Câu chuyện kinh doanh
Sự khác nhau giữa OAO và O2O. Đâu là giải pháp kinh doanh hiệu quả
O2O và OAO là hai khái niệm nổi lên gần đây khi mà thương mại điện tử đang chiếm ưu thế. Nhiều người kinh doanh sẽ khó phân biệt được sự khác nhau giữa O2O và OAO. Vậy chúng có điểm gì giống và khác nhau? Và đâu mới là mô hình bạn nên theo đuổi?
O2O và OAO giống nhau như thế nào?
O2O (Offline To Online) và OAO (Offline And Online) đều chỉ phương thức kinh doanh mới trong thời đại 4.0. Khi công nghệ mở lối, chúng ta có nhiều cách tiếp cận với khách hàng, giúp đẩy nhanh doanh số và mở rộng quy mô.
Trước đây chúng ta đã quen với việc mở một cửa hàng, nhập hàng đầy kho và chờ khách tới. Nhưng hiện nay, chúng ta vẫn có thể bán hàng mà không cần cửa hàng. Cửa hàng vật lý có thể được thay thế bằng các cửa hàng online trên sàn thương mại điện tử, trên website thương mại hoặc app bán hàng (ứng dụng điện thoại).
Bán hàng trên mạng hay bán hàng online đang xâm chiếm thị trường, thay đổi thói quen mua sắm và tạo ra một cuộc đua mới của các doanh nghiệp. Cả O2O và OAO đều đòi hỏi bạn phải xây dựng nền tảng bán hàng trên mạng tốt, có đầy đủ chức năng như thanh toán, vận chuyển, tư vấn…
Để khách hàng mua sắm trên mạng mà trải nghiệm vẫn không đổi, nhiều doanh nghiệp còn thuê riêng đội ngũ tư vấn, túc trực 24/7. Đảm bảo có thể giải đáp thắc mắc của khách hàng kịp lúc, như khi họ mua sắm ở cửa hàng vật lý và có nhân viên vậy.
Tóm lại, O2O và OAO đều giống nhau ở các yếu tố:
- Xem trọng kênh bán hàng online.
- Đòi hỏi đầu tư trang thiết bị, thiết kế các kênh bán hàng online.
- Cần nhân sự theo sát, chăm sóc khách hàng, tư vấn, xử lý đơn hàng… trên các kênh này.
- Có thể tận dụng tốt những lợi thế của bán hàng online.
Sự khác nhau giữa OAO và O2O
Để nói về sự khác nhau giữa OAO và O2O, đầu tiên phải kể đến đó là sự thay đổi trong phương thức kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp theo xu hướng O2O sẽ ưu tiên dịch chuyển mô hình từ offline sang online. Những doanh nghiệp hoặc cá nhân này có thể chưa có nhiều thế mạnh ở kênh offline, hệ thống cửa hàng vật lý yếu kém, chi phí duy trì kênh offline quá cao… Đây là các đối tượng ưa thích dịch chuyển sang online hơn vì nó giúp họ giải quyết được các vấn đề hiện tại.
Trái lại, xu hướng OAO đòi hỏi phải kết hợp tốt cả hai kênh offline và online. Vì thế, việc kinh doanh online không đồng nghĩa với việc giảm bớt số lượng cửa hàng vật lý, giảm quy mô, nhân viên, chi phí… Họ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh offline, thậm chí phát triển lớn mạnh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xây dựng và đầu tư cho các kênh online, sử dụng lợi thế có sẵn khi kinh doanh offline làm “bàn đạp” và phát triển nhanh hơn.
Xem thêm: Bật mí cách bán hàng online hiệu quả ra trăm đơn mỗi ngày
Một số điểm chung của doanh nghiệp theo xu hướng O2O
- Có xu hướng dịch chuyển sang Online.
- Xem nhẹ Offline, xem trọng Online.
- Nền tảng kênh Offline không tốt, chưa vững mạnh.
- Chi phí để duy trì kênh offline quá lớn so với doanh thu/lợi nhuận nó đem lại.
- Tiến tới giảm các cửa hàng vật lý, hoặc có thể đóng cửa hoàn toàn và chỉ bán online.
- Đầu tư cho kênh online nhiều hơn.
- Thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ở kênh online nhiều hơn.
Những điểm chung của doanh nghiệp theo xu hướng OAO
- Có nền tảng offline vững chắc.
- Đầu tư đồng đều cho cả hai kênh Online và Offline.
- Thấy được tiềm năng khi kết hợp cả hai kênh bán hàng.
- Có thể kết hợp được lợi thế từ Offline sang Online và ngược lại.
- Đánh giá cao tầm quan trọng của cả hai kênh.
- Lĩnh vực kinh doanh/mặt hàng có thể kinh doanh tốt trên cả hai kênh.
- Tiềm năng kinh tế/ngân sách đủ để phát triển cùng lúc hai kênh.
Sau khi phân biệt rõ sự khác nhau giữa O2O và OAO, bạn có thể đánh giá, so sánh những ưu và khuyết của 2 xu hướng này. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, thế mạnh của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn xu hướng để theo đuổi. Hoặc bạn cũng có thể linh hoạt áp dụng xu hướng theo từng thời điểm, miễn là nó đem lại hiệu quả tốt trong kinh doanh và giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận.