Câu chuyện kinh doanh
Lợi nhuận thuần – Khái niệm, cách tính và phương pháp tối ưu
Lợi nhuận thuần là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng giúp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Vậy thực chất lợi nhuận thuần là gì, cách tính và phương pháp tối ưu hóa lợi nhuận thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin mà GoACADEMY tổng hợp bên dưới bạn nhé.
Khái niệm về lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần (Net profit) hay còn gọi là lãi thuần, là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp về bán hàng/cung cấp dịch vụ trừ đi các chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng cùng các khoản chi phí khác trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần có vai trò như thế nào?
Với lợi nhuận thuần giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang lãi hay lỗ. Đây là chỉ số hữu ích giúp chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện ra các vấn đề cần phải khắc phục và cũng là căn cứ cho các chiến lược kinh doanh dài hạn. Chỉ số này cũng giúp cổ đông và các nhà đầu tư nhìn nhận tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách khách quan để có hành động phù hợp. Cụ thể:
- Đối với công ty cổ phần, nếu không có đủ lãi thuần, thì giá trị cổ phần có thể giảm và ảnh hưởng đến các cổ đông.
- Còn đối với nhà đầu tư, từ thông số này họ có thể dự đoán được doanh nghiệp có thể tạo ra những giá trị gì và cần chi bao nhiêu cho cổ phiếu hoặc góp bao nhiêu vốn cho các doanh nghiệp mà họ đầu tư.
Xem thêm: Ý nghĩa và công thức tính thu nhập ròng trong doanh nghiệp
Công thức tính lợi nhuận thuần đầy đủ
Để tính lợi nhuận thuần, bạn áp dụng công thức sau đây:
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Trong đó:
- Doanh thu thuần: là khoản doanh thu có được từ các hoạt động bán hàng/cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.
- Giá vốn hàng bán: là toàn bộ chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán gồm có các loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Doanh thu hoạt động tài chính: là nguồn doanh thu từ lãi cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính, các khoản thu về phát sinh từ tiền bản quyền cổ tức hay lợi nhuận được chi trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Chi phí tài chính: là các khoản chi phí chi trả cho các hoạt động tài chính.
Hoặc bạn có thể sử dụng các công thức rút gọn từ công thức trên như sau:
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp – Lợi nhuận tài chính + (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Trong đó:
- Để tính lợi nhuận gộp, bạn sử dụng công thức: Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán.
- Để tính lợi nhuận tài chính, bạn sử dụng công thức: Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính.
Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Đã có không ít nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm về lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp. Để khắc phục tình trạng trên, GoACADEMY sẽ nêu ra sự khác biệt của hai khái niệm này. Cụ thể như sau:
- Trong khi lợi nhuận gộp là tầng lợi nhuận đầu tiêu được xét đến sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, thì lãi thuần bao hàm cả doanh thu từ hoạt động tài chính cho đến các chi phí gián tiếp như bán hàng, quản lý.
- Lợi nhuận gộp sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, từ việc tiêu thụ sản phẩm cho đến giá trị vốn của hàng bán – chưa tính đến các yếu tố gián tiếp. Còn đối với lãi thuần sẽ được tính trên cả các yếu tố gián tiếp, từ đó chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Trường hợp khi hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đồng, ai kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp thì sẽ là người có lãi thuần cao hơn. Đương nhiên là tình hình tài chính cũng sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, còn có một khái niệm khác là lợi nhuận ròng, đây là phần lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp giữ lại sau khi đã tính tất cả các khoản thu nhập, chi phí và thuế TNDN.
Một số khái niệm liên quan đến lãi thuần
Sau khi đã nắm rõ khái niệm và cách tính lợi nhuận thuần, trong phần tiếp theo này, hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến lãi thuần ngay bên dưới nhé!
Tỷ suất lợi nhuận thuần là gì?
Tỷ suất lợi nhuận thuần (còn có tên tiếng anh là Net profit margin ratio), hay còn gọi là tỷ suất doanh lợi hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Nghĩa là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi theo doanh thu theo từng thời kỳ của doanh nghiệp.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = Lãi thuần / Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên một đồng doanh thu trong kỳ báo cáo, chứng tỏ doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không. Nếu tỷ suất cao, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh và kiểm soát chi phí tốt. Nhưng nếu tỷ suất < hoặc bằng 0 thì doanh nghiệp đang ở trong tình trạng thua lỗ.
Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là tốt?
Mỗi mô hình/ngành nghề kinh doanh đều có đặc thù hoạt động riêng, nên sẽ rất khập khiễng nếu dùng chung một con số để đánh giá tỷ suất lợi nhuận của tất cả doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu.
Mà tỷ suất này chỉ nên sử dụng trong việc so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng mô hình/ngành nghề kinh doanh, nhằm đảm bảo yếu tố khách quan từ phía thị trường. Hoặc có thể so sánh biên lợi nhuận của chính công ty qua các năm để đánh giá khả năng sinh lời trong tương lai.
Phương pháp tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả cho doanh nghiệp
Nhìn chung, lợi nhuận thuần là chỉ số giúp đánh giá tình trạng hiện tại của một doanh nghiệp. Vì vậy, để không bị rơi vào trạng thái thua lỗ, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch quản lý dòng tiền, sản phẩm/dịch vụ, tồn kho, theo dõi và phân tích báo cáo,… một cách chặt chẽ.
Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt và lãi thuần cũng được tối ưu hiệu quả. Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng một số tính năng ưu việt mà GoACADEMY gợi ý như sau:
Quản lý dòng tiền hiệu quả với tính năng sổ quỹ
Quản lý dòng tiền là công việc vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp đưa ra các đánh giá cụ thể để biết cách sử dụng nguồn tiền và lên chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp. Tính năng sổ quỹ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình quản lý dòng tiền, bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi mọi biến động của dòng tiền khi có giao dịch mới phát sinh theo thời gian thực chỉ trên một hệ thống quản trị duy nhất.
Song song đó, tính năng cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập phiếu thu, phiếu chi từ nhiều nguồn khác nhau như thanh toán đơn hàng, thanh toán cho đơn vị giao hàng,…. Hỗ trợ thống kê và đối chiếu, giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hiện ra những sai lệch trong dòng tiền giữa dữ liệu của kế toán với sổ quỹ. Từ đó hạn chế các sai sót không đáng có xảy ra.
Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý dòng tiền hiệu quả trong bán lẻ
Theo dõi, đo lường hiệu quả kinh doanh với tính năng phân tích báo cáo
Bên cạnh việc theo dõi dòng tiền, doanh nghiệp cũng nên quan tâm và đo lường hiệu quả kinh doanh trong từng khoảng thời gian nhất định. Bởi điều này nhằm mục đích giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh một cách chính xác.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa kênh (từ website, app, cho đến các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội), tính năng sẽ hỗ trợ theo dõi và báo cáo doanh thu theo đa kênh, đa nền tảng, và theo từng chi nhánh. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp triển khai các kế hoạch bán hàng, hoặc thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể theo dõi chỉ số kế toán trên báo cáo (như lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn,…) và xem báo cáo doanh thu trên từng mốc thời gian (hôm nay, hôm qua, 7 ngày trước, 1 tháng trước,…). Từ đó, việc tối ưu lợi nhuận thuần sẽ trở nên đơn giản hơn, tạo bước đệm giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu vượt trội.
Lên kế hoạch quản lý sản phẩm/dịch vụ, đơn hàng và tồn kho của doanh nghiệp
Việc nắm bắt tình trạng sản phẩm/dịch vụ, đơn hàng và tồn kho cũng không kém phần quan trọng. Như đã có nói trên, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trên đa kênh mà các sản phẩm không được tập trung về một nơi để quản lý thì việc kiểm soát các vấn đề còn/hết của một mặt hàng, vấn đề vận chuyển đơn hàng cho khách,… sẽ gặp nhiều khó khăn.
Từ đó, gây lãng phí khiến cho dòng tiền không được chi tiêu hợp lý, dẫn đến việc tối ưu lợi nhuận thuần không đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch quản lý ngay từ bây giờ kết hợp với các công cụ của GoSELL, điển hình là:
- Quản lý sản phẩm, hỗ trợ kiểm soát hàng hóa theo nhiều hình thức (mã IMEI, mã Seri, mã SKU và mã vạch). Giúp nắm rõ tình trạng sản phẩm để lên kế hoạch nhập thêm hoặc giải phóng kho hàng kịp thời.
- Quản lý dịch vụ, hỗ trợ tạo và quản lý toàn bộ hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp. Đảm bảo mang đến sự thuận tiện và trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
- Đồng bộ sản phẩm, hỗ trợ đồng bộ tất cả dữ liệu về sản phẩm trên đa kênh về một hệ thống duy nhất.
- Quản lý kho hàng, theo dõi mọi biến động về số lượng của hàng hóa theo thời gian thực, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hàng hóa.
- Quản lý đơn hàng, theo dõi tình trạng và đảm bảo đơn hàng được giao đến tận tay khách, tránh trường hợp bồi thường hàng hóa không đáng có.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà GoACADEMY chia sẻ trong bài viết, sẽ giúp bạn hiểu thêm về lợi nhuận thuần là gì, cách tính và phương pháp tối ưu chỉ số này. Đừng quên tiếp tục đón đọc nhiều bài viết bổ ích khác tại GoACADEMY để có thêm thật nhiều kinh nghiệm, cũng như cập nhật tình hình thị trường nhanh nhất bạn nhé.