạnh tranh dựa vào mối tương quan với các đối thủ.
Bước 5: Làm một bảng báo cáo tổng hợp thông tin phân tích
Khi hoàn tất nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bạn cần có một bản báo cáo chi tiết. Từ những thông tin cụ thể đó đưa ra chiến lược marketing để tạo ra chỗ đứng trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.
Một số chú ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh
Để thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Phân tích thông tin đối thủ cạnh tranh cần phải tập hợp dữ liệu trong thời gian dài. Việc nghiên cứu dữ liệu của doanh nghiệp đó là một quá trình liên tục không phải việc một sớm một chiều.
- Khi tìm kiếm dữ liệu hãy nghiên cứu sự tiến bộ và phát triển của công ty đối thủ theo từng thời gian.
- Hãy định hướng mục tiêu phân tích đối thủ của mình bằng một bằng kế hoạch cụ thể để bạn dễ dàng sắp xếp thông tin. Bạn hãy liệt kê ra những điều mà bạn muốn tìm hiểu đối thủ của mình rồi dựa vào đó thực hiện chúng.
- Khi bạn phân tích cạnh tranh bạn phải nhận thức được giả định ban đầu của và kiểm tra trên cơ sở dữ liệu thay vì dựa vào suy nghĩ cá nhân.
- Bạn có thể đầu tư để có các thông tin chất lượng. Điều này giúp bạn đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu mà còn đem lại kết quả nhanh chóng, chính xác.
Vừa rồi GoSELL đã chia sẻ đến các bạn một số thông tin cần thiết khi phân tích đối thủ cạnh tranh. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn dễ dàng phân tích đối thủ của chính doanh nghiệp mình một cách hiệu quả nhất.