Câu chuyện kinh doanh
Ý nghĩa của các loại phân tích báo cáo kinh doanh
Biết được ý nghĩa của các loại phân tích báo cáo kinh doanh để thấy những điểm mạnh và tìm ra những điểm còn hạn chế trong kinh doanh. Từ đó các nhà quản lý có thể định hướng ra chiến lược và ra những quyết định đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp và hạn chế những yếu điểm để doanh nghiệp phát triển.
Phân tích báo cáo cơ hội bán hàng
Cơ hội trong kinh doanh là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán hàng để thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ.
Những báo cáo liên quan đến chất lượng cơ hội, tuổi thọ cơ hội hay thời gian xử lý cũng như doanh số cơ hội kinh doanh mang lại sẽ phản ánh chính xác hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, truyền thông cũng như năng lực bán hàng của nhân viên kinh doanh.
Hiện nay có các báo cáo liên quan đến cơ hội cho doanh nghiệp bao gồm:
- Phân tích báo cáo doanh số cơ hội theo mặt hàng: Cung cấp số liệu về doanh số cơ hội thắng của từng loại hàng hóa.
- Phân tích tình hình chuyển giai đoạn cơ hội: Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình bán hàng thông qua việc tìm kiếm và theo đuổi cơ hội.
- Phân tích nguồn gốc cơ hội: Giúp nắm được thông tin nguồn gốc cơ hội; xem xét tình hình khai thác, thực hiện doanh số từ nhiều nguồn cơ hội khác nhau, từ đó cải tiến các hình thức tiếp cận tới khách hàng tiềm năng và cải thiện tình hình kinh doanh.
- Phân tích tình hình thực hiện doanh số theo cơ hội: Cung cấp số liệu về doanh số thắng, doanh số đang thực hiện và so sánh với mục tiêu doanh số được giao.
- Phân tích doanh số theo loại cơ hội: Cung cấp số liệu về doanh số cơ hội thắng theo từng loại cơ hội.
- Báo cáo phân tích cơ hội theo giai đoạn: Cung cấp số liệu về giá trị cơ hội theo từng giai đoạn bán hàng của quy trình quản lý bán hàng.
- Báo cáo tiến độ tạo mới cơ hội tuần.
- Thống kê số lượng, giá trị cơ hội theo đối tượng.
- Phân tích doanh số cơ hội theo thị trường: Cung cấp số liệu về doanh số cơ hội thắng của từng thị trường.
- Báo cáo phân tích tuổi thọ trung bình cơ hội: Cung cấp số liệu về tuổi thọ trung bình cơ hội thắng thua.
- Thống kê cơ hội chưa kết thúc theo tuổi thọ: Cung cấp số liệu thống kê cơ hội chưa kết thúc theo tuổi thọ.
- Phân tích nguồn gốc cơ hội theo đơn vị/ NVKD: Cung cấp thông tin số lượng, doanh số cơ hội của đơn vị/ NVKD mình quản lý theo nguồn gốc.
Tham khảo: App quản lý bán hàng trên điện thoại ai cũng nên dùng
Phân tích báo cáo doanh số
Doanh số bán hàng là tổng số tiền do hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm số tiền đã thu tiền và chưa thu tiền.
Nhìn vào doanh số của một doanh nghiệp sẽ biết được hiệu quả bán hàng, cụ thể:
- Năng lực của đội ngũ bán hàng.
- Hiệu quả của chiến lược kênh phân phối.
- Hiệu quả của chiến lược xúc tiến gồm: Quảng cáo, PR, bán hàng cá nhân.
- Hiệu quả của chiến lược sản phẩm.
- Hiệu quả của chiến lược giá.
Hiện nay có 10 loại phân tích báo cáo doanh thu thường được doanh nghiệp sử dụng là:
- Phân tích doanh số cơ hội theo thị trường: Cung cấp số liệu về doanh số cơ hội thắng của từng thị trường.
- Báo cáo tiến độ thực hiện doanh số tuần: Theo dõi được tiến độ thực hiện doanh số tuần để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
- Phân tích doanh số ghi nhận theo hàng hóa: Cung cấp số liệu về doanh số ghi nhận cho đơn vị/ phòng ban/ NVKD chi tiết theo từng loại hàng hóa.
- Phân tích doanh số đơn hàng được ghi nhận: Cung cấp doanh số đơn hàng được ghi nhận.
- Phân tích doanh số đơn hàng theo tình trạng: Cung cấp số liệu về doanh số đơn hàng theo tình trạng thực hiện đơn hàng.
- Phân tích tình hình thực hiện doanh số theo cơ hội: Cung cấp số liệu về doanh số thắng, doanh số đang thực hiện và so sánh với mục tiêu doanh số được giao.
- Báo cáo doanh số ghi nhận chi tiết theo đơn hàng: Cung cấp số liệu doanh số ghi nhận chi tiết theo đơn hàng.
- Phân tích doanh số theo loại đơn hàng: Cung cấp số liệu về doanh số đơn hàng của từng loại đơn hàng.
- Phân tích doanh số cơ hội theo mặt hàng: Cung cấp số liệu về doanh số cơ hội thắng của từng loại hàng hóa.
- Phân tích doanh số đơn hàng theo đơn vị/ NVKD và loại hàng hóa.
- Phân tích doanh số theo loại cơ hội: Cung cấp số liệu về doanh số cơ hội thắng theo từng loại cơ hội.
Báo cáo đánh giá năng lực nhân viên
Đánh giá năng lực nhân viên là một hoạt động quan trọng và cần được thực hiện hàng tuần, hàng tháng để tìm ra người bán hàng giỏi nhất trong đội ngũ.
Mục đích của công việc này là giám sát, kiểm tra quy trình làm việc của nhân viên bán hàng để đánh giá họ có làm việc hiệu quả hay không, có đảm bảo được yêu cầu của công việc hay không? Và cũng thông qua kết quả đánh giá, cấp quản lý sẽ đưa ra được những kế hoạch cụ thể và chi tiết hơn để cải thiện năng lực đội ngũ, xây dựng nên quy trình quản lý nhân sự, khai thác nhân lực hiệu quả hơn nữa.
Các chỉ số nói lên năng lực của nhân viên kinh doanh bao gồm:
- Tình hình bán hàng, chăm sóc khách hàng.
- Tình hình thực hiện doanh số thực tế so với kế hoạch.
- Tiến độ tạo cơ hội mới theo tuần.
Dự báo doanh thu theo tình hình phân bổ chi phí
Ngoài những báo cáo kinh doanh phản ánh kết quả bán hàng vừa kể trên còn có dự báo doanh thu theo hình hình phân bổ chi phí cho doanh nghiệp. Đây là loại phân tích báo cáo cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vì nó cho biết có bao nhiêu sản phẩm có khả năng bán được trong một khoảng thời gian tương lai trong một thị trường cụ thể ở một mức giá đã được xác định trước.
Vai trò của dự báo doanh thu theo tình hình phân bổ chi phí được thể hiện ở:
- Xác định khối lượng sản xuất phù hợp với khả năng cơ sở vật chất như thiết bị, vốn, nhân lực, không gian,…
- Là căn cứ để quyết định có hay không mở rộng nhà máy hay nên chuyển hướng nguồn lực của mình để sản xuất các sản phẩm khác.
- Là cơ sở của ngân sách bán hàng, ngân sách sản xuất, ngân sách tiếp thị,..
- Định hướng marketing, sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác để đạt được các mục tiêu về doanh số.
- Dự báo doanh số là một cam kết về phía bộ phận bán hàng và nó phải đạt được trong thời hạn nhất định.
Phân tích báo cáo trong nền tảng GoSELL
Để có bản báo cáo kết quả kinh doanh chỉn chu và chính xác, bạn cần ghi chép, thu thập các thông tin và thực hiện tính toán. Những công việc này sẽ làm công việc bán hàng của bạn mất thêm thời gian, công sức, và nếu được thực hiện thủ công sẽ khó tránh khỏi các sai sót vụn vặt. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của GoSELL, thì quá trình thu thập số liệu sẽ hoàn toàn tự động và bạn chỉ việc ngồi xem báo cáo.
Với những nhà quản lý phải bận rộn di chuyển liên tục sẽ thấy rất bất tiện khi bất cứ lúc nào cũng phải mở máy tính để theo dõi, kiểm tra tình hình kinh doanh. Hiểu được điều đó, nền tảng công nghệ GoSELL đã tích hợp thêm ứng dụng quản lý trên điện thoại di động – GoSELLER.
Với nền tảng này, doanh nghiệp của bạn có thể:
- Thống kê và đo lường hiệu suất kinh doanh theo tuần, tháng, năm,…
- Phân tích đơn hàng
- Phân tích số liệu đặt chỗ dịch vụ
Nền tảng quản lý bán hàng GoSELL ngày càng cập nhật thêm nhiều tính năng thiết thực, tiện dụng cho người bán hàng. Nếu bạn cảm thấy việc bán hàng thật nhiêu khê và rườm rà, GoSELL là một giải pháp toàn diện cho bạn.
Phân tích báo cáo là một phần quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của công việc kinh doanh. Nếu những số liệu trên báo cáo không phản ánh đúng thực tế sẽ khiến việc ra quyết định điều hành của cấp quản lý sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bán hàng.