Câu chuyện kinh doanh
Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả
Khi bước chân vào công ty mới, cho dù là sinh viên mới ra trường hay người đã có nhiều năm kinh nghiệm, cũng đều phải xoay xở để thích nghi với môi trường mới. Đó là chưa kể các quy trình làm việc, đòi hỏi công việc,… mỗi nơi sẽ có khác nhau đôi chút. Vì thế một quy trình đào tạo nhân viên mới là cần thiết cho mọi doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu đào tạo nhân viên khi thiết lập quy trình
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu, lý do, tiêu chí và định hướng khác nhau nhân viên của mình. Vì thế, trước khi bắt tay xây dựng kế hoạch hay quy trình, cần phải xác định đâu là những mục tiêu chính mà bạn mong muốn các nhân viên mới hiểu rõ.
- Những thông tin về công ty, về môi trường làm việc, hoặc về tòa nhà mà nhân viên cần biết.
- Tạo ấn tượng cho nhân viên về môi trường mới: môi trường trẻ trung, năng động, chú trọng các ý tưởng sáng tạo, hay môi trường đề cao kỷ luật, cần sự nghiêm túc, tập trung …
- Những quy định, quy trình nào bạn cần nhân viên nắm được để có thể bắt nhịp với mọi người trong công ty.
- Các thiết bị, công cụ làm việc, nơi nhân viên có thể nhận dụng cụ làm việc và các lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
- Người quản lý trực tiếp là ai, quy trình nhận nhiệm vụ và báo cáo công việc, cách thức trao đổi giữa các đồng nghiệp cùng và khác bộ phận.
Quy trình đào tạo nhân viên mới
Chuẩn bị môi trường làm việc
Khi bộ phận chuyên môn và phòng nhân sự xác nhận thông tin về nhân viên mới, các bộ phận liên quan sẽ bắt đầu chuẩn bị những công tác liên quan. Ví dụ như kế toán, nhân sự và bản thân bộ phận đó sẽ phải chuẩn bị:
- Máy móc, thiết bị làm việc
- Giấy tờ, hồ sơ, thủ tục
- Chỗ ngồi, bàn làm việc
- Văn phòng phẩm
- Kế hoạch đào tạo cho người mới
Xem thêm: 7 Cách quản lý nhân viên mang lại hiệu suất làm việc cao
Chào đón nhân viên mới
Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức khác để chào đón nhân viên, thông thường sẽ là giới thiệu tên, tuổi trong một cuộc họp hoặc dạo một vòng văn phòng và gặp từng người.
Nếu công ty đang có kế hoạch tuyển dụng số lượng lớn, có thể thu xếp cho các nhân viên mới nhận việc cùng 1 ngày và tổ chức liên hoan, buổi tiệc nhỏ để ra mắt mọi người.
Người mới đa số sẽ có xu hướng e dè, ít nói, ít thể hiện bản thân trong môi trường mới và toàn những người xa lạ. Nếu có thể hãy tạo cơ hội để mọi người có thể nói chuyện, trao đổi với nhau, hoặc một trò chơi nhỏ giúp gắn kết và tạo tiền đề để các nhân viên có thể tìm hiểu về đồng nghiệp mới. Thông qua làm quen, giao tiếp, các nhân viên mới cũng có thêm một kênh để tìm hiểu về môi trường làm việc.
Đào tạo tổng quan cho nhân viên mới
Một số doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia thông thường sẽ có chương trình Onboarding cho nhân viên mới. Một chương trình onboard đôi khi cần có sự tham gia của nhân viên hiện tại, hoặc một đội ngũ riêng biệt chuyên “chăm sóc” cho nhân viên mới.
Văn hóa doanh nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển công ty, một số kiến thức, kỹ năng cần có trong công việc, cách thức giao tiếp, liên hệ, nội quy, chính sách, mô hình/sơ đồ tổ chức,… là những gì nhân viên mới được học hỏi trong giai đoạn này. Nắm bắt càng nhiều thông tin, người mới sẽ tự tin hơn khi bắt đầu công việc, cũng như có thể kết nối nhịp nhàng hơn và không gián đoạn quy trình làm việc của các nhân viên khác.
Đào tạo về chuyên môn
Ngoài các thông tin chung về doanh nghiệp và môi trường làm việc, nếu cảm thấy trình độ, kinh nghiệm nhân viên cần được đào tạo thêm hay đánh giá lại, nhà tuyển dụng sẽ cần thêm giai đoạn này.
Tùy vào vị trí, yêu cầu công việc và kinh nghiệm của nhân viên, nhà tuyển dụng có thể lên một chương trình đào tạo phù hợp. Có thể không chỉ là các kiến thức chuyên môn, mà là cách thức áp dụng, quy trình làm việc … của doanh nghiệp. Trong cùng một lĩnh vực nhưng mỗi doanh nghiệp lại có cách thức vận hành khác nhau, vì thế cần giúp người mới nắm rõ để làm việc hiệu quả hơn.
Sau các giai đoạn trên, người tuyển dụng có thể đánh giá lại nhân sự và ra quyết định tiếp tục tuyển dụng hoặc không. Trong một số trường hợp, đây có thể là lúc trao đổi lại về lương thưởng, quyền lợi, đãi ngộ và trách nhiệm của đôi bên.
Ứng dụng quản lý nhân viên trong bán hàng
Nếu như bạn không phải là một doanh nghiệp lớn hay một công ty đa quốc gia, nhưng vẫn mong muốn sở hữu cho mình một quy trình quản lý nhân viên thật hiệu quả thì sao? Vẫn có thể đấy, GoSELL sẽ giúp bạn.
Nền tảng quản lý bán hàng GoSELL ngoài hỗ trợ quản lý bán hàng, sản phẩm, đơn hàng, kho hàng, còn có thể giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả.
- Lưu trữ thông tin nhân viên và có thể truy xuất nhanh bằng barcode
- Phân nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên
- Chỉ định các chi nhánh mà nhân viên cần phụ trách
- Lưu lại thao tác của nhân viên trên hệ thống quản lý
- Đơn hàng có lưu thông tin nhân viên tạo đơn
- Có thể chia khách hàng và chỉ định nhân viên chăm sóc, tư vấn,…
Từ các tính năng ưu việt được tích hợp trên nền tảng quản lý bán hàng, người bán giờ đây có thể quản lý, đánh giá nhân viên minh bạch mà không tốn nhiều thời gian, công sức, theo dõi, kiểm tra.
Một quy trình đào tạo nhân viên mới là cần thiết để bạn “chọn mặt gửi vàng”, nhưng một phần mềm quản lý nhân viên sẽ giúp ích cho bạn trong suốt quá trình làm việc. Sử dụng GoSELL, bạn có thể tiếp cận thêm nhiều tính năng hữu ích cho công việc bán hàng mà có thể chính bạn cũng chưa nghĩ tới. Hãy đăng ký ngay để được hướng dẫn chi tiết.