Câu chuyện kinh doanh
SOV là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường SOV đối với doanh nghiệp
Ngay khi gia nhập thương trường, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong cùng phân khúc để vươn lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, để xác định được doanh nghiệp của bạn đang đứng ở vị trí nào trong ngành thì bạn cần dựa vào SOV. Vậy SOV là gì và chỉ số này ẩn chứa những bí mật nào? Cùng GoACADEMY khám phá trong bài viết sau đây.
Định nghĩa SOV là gì?
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa hàng ngàn thương hiệu đang ngày càng trở nên gay gắt bao giờ hết. Bên cạnh những nỗ lực thu hút sự chú ý của khách hàng, thì mỗi thương hiệu còn phải tìm cách khuấy động cuộc trò chuyện xoay quanh thương hiệu.
Trong suốt quá trình này, thương hiệu cần chủ động đưa ra đánh giá rằng: liệu thương hiệu có đang được khách hàng nhắc đến nhiều hay không? Một trong những chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá yếu tố trên một cách chính xác đó là SOV. Vậy SOV là gì?
Theo đó, SOV là viết tắt của cụm từ Share of voice, tạm dịch là tương quan truyền thông. Đây là chỉ số phản ánh số lần thương hiệu được khách hàng nhắc đến trên website hoặc những kênh tiếp thị khác so với đối thủ cạnh tranh.
Lợi ích của chỉ số SOV trong truyền thông
Trong quá khứ, SOV chỉ giúp thương hiệu có cái nhìn tổng quan về mức độ hiển thị trên thị trường quảng cáo có trả phí, bao gồm các số liệu: lượt tìm kiếm của khách hàng, mạng xã hội mà khách hàng đang dùng và hiệu suất quảng cáo PPC (viết tắt của Pay Per Click).
Nhưng hiện nay, với sự ra đời của nhiều công cụ Social listening (hay lắng nghe mạng xã hội) thì SOV có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi:
- Các nội dung mà khách hàng đang thảo luận về thương hiệu.
- Số lần mà khách hàng đề cập đến thương hiệu.
- Phạm vi tiếp cận và số lượt hiển thị của chiến dịch quảng cáo.
Tầm quan trọng của việc đo lường SOV đối với doanh nghiệp
Bên cạnh việc nắm rõ khái niệm về SOV là gì, để nắm vững toàn bộ kiến thức về SOV thì bạn cũng nên hiểu thêm lý do vì sao mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên đo lường chỉ số SOV. Cụ thể như sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp phân tích insight khách hàng
Theo các marketer, việc đo lường SOV là cách hiệu quả để doanh nghiệp phân tích và hiểu rõ khách hàng. Dựa trên những cuộc đối thoại thực tế của khách hàng trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích về: xu hướng của ngành, hành vi và thói quen của khách hàng, những điều mà khách hàng thích hoặc không thích ở thương hiệu.
Tất cả những thông tin này giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch marketing và đưa ra quyết định thay đổi sản phẩm/dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp nên đo lường SOV trên nhiều kênh, nhiều khu vực và các chiến dịch khác nhau.
Tuy nhiên, để việc thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng được thuận tiện hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng thống kê, phân nhóm và phân tích chuyên sâu về hành vi khách hàng. Thì tính năng quản lý khách hàng của GoSELL sẽ là cánh tay phải đắc lực dành cho bạn. Ngoài ra, để hiểu rõ hành vi và thói quen của khách hàng trên website, bạn có thể kết hợp với công cụ Google Analytics, Google Tag Manager, hoặc Facebook Pixel để tìm ra insight khách hàng chính xác.
Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thương hiệu và đánh giá danh tiếng trên thị trường
SOV cũng giúp doanh nghiệp quản lý thương hiệu và đánh giá được danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi trong quá trình thực hiện đo lường SOV, doanh nghiệp có thể dựa vào cảm xúc của khách hàng đối với doanh nghiệp để tiến hành phân tích số lượt được nhắc đến. Đó có thể làm cảm xúc tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc trung lập.
Hỗ trợ đánh giá thị phần của doanh nghiệp chính xác
Nếu doanh nghiệp đang muốn tự xác định thị phần của mình, thì đừng chần chừ mà hãy đo lường chỉ số SOV ngay. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn chi tiết về vị trí hiện tại trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chủ động kiểm soát được những bình luận của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ cũng như mức độ phủ sóng của thương hiệu.
Hỗ trợ đánh giá chiến lược marketing cũ và cải thiện chiến lược marketing mới
Có thể nói đây là lợi ích vô cùng to lớn mà chỉ số SOV mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ biết được mức độ hiệu quả của việc đầu tư ngân sách cho những chiến dịch marketing trên mạng xã hội.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch đang triển khai hay không. Hơn nữa, dựa vào SOV, doanh nghiệp cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho việc tối ưu các chiến dịch marketing trong tương lai.
Hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh
Một điều tuyệt vời nữa mà SOV mang lại cho doanh nghiệp, đó là giúp doanh nghiệp nắm rõ mọi thông tin của đối thủ cạnh tranh. Khi hiểu rõ về đối thủ, biết được những điều mà đối thủ đang làm tốt và những điều còn hạn chế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội tốt nhất.
Xem thêm: 5 bước nhận diện đối thủ cạnh tranh trong marketing
Mối liên hệ giữa tương quan truyền thông và marketing
Trong phần vừa rồi, GoACADEMY có nhắc đến việc lập kế hoạch chiến lược marketing. Vậy mối quan hệ giữa SOV và các chiến dịch marketing được thể hiện qua các phương diện thế nào?
Tương quan truyền thông và Social Media
Cả SOV và Social Media đều là những công cụ hữu ích trong việc thu thập ý kiến khách hàng thông qua các phương pháp thủ công. Chẳng hạn như sử dụng công cụ giám sát social miễn phí (Facebook Insights, Twitter Analytics,…), hoặc sử dụng công cụ nghiên cứu Social listening có trả phí.
Có một cách đơn giản để tính SOV trên các phương tiện truyền thông xã hội, đó là:
SOV = Số lần thương hiệu của doanh nghiệp được đề cập / Tổng số lần thương hiệu của doanh nghiệp và đối thủ được đề cập
Xem thêm: Social media marketing là gì? 6 bước xây dựng chiến lược hiệu quả
Tương quan truyền thông và công cụ PPC
Để đo lường SOV trên PPC, doanh nghiệp cần sử dụng các số liệu thu thập được từ Google Adwords. Công thức tính chỉ số đo lường SOV của PPC sẽ như sau:
Tỷ lệ hiển thị = Số lần hiển thị của quảng cáo / Tổng số lần quảng cáo đó nhận được điều kiện đủ
Tương quan truyền thông và Organic Search
Để tính toán chỉ số SOV cho Organic Search (quá trình tìm kiếm tự nhiên), doanh nghiệp cần dựa trên các dữ liệu thu thập được từ Google Analytics. Công thức để tính SOV cho Organic Search sẽ như sau:
SOV = Lưu lượng người dùng truy cập vào thương hiệu / Tổng số lượng người dùng truy cập trên thị trường
Hướng dẫn cách tính SOV hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Cách tính SOV là gì? Để tính chỉ số SOV, trước hết bạn cần nắm rõ chỉ số GRPs (viết tắt của cụm từ Gross Rating Point) hay còn gọi là Ratings. Đây là một trong những đơn vị đo lường cơ bản của việc mua bán chương trình và không gian quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như tivi, radio, quảng cáo trực tuyến,… GRPs được tính theo công thức như sau:
GRPs được tính bằng công thức: GRPs = Reach * Frequency
Trong đó:
- Reach là tổng số người trong nhóm khán giả mục tiêu xem kênh truyền thông.
- Frequency là số lần mỗi người trong nhóm khán giả mục tiêu đã tiếp cận với quảng cáo (hay còn gọi là Opportunity To See – OTS).
Ví dụ như trong một TVC của thương hiệu, có 70% số người trong nhóm khán giả mục tiêu đã xem TVC và số lần xem TVC của mỗi người trong nhóm khán giả mục tiêu trung bình là 3 lần. Thì GRPs của thương hiệu sẽ là 70 x 3 = 210.
Từ chỉ số GRPs trên, doanh nghiệp có thể tính được chỉ số SOV với công thức sau:
SOV = GRPs của thương hiệu / Tổng GRPs trên toàn ngành
Ví dụ như nếu tổng GRPs của toàn ngành là 420, thì SOV của thương hiệu sẽ là 210 / 420 = 50%.
Một số cách giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số SOV hiệu quả
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng thể về chỉ số SOV là gì. Nhưng làm thế nào để cải thiện chỉ số SOV một cách hiệu quả? Mời bạn tiếp tục tham khảo các cách mà GoACADEMY đã tổng hợp được ngay bên dưới nhé!
Doanh nghiệp cần hoạt động tích cực và chủ động kết nối với khách hàng trên Social Media
Trên các trang fanpage mà doanh nghiệp đã và đang triển khai kinh doanh, thì doanh nghiệp cần phải trở nên năng động và tích cực nhất có thể. Bằng cách chia sẻ những bài đăng với các thông tin hữu ích về sản phẩm/dịch vụ, tổ chức các mini game thú vị,…
Song song đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 90% khách hàng giao tiếp với doanh nghiệp thông qua mạng xã hội. Con số này là minh chứng cho việc khách hàng rất muốn kết nối với doanh nghiệp. Vì vậy, bạn hãy tận dụng điều này tích cực phản hồi các thắc mắc của khách hàng trong comment hoặc trong phần tin nhắn messenger.
Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể cải thiện tốc độ cũng như tần suất xuất hiện trực tuyến của mình. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng đông đảo, doanh nghiệp cần lên kế hoạch phản hồi khách hàng nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí, công sức và nhân lực.
Theo đó, giải pháp bán hàng trên kênh chat – GoSOCIAL sẽ giúp bạn liên kết các fanpage (cả Facebook và Zalo OA) về một trang quản trị duy nhất. Điều này sẽ giúp bạn tương tác với khách hàng 24/7, phản hồi các tin nhắn trên nhiều page cùng lúc.
Hỗ trợ xây dựng hệ thống phản hồi tin tự động qua các bài đăng trên Facebook và hỗ trợ thiết lập chiến dịch Facebook Broadcast. Tất cả thông tin mà khách hàng cung cấp trong lúc nhắn tin với doanh nghiệp đều sẽ được lưu lại trên hệ thống CRM. Nhằm giúp cho quá trình quản lý bán hàng và xử lý vận đơn được diễn ra trơn tru hơn.
Tạo ra thật nhiều nội dung có giá trị và thú vị
Những nội dung thật sự chất lượng và có giá trị thì mới có đủ khả năng khiến khách hàng cảm thấy hứng thú, muốn chia sẻ cho những người khác. Điều này cũng hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả cho chiến dịch marketing và tăng nhận diện về thương hiệu.
Muốn làm được điều trên, ngoài việc đăng các bài viết trên fanpage, bạn cũng có thể đầu tư viết các bài blog trên website chuẩn SEO bằng cách sử dụng tính năng viết Blogs của GoSELL. Để tạo ra những bài viết cung cấp đến khách hàng thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bạn.
Bên cạnh đó, để tăng sự thích thú cho khách hàng khi xem bài viết, bạn có thể thêm video, hình ảnh, link sản phẩm/dịch vụ hoặc các đường link tham khảo khác vào bài. Hơn thế nữa, tính năng sẽ cho phép bạn tạo/chỉnh sửa/xóa bài viết một cách linh hoạt và có thể xem lại trước khi đăng tải lên website. Cho phép tạo danh mục bài viết và lưu trữ các thuộc tính của bài viết (như tên bài viết, hình ảnh, tác giả, thời gian chỉnh sửa cuối) để thuận tiện cho việc tìm kiếm sau này.
Tổng kết
Nhìn chung, SOV luôn đem đến doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh về thị trường cũng như cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao về insight khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ về SOV là gì và tầm quan trọng của việc đo lường SOV đối với doanh nghiệp. Cùng một số công cụ, giải pháp giúp cải thiện chỉ số SOV mà GoACADEMY đã đề cập, sẽ giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại GoACADEMY, để không bỏ lỡ những kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh bổ ích bạn nhé!