Câu chuyện kinh doanh

    Nắm thóp những chiêu trò gian lận của nhân viên bán hàng

    18/12/2023

    Mở một tiệm tạp hóa, một quán cà phê, bán thức ăn… rất nhiều các cửa hàng nhỏ lẻ như trên thuê nhân viên bán hàng nhưng không có các quy trình làm việc minh bạch để kiểm soát. Hậu quả là các thiệt hại từ việc gian lận của nhân viên làm ảnh hưởng không chỉ đến tài chính, nguồn vốn mà còn là uy tín, danh dự của chủ cửa hàng.

    Nắm thóp những chiêu trò gian lận của nhân viên bán hàng

    Nhân viên bán hàng tự ý tăng giá bán 

    Đa số các tiệm tạp hóa, cửa hàng bán lẻ không có giá niêm yết. Lợi dụng điều này, nhiều nhân viên đã tự ý tăng giá bán và thu lợi riêng. Đây là điều chủ cửa hàng khó mà quản lý, do không cần xuất hóa đơn hay không có hệ thống ghi nhận đơn hàng. Tưởng chừng như nó không ảnh hưởng đến ngân sách hay kho hàng, nhưng thật ra đang là giảm uy tín của cửa hàng, tăng giá bán tức làm giảm khả năng cạnh tranh so với đối thủ khác.

    Nhân viên bán hàng tự ý tăng giá bán 

    Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả

    Không ghi hóa đơn, không báo doanh số

    Một trường hợp khác là nhân viên không ghi lại hóa đơn hay ghi chép số hàng đã bán. Điều này đồng nghĩa với việc cửa hàng thất thoát sản phẩm nhưng không có doanh thu. Nếu chủ shop không kiểm kê sản phẩm thường xuyên, nhân viên rất dễ sử dụng mánh khóe này khi vắng mặt chủ shop.

    Nhân viên bán hàng tự ý sửa hóa đơn bán hàng

    Một số shop đã có bố trí các thiết bị để xuất hóa đơn và lưu trữ thông tin đơn hàng. Tuy nhiên, nhân viên có thể thay đổi lại thông tin, giảm số lượng hàng hóa hoặc xóa hẳn sản phẩm và đút túi riêng phần tiền thừa đó. Tương tự với trường hợp ở trên, người bán nếu không nắm số lượng hàng hóa chính xác cũng sẽ khó kiểm soát vấn đề này.

    Xem thêm: 5 Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả trong bán lẻ

    Lợi dụng các đợt khuyến mãi

    Chủ shop tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá để thu hút khách hàng và khuyến khích khách đến mua hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nhân viên bán hàng không trung thực hay không nghiêm túc thực hiện, các chiến dịch khuyến mãi không những không thu hút thêm khách hàng mà còn gây tác dụng ngược, làm khách có ấn tượng xấu về cửa hàng.

    Ví dụ như, nhân viên tìm lý do không áp dụng giảm giá, ưu đãi, không tặng quà… và bỏ túi phần tiền đáng lý được giảm của khách. Hoặc dùng sản phẩm tặng đem bán cho khách và thu tiền riêng. Những trường hợp này đều làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, marketing của người bán khi phát triển cửa hàng của mình.

    Làm hỏng dữ liệu đơn hàng

    Đôi khi, để tránh sự kiểm tra của chủ shop, nhân viên bán hàng còn cố ý xóa hoặc làm hỏng dữ liệu trên phần mềm bán hàng. Việc này khiến người bán phải chịu những tổn thất sẵn có do gian lận, đồng thời mất các dữ liệu về đơn hàng, khách hàng… Đây là những thông tin vô giá khi cần tiến hành các chiến dịch quảng bá, tiếp cận lại khách hàng cũ, khuyến mãi hoặc các cơ hội gia tăng doanh thu.

    Làm hỏng dữ liệu đơn hàng

    Thu thêm phụ phí dịch vụ

    Trong trường hợp kinh doanh các chuỗi cửa hàng F&B như cà phê, thức ăn… nhân viên có thể tự ý thu phí khách hàng để bỏ túi riêng. Các khoản này có thể là phí dịch vụ hoặc phụ thu khi khách hàng sử dụng thêm dịch vụ hoặc có thêm yêu cầu… Điều này khiến khách hàng có ấn tượng xấu về cửa hàng và giảm khả năng quay lại của khách.

    Nhân viên gian lận tiền mặc cả khi bán hàng 

    Một số cửa hàng cho phép khách trả giá và không có một mức giá niêm yết cố định. Đây là một kẽ hở để nhân viên lợi dụng và bán với mức giá cao nhưng không đem về số doanh thu, lợi nhuận tương ứng. Khách hàng phải mua với giá cao làm giảm thiện cảm với cửa hàng. Điều này còn giảm khả năng thu hút khách và giảm khả năng cạnh tranh về giá với các shop khác cùng ngành.

    Tự tăng thêm hàng hóa khi tính hóa đơn

    Đối với các khách hàng khi mua, thanh toán hóa đơn dài nhiều sản phẩm hay dịch vụ, đôi khi sẽ không kiểm tra hoặc kiểm tra sơ sài. Nhiều nhân viên tận dụng cơ hội này để tăng thêm số hàng hóa, dịch vụ mà khách mua hoặc sử dụng để tính thêm tiền. Nếu để khách hàng phát hiện ra, đây sẽ là một scandal xấu cho cửa hàng và có khả năng bị nhiều người tẩy chay, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng thương hiệu của chủ shop.

    Giải pháp nào cho vấn đề này?

    Trước khi gặp phải một trong số các tình huống xấu kể trên, người bán hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý để ngăn chặn chúng. Một ví dụ điển hình là GoSELL – nền tảng quản lý bán hàng đang được nhiều người ưa chuộng.

    Giải pháp quản lý nhân viên bán hàng

    Với tính năng quản lý nhân viên, người bán có thể phân công nhiệm vụ và giới hạn truy cập của từng người. Nhân viên bán hàng sẽ không thể thao tác những nhiệm vụ họ không được giao hoặc bị giới hạn. Giúp quá trình quản lý và đánh giá nhân viên được rõ ràng, minh bạch và hạn chế các rủi ro gian lận.

    Hệ thống cũng đồng bộ quản lý khách hàng, đơn hàng giúp các thông tin đều được lưu trữ cẩn thận để báo cáo cho chủ shop. Các thông tin này là tài sản quý giá để chủ shop thực hiện chiến dịch bán hàng, marketing nhắm đến khách hàng cũ của mình. Vừa lưu trữ, quản lý hiệu quả dữ liệu, vừa đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên, sử dụng GoSELL đang là giải pháp tối ưu cho những nhà bán lẻ.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email hotro@gosell.vn hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên