Câu chuyện kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách khắc phục rủi ro hiệu quả cho mọi doanh nghiệp
Xác định đầu tư kinh doanh dù là mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ, thì vấn đề gặp rủi ro đối với các doanh nghiệp sẽ khó tránh. Vậy rủi ro trong kinh doanh là gì? Làm thế nào để khắc phục nó một cách hiệu quả?
Rủi ro trong kinh doanh là gì?
Có thể định nghĩa rủi ro kinh doanh chính là tổng mức thiệt hại có liên quan đến các vấn đề như: vốn đầu tư, thị trường, tài chính,…đây là những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có nhiều dạng rủi ro nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề chung là rủi ro tài chính.
Rủi ro là vấn đề không thể tránh được, và rủi ro không chỉ đối với những doanh nghiệp mới mà cả với những doanh nghiệp lâu năm cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nói rằng họ đã dự đoán được trước và có những phương án giải quyết rủi ro.
Có thể nói việc các doanh nghiệp dám dự đoán và đương đầu với rủi ro, sẽ khiến các doanh nghiệp chủ động hơn với những vấn đề sẽ xảy ra. Trên thực tế có thể thấy rằng những doanh nghiệp thành công thường là những người dám đương đầu với hiện thực và sẵn sàng vượt qua nó.
Một số loại rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro về vốn
Vấn đề rủi ro về vốn thường các doanh nghiệp sẽ gặp trường hợp này khi đầu tư vào cổ phiếu hoặc đóng góp cổ phần vào công ty. Nếu như công ty bạn đầu tư phát triển tốt thì đương nhiên số vốn bạn bỏ ra sẽ sinh lời về cho bạn, thu về số lợi nhuận theo phần trăm mà bạn góp vốn.
Còn ngược lại, rủi ro chính là khi công ty bạn đầu tư đang có dấu hiệu thua lỗ thì khi đó số vốn bạn đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng, thậm chí nếu nặng bạn sẽ mất luôn số vốn đó. Chính vì vậy mà bạn cần theo dõi sát sao những biến động của công ty mình đầu tư và tìm cách rút đầu tư ngay khi phát hiện dấu hiệu thua lỗ.
Rủi ro tiền lời
Loại rủi ro này thường bắt gặp với trái phiếu, khi lợi nhuận có dấu hiệu giảm sút thì các công ty phát hành trái phiếu sẽ bắt đầu thu mua lại trái phiếu và phát hành lại với mức giá thấp hơn ban đầu.
Rủi ro do thị trường
Rủi ro trong thị trường chính là thể hiện việc thị trường không có sự tham gia của người mua và người bán.
Ví dụ điển hình về rủi ro này chính là việc thị trường bất động sản đã từng đóng băng một thời gian dài, dẫn đến việc các nhà kinh doanh không thể bán bất cứ căn nhà nào trong thời gian đó, đây là việc bình thường mà các nhà kinh doanh phải chấp nhận được rủi ro này.
Xem thêm: Tầm quan trọng của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp
Rủi ro về xã hội và nguồn đầu tư nước ngoài
Nếu như doanh nghiệp của bạn có liên quan đến việc hợp tác đầu tư với nước ngoài thì rất có thể bạn sẽ phải gặp rủi ro này. Đặc biệt là với các nước phát triển trong kinh doanh như Việt Nam thì các rủi ro về kinh tế, xã hội là rất cao do giá trị tiền tệ sẽ thường xuyên có những biến động lên xuống thất thường.
Vì vậy mà khi quyết định lựa chọn đầu tư dù có kỹ càng đến đâu hay là lựa chọn đầu tư vào những doanh nghiệp có lãi thì bạn vẫn không tránh khỏi việc gặp rủi ro.
Yếu tố sẽ dẫn đến rủi ro trong kinh doanh
Những yếu tố chính và điển hình dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp là:
- Biến động trong nhu cầu: Nếu nhu cầu về sản phẩm ổn định sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ hình thành những rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Dẫn đến việc cung và cầu không thống nhất, những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất sẽ khó được tiêu thụ.
- Biến động của doanh số: Khi một doanh nghiệp sở hữu các sản phẩm có sự ổn định về đầu ra thì sẽ ít chịu rủi ro hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có sự biến động cao về đầu ra trên thị trường. Từ đó sẽ có rất nhiều sự cạnh tranh về sản phẩm tương tự đối với doanh nghiệp.
- Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí: Đối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực như công nghệ, dược phẩm thì mức độ cải tiến sản phẩm cần liên tục hơn để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và cả sự phát triển của thị trường. Nếu như doanh nghiệp không chú ý đến vấn đề cải tiến sản phẩm thì sản phẩm sẽ bị lỗi thời và gặp rủi ro là điều nghiễm nhiên, còn có thể là thất bại lớn cho doanh nghiệp.
- Quy mô chi phí cố định: Các công ty cũng có thể gặp rủi ro nếu như chi phí cố định trong kinh doanh luôn ở mức độ cao và không có sự cắt giảm khi cần giảm. Vấn đề này còn có cách gọi khác chính là đòn bẩy hoạt động.
Cách khắc phục rủi ro hiệu quả cho mọi doanh nghiệp
Bước 1: Xác định bối cảnh hay môi trường kinh doanh
Với bước này thì các doanh nghiệp cần xác định được mình đang kinh doanh trong bối cảnh kinh tế như thế nào, từ đó nêu ra các ưu nhược điểm trong môi trường kinh doanh của mình. Thông qua đó những rủi ro tiềm tàng sẽ được hiện hữu một cách rõ ràng hơn và dễ dàng phân tích nguy cơ.
Xem thêm: Ứng dụng mô hình PESTEL để phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 2 : Xác định rủi ro tiềm ẩn
Đây là bước mà doanh nghiệp chắc chắn không thể bỏ qua để có thể xác định được hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro. Trong bước này doanh nghiệp cần xác định được rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh và từ đó đưa ra cách những phân tích và hướng xử lý.
Nếu doanh nghiệp không thể xác định được sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro. Tuy nhiên cũng sẽ có những rủi ro không lường trước được, nó có thể xảy ra bất ngờ trong quá trình kinh doanh và gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp.
Vì vậy, để có thể xác định được chính xác những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp thì bạn cần phải hiểu rõ về tình hình kinh doanh, phương thức hoạt động, tổ chức cơ cấu, những dự án và chiến lược mà doanh nghiệp đang triển khai. Tùy vào ngành nghề và môi trường mà sẽ có những rủi ro khác nhau vì vậy mà không thể áp dụng rủi ro doanh nghiệp một cách đồng loạt.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi doanh nghiệp đã xác định được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp thì tiếp đến doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá rủi ro, cách đánh giá rủi ro sẽ thông dựa trên những tiêu chí sau đây:
- Khả năng xảy ra rủi ro có cao không?
- Trước đây trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã từng gặp rủi ro hay chưa?
- Nếu như đã gặp rủi ro thì mức độ thiệt hại là bao nhiêu?
- Thời điểm có thể xảy ra rủi ro và nguyên nhân cuối cùng là gì?
Vì những rủi ro đều là việc sẽ diễn ra trong tương lai, việc nó có thể xảy ra hay không đều sẽ phụ thuộc vào một người quản trị rủi ro có tầm nhìn xa trông rộng và có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất.
Xem thêm: Những vấn đề trở ngại của thương mại điện tử bạn cần biết
Bước 4: Đưa ra biện pháp xử lý rủi ro
Điều này cũng được xem như là kế hoạch để ứng phó với rủi ro. Trong bước này, sau khi bạn đã đánh giá các rủi ro của mình và xem xét về những rủi ro được xếp hạng cao nhất để đưa ra kế hoạch và phương án xử lý hoặc cần thiết thì sửa đổi các rủi ro này để đạt được mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Làm thế nào để bạn có thể giảm thiểu xác suất các rủi ro tiêu cực và tăng cường các cơ hội ? Bạn hãy tạo ra các chiến lược để giảm thiểu rủi ro, lên kế hoạch phòng ngừa sẵn và kế hoạch dự phòng ngay tại bước này.
Bước 5: Phân công trách nhiệm công việc cho từng bộ phận
Mỗi rủi ro đều sẽ liên quan đến từng bộ phận quản lý nhất định do vậy họ có trách nhiệm với những vấn đề rủi ro mà doanh nghiệp đưa ra. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá những rủi ro để có thể theo dõi sát sao và điều chỉnh nó phù hợp theo kế hoạch.
Tình trạng nhân viên làm việc kém hiệu quả, không tập trung, năng suất làm việc không đạt chất lượng, đây chính là một trong những vấn đề khiến các nhà quản lý phải “đau đầu”. Nếu nhân viên dần xao nhãng trong công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Để có thể quản lý sát sao hiệu quả làm việc và đánh giá, kiểm tra hiệu quả của từng bộ phận và từng nhân viên để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ vào việc quản lý nhân viên.
Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh của GoSELL với tích hợp tính năng quản lý nhân viên, kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh. Đồng thời, theo dõi hoạt động của nhân viên, quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên dễ dàng:
Bảo mật thông tin tuyệt đối
Với tính năng phân quyền nhân viên và hạn chế, nhân viên chỉ có thể truy cập vào công việc và những nơi mình được cấp quyền trên phần mềm vì thế mà những thông tin mật của công ty sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Kiểm soát danh sách nhân viên
Nhà quản lý có thể xem được tổng số nhân viên và công việc từng người. Cho phép chỉnh sửa quyền truy cập những tác vụ chỉnh sửa, mở rộng hoặc thu hẹp phân quyền, thêm hoặc xóa nhân viên.
Quản lý quá trình làm việc chi tiết
Cho phép các nhà quản lý nhân viên, phòng ban một cách cụ thể. Theo dõi quá trình làm việc của từng nhân viên, nhờ đó dễ dàng đánh giá năng lực của nhân viên minh bạch, rõ ràng. Dễ dàng đưa ra những khen thưởng phù hợp cho nhân viên tốt.
Quản lý nhân viên sale với GoCALL
Quản lý chi tiết lịch sử cuộc gọi vào, cuộc gọi ra và cuộc gọi nhỡ. Theo dõi, đo lượng thời gian gọi của nhân sự. Lọc nhanh các cuộc gọi không thành công, bị từ chối trong ngày. Tổng hợp thông tin khách hàng tự động vô CRM. Kiểm tra hiệu quả danh sách cuộc gọi của từng nhân sự.
Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL còn mang đến cho các doanh nghiệp những giải pháp toàn diện từ sàn thương mại điện tử, website, ứng dụng bán hàng, cửa hàng vật lí cho đến xuất khẩu.
Trên đây là những chia sẻ về rủi ro trong kinh doanh và những cách để khắc phục rủi ro hiệu quả cho các doanh nghiệp. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp rút ra cho mình những kinh nghiệm để đương đầu với rủi ro và phát triển mạnh mẽ hơn.