Câu chuyện kinh doanh
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được biết đến là công cụ phổ biến mà các doanh nghiệp sử dụng để phân tích thị trường. Nó cũng cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều thông tin hữu ích về áp lực và rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình phát triển.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Porter’s Five Forces) là mô hình giúp xác định và phân tích 5 áp lực trong cạnh tranh của mọi ngành công nghiệp, cũng như giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành (Theo Harvard Business review).
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu phương pháp kinh doanh, vận hành của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới, ông Michael Porter đã cho ra đời mô hình này nhằm để đo lường những tác động của 5 áp lực đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua mô hình này những người đứng đầu hoặc người quản lý doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của từng ngành để từ đó đưa ra được chiến lược phù hợp để phát triển trong tương lai.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình này bao gồm 5 áp lực cạnh tranh chính mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong quá trình kinh doanh như: đối thủ cạnh tranh tiềm năng, vấn đề nhà cung cấp, phân tích khách hàng và sản phẩm thay thế.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn hiện là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng, sản phẩm giống với doanh nghiệp của bạn, cùng mức giá, cùng phân khúc khách hàng và chất lượng sản phẩm ngang bằng nhau.
Để có thể tìm ra được đối thủ cạnh tranh hiện tại, bạn cần phải tìm hiểu và phân tích thị trường bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại gồm những ai?
- Số lượng và chất lượng sản phẩm của họ trên thị trường như thế nào đối với doanh nghiệp của bạn?
Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của bạn là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai sẽ có khả năng tham gia vào ngành, sản phẩm. Đây là điều nên được quan tâm hàng đầu, vì rất có thể trong tương lai họ sẽ là mối nguy đối với doanh nghiệp bạn.
Cũng khá tương đồng với việc xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại, việc tìm ra được đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng cần phải bám sát vào việc giải đáp các câu hỏi như sau:
- Liệu doanh nghiệp có bị ảnh hưởng mạnh khi có một doanh nghiệp khác bước chân vào thị trường sản phẩm ấy?
- Làm thế nào để giữ được vị trí trong thị trường?
Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích nhà cung ứng
Nhà cung ứng chính là những cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp vào khâu cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ. Áp lực của nhà cung ứng mang tính quyết định trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh.
Để có thể phân tích được những áp lực đến từ phía nhà cung ứng, bạn chỉ cần trả lời được 3 câu hỏi như sau:
- Có bao nhiêu nhà cung ứng về sản phẩm ấy?
- Sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng có điểm gì đặc biệt thu hút?
- Chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ khoảng bao nhiêu?
Phân tích khách hàng
Khách hàng ở đây có thể được hiểu là những đại lý phân phối, doanh nghiệp nhỏ lẻ phân phối sản phẩm hoặc là người tiêu dùng cuối cùng. Bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn thành công trên thị trường đầy cạnh tranh thì đầu tiên là cần phải thành công trong lòng khách hàng.
Tương tự đó, chúng ta cũng tự đi tìm lời giải cho câu hỏi:
- Có bao nhiêu khách hàng hứng thú với sản phẩm này?
- Khách hàng có chấp nhận chuyển sang dùng thương hiệu khác với mức giá cao hơn, chất lượng, mẫu mã tốt hơn?
- Khách hàng có quyền tác động đến điều khoản, quy định của doanh nghiệp hay không?
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này có thể thay thế hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác với cùng một mức giá, cùng chất lượng sản phẩm nhưng khác nhau về ưu đãi hoặc mẫu mã.
Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì sản phẩm thay thế là yếu tố cần được nghiên cứu và cập nhật liên tục bởi tính mới mẻ và liên tục thay đổi của thị trường:
- Sản phẩm này có nguy cơ bị thay thế không?
- Nếu có, sẽ bị thay thế bởi sản phẩm như thế nào, từ nhà cung cấp nào?
Các ví dụ mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Trong những ví dụ dưới đây, hãy cùng phân tích về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của nhãn hàng sữa Vinamilk.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Thị trường sữa tại Việt nam có mức độ cạnh tranh tương đối lớn. Những đối thủ lớn trong nước có thể kể đến như: TH True milk, cô gái Hà Lan, Mộc Châu. Không chỉ đối thủ trong nước, còn có rất nhiều hãng sữa từ nước ngoài gia nhập vào thị trường có thể kể đến như: Nestle, Abbott,…
Đối thủ tiềm ẩn
Nhìn nhận chung về thị trường sữa sẽ khác phức tạp, nên Vinamilk sẽ không có nhiều mối đe dọa từ đối thủ mới. Và sữa là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên khách hàng thường sẽ lựa chọn những thương hiệu lớn, có uy tín và lâu đời. Do đó, để gia nhập vào thị trường là một điều rất khó khăn.
Nhà cung ứng
Có thể nói những áp lực mà Vinamilk có thể phải chịu từ nhà cung ứng là không lớn. Vì Vinamilk đã tự xây dựng cho mình 12 hệ thống trang trại lớn với hàng trăm nghìn con bò. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng nguồn cung sữa từ các trang trại hộ gia đình, nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Khách hàng
Sữa là một mặt hàng phổ biến với mức độ tiêu thụ cao. Do đó người tiêu dùng luôn có vô vàn lựa chọn. Điều này đồng nghĩa với áp lực từ khách hàng đối với Vinamilk là rất lớn.
Sản phẩm thay thế
Những sản phẩm thay thế cho mặt hàng sữa của Vinamilk đang ngày càng đa dạng. Chẳng hạn như các loại nước giải khát, ngũ cốc,… Tuy nhiên sữa là mặt hàng đặc thù giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Vì thế vị trí của sản phẩm sữa trên thị trường khá vững vàng. Do vậy những mặt hàng thay thế này chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Vinamilk.
Xem thêm: Tổng hợp các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh thành công
Mục tiêu của mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter hướng tới 4 mục tiêu:
- Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn trong ngành.
- Xác định mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung ứng và người tiêu dùng.
- Nhận định những khó khăn khi gia nhập một thị trường mới.
- Xác định những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt để phát triển trong tương lai.
Lợi ích của mô hình 5 áp lực cạnh tranh mang đến
Đánh giá điểm mạnh, yếu
Thông qua phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp có thể đưa ra cái nhìn trực quan về những cơ hội và rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp trên thị trường. Đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp có thể hoàn thiện và khắc phục điểm yếu.
Có cái nhìn tổng quan về thị trường
Mô hình giúp doanh nghiệp hiểu biết hơn về thị trường và ngành kinh doanh của mình. Nó bao gồm những thông tin về đối thủ, nhà cung ứng và khách hàng. Đây là nguồn tham khảo để doanh nghiệp chủ động chiến lược kinh doanh của mình.
Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp
Bằng việc phân tích đặc điểm ngành và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng lại chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó doanh nghiệp có thể quản trị tốt rủi ro, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh và tối ưu hoá lợi nhuận.
Qua những chia sẻ trên, có thể thấy mô hình 5 áp lực cạnh tranh rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, những rủi ro và khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Do đó, để phát triển bền vững và lâu dài thì doanh nghiệp cần phân tích chính xác mô hình này. Và ngoài những yếu tố chỉ có thể được thực hiện bởi con người. Thì đối với các yếu tố khác như: phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, việc ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu và phân tích 5 áp lực cạnh tranh là không thể thiếu.
Ứng dụng công nghệ vào phân tích các yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh
GoSELL hiện nay là nền tảng quản lý bán hàng chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại và tân tiến nhất, đem đến cho doanh nghiệp các cách thức tổng hợp các quy trình và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính năng hỗ trợ phân tích
Một trong những công cụ hỗ trợ xác định khách hàng mục tiêu vô cùng hiệu quả, đó chính là tính năng CRM đến từ GoSELL với những lợi ích sau:
- Lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng (họ tên, số điện thoại, email, ngày sinh, giới tính, công ty, mã số thuế,…) tại Việt Nam và trên thế giới tập trung tại một nơi duy nhất.
- Tự động thu thập và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau: Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page và bán hàng qua các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, TikTok Shop, GoMUA nhanh chóng và đầy đủ.
- Tìm kiếm thông qua kênh bán hàng, phân nhóm khách hàng và chi nhánh mua hàng dễ dàng.
- Hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác.
- Giúp dễ dàng quản lý và xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho các chiến lược Marketing (thông báo đẩy, Email marketing,..).
Để mang đến hiệu quả phân tích tốt nhất, có thể kết hợp thêm một số tính năng khác:
- Google Analytics: hỗ trợ thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên website / app bán hàng thông qua các chỉ số, báo cáo cụ thể.
- Google Tag Manager: quản lý các thẻ tiếp thị kỹ thuật số thay vì cài đặt trực tiếp vào website / app bán hàng, giúp tốc độ tải trang nhanh hơn.
- Facebook Pixel: thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
Quản lý nhà cung ứng
Tính năng quản lý nhà cung cấp của GoSELL giúp doanh nghiệp theo dõi danh sách chi tiết đơn vị cung cấp hàng hóa của mình, giúp quản lý đa dạng nguồn cung hàng hóa hiệu quả. Qua đó, hạn chế tình trạng những rủi ro có thể xảy ra giữa nhà cung với doanh nghiệp như: thiếu hay thừa hàng hóa, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và nhân lực.
Ngoài ra, GoSELL còn cung cấp những sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu kinh doanh đa kênh như: Tạo website bán hàng (GoWEB), tạo app bán hàng (GoAPP), quản lý bán hàng tại quầy (GoPOS), kinh doanh mạng xã hội (GoSOCIAL), tạo landing page tăng chuyển đổi (GoLEAD), tổng đài ảo (GoCALL). Cùng với đó là những tính năng hỗ trợ kinh doanh hiệu quả hơn như: đồng bộ quản lý sàn TMĐT, quản lý đơn hàng, quản lý kho hàng…Và rất nhiều tính năng hỗ trợ marketing như: Tạo mã giảm giá, Flash sale nhằm thu hút khách hàng,…
Trên đây là những chia sẻ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Với mô hình này doanh nghiệp có thể linh hoạt kết hợp với sử dụng các công cụ phân tích khác, để đánh giá thị trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh hoàn thiện nhất cho doanh nghiệp của mình.