Digital Marketing
Performance marketing là gì? Phương thức hoạt động như thế nào?
Trong thời đại công nghệ phát triển với vô vàng phương thức tiếp cận đem lại hiệu quả cao trong Marketing, trong đó không thể không kể đến hình thức Marketing dựa trên sự phát triển của data – Performance Marketing. Nhưng Performance Marketing là gì, phương thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu nhé!
Performance Marketing là gì?
Trước tiên hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu xem Performance Marketing là gì? Performance Marketing là một chiến lược Digital Marketing được xây dựng dựa trên kết quả, qua đó các chủ đầu tư có thể cân đo được các chi phí cần đầu tư để đưa ra cách tiếp cận và tương tác với khách hàng phù hợp. Do đó, Performance Marketing còn được coi là hình thức Marketing lý tưởng cho các doanh nghiệp đang tìm phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu trên quy mô lớn.
Performance Marketing cũng có thể hiểu là một hình thức mà doanh nghiệp chỉ chi trả cho các nhà cung cấp dịch vụ Marketing khi họ hoàn thành mục tiêu đề ra. Các mục tiêu đó có thể bao gồm: Tỷ lệ click chuột, phần trăm chốt đơn hay số lượng khách hàng tiềm năng. Có thể nói, đây chính là Marketing dựa trên hiệu suất đạt được.
Xem thêm: Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả và những sai lầm cần tránh
Phương thức hoạt động của Performance Marketing là gì?
Performance Marketing hoạt động với sự tham gia của 4 nhóm đối tượng, mỗi nhóm sẽ có vai trò riêng và hoạt động đồng bộ với nhau để dẫn đến kết quả cuối cùng như mong muốn.
Retailers và Merchants
Retailers và Merchants còn được gọi là nhà quảng cáo (Advertisers) trong Performance Marketing, là những đối tượng tìm cách quảng bá sản phẩm / dịch vụ của mình thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hay Publishers (nhà xuất bản). Những doanh nghiệp, nhà bán lẻ trong nhóm này sẽ vạch ra các chỉ tiêu trong chiến dịch và chi trả tiền khi đạt được các mục tiêu đó.
Nhóm đối tượng này sẽ tận dụng hệ thống bán lẻ hoặc người có tầm ảnh hưởng để tác động đến khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc này còn thúc đẩy doanh số, thu hút khách hàng, gia tăng ROI theo thời gian thực.
Affiliates và Publishers
Affiliates và Publishers là những đối tác tiềm năng trong Performance Marketing, còn được hiểu là nhóm “đối tác tiếp thị” nhận quảng bá sản phẩm / dịch vụ để nhận hoa hồng. Với Affiliates và Publishers tồn tại dưới nhiều hình thức như: Website đánh giá, Blog, Tạp chí online, Kênh mạng xã hội…
Nhóm đối tượng này sẽ thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm / dịch vụ, bằng cách cung cấp cho người theo dõi trên các kênh social những trải nghiệm, hiểu biết về sản phẩm / dịch vụ và đưa ra những đánh giá cá nhân theo hướng tích cực và đáng tin cậy về sản phẩm / dịch vụ đó. Kèm theo đó, họ có thể giới thiệu những ưu đãi dành riêng cho người theo dõi của họ khi sử dụng sản phẩm / dịch vụ mà họ đã quảng cáo.
Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms
Mạng lưới đối tác liên kết và nền tảng theo dõi bên thứ ba được hoạt động như một “sàn giao dịch” kết nối doanh nghiệp với các đối tác liên kết, cung cấp cho bạn rất nhiều dịch vụ như: Khả năng tổng hợp thông tin, thanh toán hoa hồng, quản lý đối tác…
Đối với các nhà bán hàng thì nền tảng thứ ba là một cách theo dõi hiệu quả, giúp người bán xác định được các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các lượt nhấp chuột, chuyển đổi khách hàng của từng đối tác liên kết với chi phí tối ưu nhất.
Ví dụ về Third-Party Tracking Platforms trong Performance Marketing là gì?
Một số ví dụ về nền tảng theo dõi cộng tác viên hàng đầu trong Performance Marketing có thể là: Commission Junction, Has Offerers, Rakuten Marketing, PepperJam… và nổi bật hơn hết đó là GoSELL với tính năng Cộng tác viên bán hàng (Affiliate Dropship).
Một ví dụ về Third-Party Tracking Platforms (đối tác bên thứ ba) có thể kể đến là GoSELL với tính năng Cộng tác viên bán hàng (Affiliate Dropship) hỗ trợ bạn xây dựng và theo dõi hoạt động của cộng tác viên (CTV) bán hàng lên đến hàng nghìn người một cách hiệu quả, nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu của bạn rộng rãi đến khách hàng.
Tiện ích của tính năng Cộng tác viên bán hàng (Affiliate Dropship) của GoSELL
Với những tiện ích mà tính năng Cộng tác viên bán hàng (Affiliate Dropship) của GoSELL mang lại sẽ giúp bạn giám sát hiệu quả hoạt động của từng CTV một cách tối ưu nhất:
- Quản lý tài khoản CTV: Xây dựng hệ thống tài khoản CTV giúp dễ dàng quản lý và theo dõi trên một nền tảng duy nhất.
- Quản lý CTV đa cấp bậc: Mở rộng hệ thống quản lý đa cấp bậc, giúp chủ cửa hàng quản lý hoa hồng dễ dàng theo từng cấp độ CTV.
- Tạo đường link giới thiệu sản phẩm: CTV có thể thông qua đường link này để quảng bá sản phẩm và nhận % hoa hồng từ người bán.
- Quản lý hoa hồng của CTV: Hỗ trợ quản lý hoa hồng (chiết khấu) CTV một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
- Quản lý đơn hàng của CTV: Cho phép quản lý đơn hàng CTV trên nhiều tài khoản hoặc nhiều kênh bán hàng khác nhau.
- Thanh toán chiết cho CTV: Dựa theo dữ liệu chiết khấu trên hệ thống, nhà quản lý có thể thực hiện thanh toán chiết khấu cho các CTV của mình.
- Tra cứu / lọc thông tin CTV: Tra cứu hay lọc thông tin CTV dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm và xử lý thông tin cần thiết.
Với tính năng Cộng tác viên bán hàng (Affiliate Dropship) của GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với các đối tác liên kết một cách dễ dàng với hiệu quả cao nhất.
Affiliate Managers và OPMs
Affiliate Managers và OPMs là người quản lý và công ty phân phối hỗ trợ cho doanh nghiệp trong Performance Marketing. Nói một cách dễ hiểu, trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ nguồn nhân lực sẽ hợp tác với một đối tác dịch vụ, công ty agency để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch marketing, thực thi, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Những nhiệm vụ của công ty agency này có thể kể đến như: Thiết kế landing page, tối ưu SEO, gửi Email Marketing, thông báo đẩy, viết Blogs,…
Sử dụng phần mềm để quản lý phân phối
Tuy nhiên, việc thuê công ty agency sẽ khá mất thời gian và chi phí cũng như khả năng giảm sát quản lý không thể chính xác và rõ ràng. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ tích hợp các tính năng Marketing chuyên nghiệp – GoSELL – không chỉ đóng vai trò như Third-Party Tracking Platforms (đối tác bên thứ ba) mà còn kiêm cả vai trò của Affiliate Managers và OPMs (Người quản lý hoặc công ty quản lý phân phối).
Các tính năng Marketing của GoSELL hỗ trợ quản lý phân phối trong Performance Marketing
Tương tự với công ty agency, GoSELL cũng cung cấp các tính năng Marketing đáp ứng được các nhiệm vụ của Performance Marketing mà công ty agency thực hiện. Các nhiệm vụ đó có thể kể đến như:
- Tạo trang landing page: Thiết kế đa dạng landing page bán hàng, giúp thu thập thông tin khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập về website.
- SEO: Tối ưu từ khóa nhận diện cho từng sản phẩm, bộ sưu tập, blog, website… tăng tỷ lệ tìm kiếm trên Google.
- Email marketing: Gửi cùng lúc hàng loạt các thông điệp, chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
- Thông báo đẩy: Gửi các thông báo về chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm qua ứng dụng trên điện thoại khách hàng.
- Blogs: Truyền tải những thông điệp về sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng, tăng tỷ lệ truy cập và nâng cao hiệu quả hoạt động SEO của website.
Không chỉ vậy, GoSELL còn cung cấp nhiều tính năng Marketing chuyên nghiệp khác như: Tạo mã giảm giá, flash sale, tạo giá bán sỉ, khách hàng thân thiết,… giúp bạn quảng bá thương hiệu một cách mạnh mẽ, cũng như giúp cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp đạt được thành công hơn cả mong đợi. Ứng dụng GoSELL vào trong Performance Marketing đồng nghĩa với việc thương hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ mở rộng được mạng lưới khách hàng với những lợi ích to lớn và kết quả tốt nhất. Hãy liên hệ với GoSELL ngay bây giờ để được tư vấn nhé!
Các câu hỏi về Performance Marketing?
Đối với người hoạt động trong lĩnh vực Marketing thì có lẽ đã hiểu rõ về Performance Marketing, tuy nhiên, với những người mới, còn xa lạ với các hình thức Marketing thì luôn có những thắc mắc về hình thức Performance Marketing. Các thắc mắc về Performance Marketing là gì?
Tại sao nên sử dụng Performance Marketing?
Có rất nhiều lợi ích mà hình thức Performance Marketing mang lại, những lợi ích nổi bật có thể kể đến là:
- Khả năng xây dựng thương hiệu thông qua đối tác thứ ba.
- Giảm rủi ro thanh toán, tiết kiệm ngân sách tiếp thị.
- Khả năng theo dõi, đo lường, đánh giá minh bạch.
- Tăng khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Những kênh phổ biến của hình thức Performance Marketing là gì?
Một vài kênh Performance Marketing phổ biến có thể kể đến là:
- Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết).
- Native Advertising (Quảng cáo tự nhiên).
- Content Marketing (Tiếp thị bằng nội dung).
- Social Media (Tiếp thị thông qua mạng xã hội).
- Search Engine Marketing (Tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm).
Rủi ro khi thực hiện Performance Marketing là gì?
Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện chiến dịch Performance Marketing là:
- Quyền riêng tư.
- Sự gian lận của đối tác liên kết cũng như sự minh bạch về vị trí.
- Độ an toàn của thương hiệu.
- Hành vi gian lận trong quảng cáo, lưu lượng không rõ ràng.
Một trong những cách để ngăn chặn và giảm thiểu các vấn đề trên đó là sử dụng phần mềm có khả năng quản lý cộng tác viên chuyên nghiệp như GoSELL, với những tiện ích có trong tính năng “Cộng tác viên” của GoSELL sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tổn thất không mong muốn có thể xảy ra với doanh nghiệp.
Với những chia sẻ trên GoACADEMY mong rằng bạn đã hiểu Performance Marketing là gì cũng như phương thức hoạt động của hình thức Marketing này như thế nào rồi nhé! Chúc bạn kinh doanh thành công.