Câu chuyện kinh doanh
Cách thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả và toàn diện cho doanh nghiệp
Muốn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường, doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu kinh doanh và xây dựng kế hoạch phù hợp để đạt được các mục tiêu đó. Đây được xem là đòn bẩy cho toàn bộ bộ máy kinh doanh trong hiện tại và cả về tương lai. Để hiểu thêm về mục tiêu kinh doanh là gì cũng như cách thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả, mời bạn đọc cùng GoSELL tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục tiêu kinh doanh là gì?
Mục tiêu kinh doanh (Business Objective) là những mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Chúng cụ thể hơn sứ mệnh của doanh nghiệp và thuộc phạm vi kế hoạch kinh doanh. Các mục tiêu có thể được đặt ra cho toàn bộ doanh nghiệp hay từng phòng ban, nhà quản lý, nhân viên hay khách hàng cụ thể.
Có thể nói, các mục tiêu là kết quả, điểm đến và thành tựu mà doanh nghiệp đặt ra nhằm xác định hướng đi và tạo động lực cho nhân viên làm việc nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng được thiết lập. Mục tiêu kinh doanh càng rõ ràng và cụ thể bao nhiêu thì càng dễ hoàn thành đúng thời hạn.
Thiết lập mục tiêu kinh doanh là gì?
Thiết lập mục tiêu kinh doanh là việc xác định các mục tiêu sẽ đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ như gia tăng doanh thu bán hàng lên 5% trong tháng này so với tháng trước. Nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc.
Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thông qua phân tích mô hình SWOT như sau:
- Điểm mạnh (Strenghs): Những khía cạnh mà doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
- Điểm yếu (Weaknesses): Những điểm cần cải thiện trong doanh nghiệp của bạn.
- Cơ hội (Opportunities): Các tiềm năng mà doanh nghiệp có thể khai thác, bao gồm thị trường, quy trình, sản phẩm / dịch vụ,…
- Thách thức (Threats): Những thách thức đối với thành công kinh doanh từ các đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi nhu cầu,…
Tham khảo thêm: Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh
Tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp
Không quá khi nói rằng, mục tiêu kinh doanh đóng vai trò là kim chỉ nam trong việc hình thành đường lối phát triển của cả một tập thể, thúc đẩy tinh thần tự giác và nhiệt huyết cống hiến của toàn bộ nhân sự trên hành trình đạt được mục tiêu đã được thiết lập từ trước.
Việc thiết lập mục tiêu kinh doanh rõ ràng sẽ giúp cho doanh nghiệp:
- Là thước đo trong việc xây dựng và quản lý vận hành công việc.
- Tìm được định hướng hoạt động và phát triển chính xác xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng cá nhân, cụ thể.
- Là cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp cũng như đánh giá ưu khuyết điểm của từng sản phẩm / dịch vụ.
- Duy trì động lực phát triển, loại bỏ sự trì hoãn và nâng cao hiệu suất làm việc.
- Tạo ra sự tập trung và gắn kết nội bộ trong toàn bộ tổ chức.
Các yếu tố cơ bản để thiết lập mục tiêu kinh doanh
Trong quá trình thiết lập mục tiêu kinh doanh, bạn cần nắm rõ các yếu tố như sales (doanh số), profit (lợi nhuận), expense (chi phí), share (thị phần), growth (sự tăng trưởng),… Các yếu tố này có thể dao động theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực, do đó cần có sự quan sát và phân tích kỹ càng để thiết lập mục tiêu sao cho hợp lý.
Đôi lúc, việc thiết lập mục tiêu đòi hỏi cần có sự điều chỉnh để phù hợp hơn và đảm bảo đúng tiến độ đạt được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Do đó, sự thay đổi tăng giảm các chỉ số kinh tế, phát triển công nghệ, cải tiến sản phẩm / dịch vụ thông qua việc nghiên cứu thị trường và khảo sát định kỳ.
Bên cạnh đó, người thiết lập mục tiêu cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của các mục tiêu kinh doanh. Họ phải là người có tầm nhìn rộng, sở hữu tính linh hoạt cao và hiểu rõ các hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để tạo ra chiến lược đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng gia tăng lợi nhuận bằng cách thúc đẩy hoạt động bán hàng, tiếp thị nhắm đúng đối tượng mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Cách đặt mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp
Để xây dựng và phát triển sứ mệnh của doanh nghiệp một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần hoạch định từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để cụ thể chúng thành kết quả thực tế trong một khoảng thời gian xác định.
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu kinh doanh dài hạn được xem như một bản kế hoạch toàn diện, dựa trên cơ sở từ chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Để thiết lập mục tiêu dài hạn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Xác định và thiết lập mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp bạn muốn hoàn thành trong dài hạn (từ 1 – 20 năm). Tuy nhiên, mục tiêu này cần phải sát với thực trạng của doanh nghiệp, không “bay bổng” quá tầm, gần như không thể thực hiện được sẽ dẫn đến mất động lực làm việc của nhân viên.
- Chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn và cụ thể hóa quy trình đạt được để tránh tình trạng nhân viên cảm thấy ngợp thở, áp lực vì mục tiêu quá lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu.
- Theo dõi thường xuyên tiến độ thực hiện mục tiêu kinh doanh dài hạn, cập nhật cụ thể tiến trình hoạt động để có biện pháp thay đổi và xử lý kịp thời. Tập trung toàn bộ nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu dài hạn này trước khi chuyển sang mục tiêu dài hạn khác.
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là các mục tiêu mà doanh nghiệp xác định sẽ hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn (từ vài tuần cho đến vài tháng). Để thiết lập mục tiêu ngắn hạn, bạn cần phải:
- Xác định các công việc, mục tiêu cụ thể cần hoàn thành trong ngắn hạn sao cho phù hợp với mục tiêu dài hạn. Đồng thời, biến các mục tiêu này
- Chia nhỏ mục tiêu kinh doanh thành các mục tiêu có thể hoàn thành được. Mỗi mục tiêu này tương ứng với từng bước trong kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
- Giám sát tiến độ hoàn thành mục tiêu để đảm bảo kế hoạch đang đi đúng hướng và tuân thủ đúng theo thời hạn quy định. Điều này có thể giúp bạn chóng điều chỉnh mục tiêu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách tốt hơn.
- Xác định số lượng công việc cụ thể cho từng mục tiêu thay vì ước tính hay khoảng chừng. Mục tiêu càng có tính đo lường và rõ ràng bao nhiêu thì càng dễ đạt được bấy nhiêu.
- Phân bổ mục tiêu đến từng phòng ban, từng cá nhân phù hợp với chuyên ngành và năng lực của họ. Và đảm bảo rằng người được giao nhiệm vụ phải hoàn thành mục tiêu đó đúng hạn.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, chuẩn xác
Ví dụ về các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong doanh nghiệp
Mục tiêu dài hạn
- Nâng cao lưu lượng truy cập cho website của bạn.
- Triển khai chương trình ưu đãi, khuyến mãi trên các nền tảng bán hàng.
- Tăng giá bán sản phẩm trong vòng 01 tháng tới.
- Thêm số lượng bài viết trên mạng xã hội lên 5 lần / tuần.
- Đào tạo nhân viên tiếp thị / bán hàng chuyên nghiệp.
Mục tiêu ngắn hạn
- Nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp lên 10% trong vòng 01 năm.
- Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
- Tăng thị phần của các sản phẩm / dịch vụ trên thị trường.
- Phát triển và tung ra sản phẩm / dịch vụ mới.
- Giảm chi phí sản xuất 5% trong vòng 3 năm tới.
Việc thiết lập các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt, trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý là cần thiết để tối ưu hóa quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu đã ra. Và một trong những cái tên nổi bật hỗ trợ nhà quản trị trong vấn đề này đó chính là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL – đã và đang đồng hành cùng hơn 15.000 doanh nghiệp chuyển đổi số thành công và phát triển doanh thu bền vững.
Triển khai các mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cùng giải pháp GoSELL
Có thể nói, GoSELL là một trong những phần mềm quản lý bán hàng thành công nhất hiện nay. Không chỉ cung cấp trọn bộ giải pháp hỗ trợ bán hàng đa kênh bao gồm:
- GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử nhanh chóng. phù hợp với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
- GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
- GoPOS: Quản lý cửa hàng truyền thống hiện đại và chuyên nghiệp, xây dựng quy trình lên đơn hàng, quản lý sản phẩm, hàng tồn kho,… dễ dàng.
- GoLEAD: Tạo landing page với kho giao diện đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề, tăng lưu lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả.
- GoSOCIAL: Tăng tốc bán hàng trên Facebook và Zalo, nhắn tin và lên đơn trực tiếp cho khách hàng ngay trên khung chat.
- GoCALL: xây dựng đội ngũ Telesales CSKH chuyên nghiệp, tăng khả năng chốt đơn và nâng cao doanh thu với hệ thống tổng đài ảo.
Mà giải pháp GoSELL còn cung cấp hơn 50 tính năng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng, tiếp thị, thúc đẩy doanh số và hoàn thành mục tiêu kinh doanh như:
Đồng bộ quản lý bán hàng đa kênh
- Quản lý sản phẩm: Quản lý sản phẩm theo nhiều phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri.
- Kiểm soát kho hàng: Theo dõi được biến động hàng hóa để đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng hóa cho khách hàng, hạn chế thất thoát doanh thu.
- Quản lý đơn hàng: Theo dõi và xử lý thông tin đơn hàng đa chi nhánh, đa nền tảng cùng lúc, giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất quản lý.
- Quản lý nhà cung cấp: Theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa bao gồm: Tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng,…
- Đa chi nhánh: Kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành hàng hóa từ nhập hàng, chuyển hàng, kiểm kho và tổng kết báo cáo theo từng chi nhánh.
- Quản lý nhân viên: Giới hạn quyền truy cập trong hệ thống, kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh.
Phân tích tích hành vi, xu hướng của khách hàng mục tiêu
- Quản lý khách hàng: Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, hỗ trợ phân nhóm khách hàng cho từng chiến dịch kinh doanh, tiếp thị hiệu quả.
- Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả Website và App).
- Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
- Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
Nâng cao khả năng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
- Blog: được tích hợp trong cửa hàng trực tuyến, cho phép truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin về sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng.
- SEO: Tối ưu hóa nội dung website, nâng cao vị trí hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
- Email marketing: Tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ.
- Tạo landing page: Thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, dẫn dắt khách hàng thực hiện mục tiêu chuyển đổi, hỗ trợ quá trình truyền thông hiệu quả
Thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh thu hiệu quả
- Tạo mã giảm giá: Tạo các mã giảm giá cho họ theo nhiều hình thức khác nhau, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Tạo giá bán sỉ: Thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thu về nguồn lợi nhuận bền vững và nhanh chóng mở rộng thị trường.
- Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash Sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.
Theo dõi mức độ hoàn thành mục tiêu kinh doanh
- Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.
- Sổ quỹ: Tạo và quản lý các hoạt động thu chi, lưu trữ, sắp xếp và tìm kiếm giao dịch nhanh chóng, theo dõi biến động dòng tiền trong doanh nghiệp.
Vậy là GoSELL vừa cung cấp đến bạn tất cả những thông tin liên quan đến thiết lập mục tiêu kinh doanh trong doanh nghiệp. Các mục tiêu càng được thể hiện chi tiết và cụ thể là bạn càng dễ dàng hoàn thành trong đúng thời hạn đã đề ra. Chúc bạn thành công với những kế hoạch của mình.