Câu chuyện kinh doanh
Ogsm là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Ogsm
Bước cần thiết nhất trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện là lập kế hoạch kinh doanh. Đây là lúc các nhà lãnh đạo cần vận dụng những mô hình hỗ trợ lập kế hoạch phù hợp, để đạt được hiệu quả như mong đợi. Một trong các mô hình được sử dụng phổ biến và mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp hiện nay là OGSM. Vậy Ogsm là gì? Cùng GoACADEMY tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
Ogsm là gì?
Ogsm chính là phương pháp thiết lập chiến lược phát triển, tổ chức triển khai và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, Ogsm là viết tắt của:
O – Objective (Mục tiêu)
Trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì trong dài hạn?”. Mục tiêu thường sẽ định hướng trong vòng 3-5 năm tới của doanh nghiệp. Đây cũng là lời nhắc nhở liên tục và có ý nghĩa cho tổ chức trong tương lai. Lưu ý mục tiêu cần hướng đến lợi ích chung, dễ hiểu và được giải thích rõ ràng.
G – Goal (Đích đến)
Yếu tố “Goal” giúp doanh nghiệp xác định đích đến cụ thể được đặt ra. Đây cũng được xem là những mục tiêu nhỏ cụ thể giúp góp phần thực hiện Objective tốt hơn. Thông thường, mục tiêu cụ thể sẽ mang tính tài chính hoặc thông số. Doanh nghiệp sẽ dựa trên những số liệu này để đánh giá sự thành công của các chiến dịch, dự án một cách khách quan.
S – Strategies (Chiến lược)
Trả lời cho câu hỏi “Chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tiến tới đích đến đó?”. Bạn cần phải xác định chiến lược nào là cần thiết để đạt được mục tiêu mà bạn đề ra. Số lượng chiến lược cần thực hiện để đạt được đích đến thường sẽ không quá 5 chiến lược.
M – Measurements (Thước đo)
Trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp cần dùng những số liệu đo lường nào để biết được mức độ thành công của doanh nghiệp?”. Yếu tố sẽ giúp bạn xác định tiến trình của tổ chức khi đưa ra chiến lược, tuy nhiên mỗi chiến lược chỉ nên có từ hai đến ba biện pháp đo lường. Trong mỗi biện pháp, bạn phải cần theo dõi sát sao để nắm được mức độ hoàn thành.
Ngoài mô hình Ogsm, bạn có thể tìm hiểu thêm về mô hình SWOT là gì và các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh
Vai trò của mô hình Ogsm là gì?
Sau khi đã nắm rõ khái niệm Ogsm là gì, tiếp theo hãy cùng theo chân GoACADEMY tìm hiểu vai trò của mô hình Ogsm trong kinh doanh nhé. Mô hình giúp các nhà lãnh đạo:
Tạo báo cáo và lên kế hoạch rõ ràng
Khác với các hình thức báo cáo công việc, hoạt động truyền thông qua hàng tá văn bản, hay dữ liệu dày đặc khác. Ogsm cung cấp thông tin, dữ liệu công việc đến bạn một cách khoa học, ngắn gọn, tối ưu thời gian hiệu quả. Đặc biệt, rõ ràng và rành mạch trong cách lên kế hoạch là tiêu chí mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng hướng đến. Điều này cũng sẽ được hoàn thiện tốt khi bạn ứng dụng mô hình Ogsm.
Có thể ứng dụng mô hình Ogsm linh hoạt
Mô hình Ogsm có thể được sử dụng cho các kế hoạch chiến lược dài hạn trong vòng 3-5 năm hoặc lâu hơn. Đồng thời, mô hình cũng được áp dụng cho các kế hoạch hoạt động hàng năm, hoặc kế hoạch ngân sách. Nói chung, bất cứ dự án với quy mô ra sao, thời gian thế nào thì bạn cũng có thể ứng dụng OGSM một cách dễ dàng.
Ogsm giúp thúc đẩy làm việc nhóm hiệu quả
Ogsm chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi được thảo luận trong nhóm. Vì vậy, bạn cần tập hợp nhóm để thảo luận về chiến lược, cùng nhau phân tích kinh doanh tình hình hiện tại,… Thông qua thảo luận, việc tìm ra hướng giải quyết cho những khúc mắc và quản lý – phân bổ nguồn lực thực hiện cũng sẽ dễ dàng hơn.
Ogsm giúp bạn phân bổ nguồn lực hợp lý
OGSM sẽ giúp bạn sắp xếp tất cả chức năng và các bên liên quan hướng đến một mục tiêu chung. Sau đó, phương pháp sẽ giúp bạn chỉ ra vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng người trong quá trình trên. Hay nói dễ hiểu hơn, Ogsm sẽ đảm bảo tất cả các bộ phận của tổ chức đều hoạt động theo cùng một hướng duy nhất.
Ưu và nhược điểm của mô hình Ogsm
Là một phương pháp lên kế hoạch được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều nhãn hàng có tên tuổi như Coca-cola, Honda,… Bản thân Ogsm chắc chắn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cho doanh nghiệp, nhưng cũng không thể tránh khỏi những nhược điểm. Vậy ưu và nhược điểm của mô hình Ogsm là gì?
Về ưu điểm
- Cấu trúc rõ ràng, là mô hình dễ ứng dụng và có tính linh hoạt cao.
- Khả năng cô đọng của mô hình Ogsm được đánh giá cao khi có thể lên kế hoạch chỉ trong 1 trang.
- Giúp báo cáo tiến độ và theo dõi công việc dễ dàng.
- Giúp doanh nghiệp có thể nhìn rõ những hoạt động cần thiết trong một danh sách cụ thể để doanh nghiệp phát triển.
- Và mọi thành viên cả doanh nghiệp đều có thể nắm được thông tin, theo dõi công việc của họ sát sao.
Về nhược điểm
- Nhiều doanh nghiệp có thể dễ bị nhầm lẫn giữa 4 yếu tố đánh giá (mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn và dự án).
- Nếu dùng Ogsm để theo dõi, đo lường sâu vào từng vấn đề thì sẽ khá khó khăn vì sự dàn trải của mô hình này.
- Ogsm không khuyến khích sự tham gia vào việc thiết lập của nhân viên, vì khả năng những ý tưởng sẽ bị lãng phí hoặc bị bỏ qua rất dễ xảy ra.
- Đặc biệt, để tận dụng mô hình Ogsm một cách tối đa, đòi hỏi doanh nghiệp cần sử dụng thêm một số phần mềm hỗ trợ.
Doanh nghiệp nên sử dụng mô hình Ogsm khi nào thì phù hợp?
Với những ưu và nhược điểm nêu trên, Ogsm cần được sử dụng một cách thích hợp thì doanh nghiệp mới có thể đạt được hiệu quả. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng mô hình khi:
- Đã có cái nhìn tổng quát nhất về doanh nghiệp lẫn thị trường. Điều này được áp dụng khi doanh nghiệp đang thiếu chiến lược và một bản kế hoạch có tính chiến lược bền vững, các đích đến và mục tiêu phù hợp.
- Đã xác định được mục tiêu tăng trưởng tài chính: là khi doanh nghiệp đảm bảo mình đã có khung nhân lực và vận hành ổn định đạt đến mức tập trung vào việc chiếm thị phần và tăng trưởng doanh số.
- Kết hợp sử dụng phần mềm khi áp dụng mô hình Ogsm. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn, sâu hơn về quá trình kinh doanh. Trong đó, bạn có thể tham khảo sử dụng hệ thống CRM của GoSELL.
Tìm hiểu thêm: Mối quan hệ giữa CRM marketing trong doanh nghiệp.
Sử dụng hệ thống CRM của GoSELL giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa mô hình Ogsm
Như vậy, để thiết lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần phải có thông số, dữ liệu cụ thể (chẳng hạn như về số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ; đo lường và nắm bắt khả năng tiếp cận, độ nhận diện của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường,…). Từ đó, bạn mới có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh cũng như vị thế của thương hiệu trên thị trường.
Nhưng để có dữ liệu thì đòi hỏi bạn phải kết hợp với công nghệ để thu thập và lưu trữ dữ liệu chặt chẽ. Trong đó, hệ thống CRM – quản lý khách hàng cùng các công cụ marketing của GoSELL sẽ giúp bạn lưu trữ dữ liệu và xác định khách hàng mục tiêu để xây dựng kế hoạch kinh doanh theo mô hình Ogsm dễ dàng. Các tính năng CRM cung cấp đến bạn cụ thể như sau:
Hỗ trợ thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng
CRM sẽ hỗ trợ bạn lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ, email, số điện thoại,…) một cách chi tiết. Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh trên đa kênh (website, app, Shopee, Lazada, GoMUA, Facebook, Tiktok Shop, Zalo,…) thì các thông tin khách hàng trên các kênh này cũng được thu thập và quản lý trên hệ thống CRM chặt chẽ.
Các thông tin khách hàng càng được lưu trữ chi tiết thì việc tìm kiếm khách hàng sẽ dễ dàng hơn. CRM cũng đã tích hợp công cụ tìm kiếm và bộ lọc thông tin khách hàng, để bạn có thể tìm kiếm thông tin trong thời gian sớm nhất.
Thực hiện phân nhóm khách hàng giúp xác định khách hàng mục tiêu
Sau khi đã thu thập và lưu trữ xong các thông tin khách hàng, lúc này bạn có thể bắt đầu thực hiện phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, số lần mua hàng,… Việc phân nhóm khách hàng này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch chăm sóc khách hàng mục tiêu, có thể đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Đồng thời, phục vụ tốt cho chiến dịch marketing mà bạn muốn triển khai.
Hỗ trợ tạo các chiến dịch marketing kết hợp phân tích hành vi khách hàng
Dựa vào các nhóm khách hàng bạn đã phân ra, bạn có thể thiết lập một trong các chiến dịch marketing như sau:
- Thiết lập hình thức tích điểm cho khách hàng thành viên theo từng mức khác nhau.
- Cài đặt các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá phù hợp với mỗi cấp bậc thành viên riêng.
- Tự động áp dụng chương trình phù hợp nếu khách hàng thỏa mãn các điều kiện mà người bán (là doanh nghiệp của bạn) đã thiết lập.
Phân quyền cho nhân viên chăm sóc khách hàng tốt hơn
CRM cũng cho phép phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý mỗi khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất đến từng khách hàng. Mọi cuộc gọi đến khách hàng từ nhân viên đều sẽ được lưu trữ chi tiết, để bạn theo dõi và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.
Hỗ trợ thống kê và phân tích chi tiết
Để biết các chiến dịch marketing của bạn có thành công hay không, CRM sẽ giúp bạn thống kê số lượng khách hàng truy cập vào các kênh bán hàng online theo thời gian thực. Hay thống kê số lượng khách hàng quay lại doanh nghiệp, số lượng khách hàng chưa có đơn hàng, đã mua hàng hoặc chưa hoàn thành đơn hàng,… một cách rõ ràng để bạn tiện theo dõi.
Kết hợp sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Tag Manager, hoặc Facebook Pixel để theo dõi, phân tích hành vi khách hàng và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing bạn đã triển khai. Nhằm tối ưu chất lượng của chiến dịch, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để theo dõi doanh thu trên các kênh bán hàng, bạn có thể sử dụng tính năng phân tích báo cáo của GoSELL để có cái nhìn tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác.
Tổng kết
Nhìn chung, mô hình Ogsm mang đến sự liên kết, minh bạch giữa các kế hoạch và thước đo xác định thành công của doanh nghiệp. Nhờ đó, mô hình giúp các đội nhóm làm việc tập trung hơn, phối hợp tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Hy vọng với những thông tin mà GoACADEMY chia sẻ, sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Ogsm là gì cùng các thông tin liên quan. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tại GoACADEMY để cập nhật các kiến thức bổ ích mới nhất bạn nhé.