Digital Marketing

    Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong hành trình Marketing của doanh nghiệp

    24/06/2024

    Tháp nhu cầu Maslow là một trong những công cụ hữu ích được sử dụng rộng rãi trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về lợi ích và ứng dụng của tháp Maslow trong lĩnh vực Marketing. Để hiểu hơn về tháp nhu cầu này, GoSELL sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

    tháp nhu cầu Maslow

     

    Tổng quát về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing?

    Tháp nhu cầu Maslow là một nghiên cứu về tâm lý học của con người, nó thể hiện những mong muốn có ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động phát triển của con người từ những nhu cầu cơ bản cho đến nâng cao.

    Vì khả năng phân tích nhu cầu khách hàng với mức độ chính xác cao nên tháp Maslow đã được nhiều doanh nghiệp tận dụng để xác định khách hàng mục tiêu trong các chiến dịch Marketing của mình.

    Mô hình Maslow sẽ đưa ra lời giải thích chính xác cho những hành vi và nhu cầu của khách hàng ngay cả khi chính họ cũng không nhận thức được vấn đề đó. Tạo cơ hội xây dựng các chiến lược truyền thông và tiếp thị bám sát với nhu cầu khách hàng cùng tỷ lệ chuyển đổi đạt hiệu quả tối đa.

    Tháp Maslow là một nghiên cứu về tâm lý học quan trọng của con người

    Tháp Maslow là một nghiên cứu về tâm lý học quan trọng của con người

    Xem thêm: Giới thiệu các mô hình marketing hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp

    Ý nghĩa tháp nhu cầu của Maslow

    Tháp Maslow có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế, nó giúp cho mỗi cá nhân hiểu được ảnh hưởng ảnh hưởng của từng nhu cầu trong các quyết định hành vi của mình. Cho thấy con người không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn phải được thỏa mãn nhu cầu về tinh thần xã hơn.

    Việc đáp ứng nhu cầu có mối liên kết chặt chẻ với hạnh phúc của con người dù họ đến từ bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới, các nhu cầu xã hội và thể hiện bản thân là những nhu cầu rất được xem trọng ngay cả khi các nhu cầu sinh lý cơ bản chưa được đáp ứng.

    Mặc dù những cấp bậc có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của con người, tạo động lực mạnh mẽ cho hành vi của họ, tuy nhiên những nhu cầu này vẫn không nhất thiết phải ở đúng theo từng cấp bậc nhu cầu của tháp Maslow.

    Tùy theo từng lĩnh vực mà tháp Maslow sẽ mang lại những ý nghĩa nhất định.

    Ví dụ như:

    Hệ thống cấp bậc nhu cầu của tháp Maslow thể hiện sự thay đổi trong tâm lý học của con người để từ đó tập trung vào phát triển những cá nhân khỏe mạnh đối với các lĩnh vực khoa học tâm lý.

    Đối với các chiến lược Marketing thì tháp nhu cầu có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong quá trình xác định hàng vi và tâm lý của con người, từ đó mang đến những giải pháp đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người, mang đến cho họ sự thỏa mãn, góp phần nuôi dưỡng tâm lý con người.

    Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing hiện đại

    Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow vô cùng đa dạng trong Marketing, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng để từ đó nâng cao hiệu quả tiếp cận và thu hút được khách hàng tiềm năng nhanh chóng. Một vài ứng dụng của nhu cầu tháp Maslow trong Marketing có thể kể đến như sau:

    Định vị được phân khúc khách hàng

    Mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu mua hàng khác nhau, do đó doanh nghiệp của bạn có thể dựa trên nhu cầu của khách hàng để phân nhóm họ và đưa ra các chiến lược hoặc dòng sản phẩm phù hợp.

    Thông thường dòng sản phẩm đồ ăn, thức uống, quần áo,… có mức giá rẻ và trung bình sẽ phục vụ cho nhu cầu sinh lý con người. Những dịch vụ bảo hiểm, thuốc chữa bệnh,… sẽ phù hợp với nhu cầu an toàn của con người.

    Nếu muốn việc quản lý và phân nhóm khách hàng được thuận lợi hơn, bạn nên ứng dụng thêm phần mềm tích hợp hệ thống CRM như GoSELL để có thể lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng tập trung tại một hệ thống duy nhất. Bạn sẽ dễ dàng phân nhóm theo nhu cầu hay phân khúc cụ thể chỉ với vài thao tác đơn giản trên hệ thống. Nhờ đó, khi triển khai các chiến dịch Marketing bạn có thể tiếp cận được chính xác đối tượng trong phân khúc mà bạn đang hướng đến một cách dễ dàng.

    Xây dựng chân dung khách hàng

    Tháp nhu cầu Maslow còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp khả năng nhận thức rõ ràng về khách hàng của mình, qua đó có thể phác họa chi tiết về nhu cầu khách hàng và xác định khách hàng của mình đang thuộc bậc nào trong tháp Maslow.

    Xác định được cấp bậc của khách hàng trong tháp Maslow sẽ giúp bạn có thể vẽ chi tiết được chân dung của khách hàng, hiểu được nhu cầu thiết yếu của họ để điều chỉnh chiến lược tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ sao cho phù hợp nhất.

    Thiết kế thông điệp

    Sau khi phát họa được chân dung khách hàng với tất cả các thông tin như nhu cầu, hành vi mua hàng, đặc điểm khách hàng,… bạn có thể đưa ra thông điệp tiếp thị cho các chiến dịch Marketing của khách hàng. Một thông điệp thu hút và hấp dẫn cần phải thỏa mãn được các vấn đề như:

    • Giải quyết được nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm.
    • Những kênh tiếp thị phù hợp để thông điệp xuất hiện.
    • Thuyết phục được khách hàng tin rằng sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
    • Dễ nghe, dễ đọc và có tính lan tỏa mạnh mẽ với khách hàng ở bậc nhu cầu tương ứng.

    Để sở hữu một thông điệp thật sự thu hút đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng không hề đơn giản, đây là một thử thách khá lớn cho doanh nghiệp vì chỉ cần sai một ly sẽ đi một dặm. Nếu không đủ tự tin vào việc thiết kế thông điệp Marketing, bạn có thể nhờ đến dịch vụ tư vấn và triển khai Marketing của GoSELL.

    Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm thực chiến qua nhiều chiến lược Marketing lớn nhỏ khác nhau, GoSELL sẽ nghiên cứu và phân tích doanh nghiệp bạn theo nhiều hướng khác nhau như tháp nhu cầu Maslow, mô hình SMART, Marketing 4P, AISAS,…  để đưa ra cho bạn những lời khuyên và chỉ dẫn đúng đắn, giúp bạn sáng tạo ra một thông điệp tiếp thị phù hợp và hiệu quả, đánh đúng nhu cầu khách hàng với tỷ lệ chuyển đổi mạnh mẽ.

    GoSELL ứng dụng tháp Maslow để tư vấn thông điệp Marketing cho doanh nghiệp

    GoSELL ứng dụng tháp Maslow để tư vấn thông điệp Marketing cho doanh nghiệp

    Xem thêm: 7p trong marketing là gì? Mô hình marketing mix 7p

    Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp

    Nhờ tháp nhu cầu Maslow bạn sẽ biết khách hàng và sản phẩm mà bạn đang cung cấp đang ở cấp bậc nào, dựa vào đặc điểm của bậc nhu cầu tương ứng kết hợp với định hướng của doanh nghiệp thì bạn có thể lựa chọn và xây dựng kênh tiếp thị phù hợp với chiến dịch Marketing.

    Với khách hàng có nhu cầu sinh lý thì kênh tiếp thị phù hợp thường là các kênh Offline, các kênh Online như Facebook, TikTok sẽ thích hợp với khách hàng ở nhu cầu xã hội, trong khi đó website và app có thể đáp ứng cho nhóm khách hàng ở bậc an toàn,… Tương tự như vậy mỗi cấp bậc sẽ có kênh tiếp thị phù hợp để bạn có thể tận dụng tối đa được hiệu quả tiếp thị.

    Nếu bạn không có kỹ năng hay kiến thức về xây dựng và phát triển kênh tiếp thị Online, bạn có thể sử dụng giải pháp bán hàng và dịch vụ Marketing tổng thể của GoSELL. Bất kể bạn muốn tạo website, app hay xây dựng kênh Facebook, TikTok,… thì GoSELL vẫn có thể giúp bạn một cách toàn diện. Song song đó, GoSELL còn hỗ trợ bạn vận hành và phát triển kênh tiếp thị (Website, Facebook, Tiktok,…) theo đúng định hướng khách hàng với nguồn ngân sách tối ưu nhất.

    Hỗ trợ SEO website hiệu quả

    Bước đầu tiên khi triển khai chiến lược SEO chính là phân tích khách hàng để có hướng phát triển SEO phù hợp. Việc hiểu rõ được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có thể xây dựng bộ từ khóa phù hợp để có kỹ thuật triển khai Content đúng đắn, đánh mạnh vào nhóm khách hàng có nhu cầu tương ứng, mang lại nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.

    Để quá trình SEO website được thuận lợi hơn, bạn có thể nhờ đến GoSELL để được hỗ trợ tối ưu SEO website một cách toàn diện từ bước nghiên cứu, lên kế hoạch đến triển khai và hoàn thiện. Đồng thời, GoSELL còn cung cấp dịch vụ Content Marketing giúp bạn triển khai những nội dung chuẩn SEO một cách khoa học với những thông tin giá trị, hữu ích giải quyết được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Khi hợp tác với GoSELL, bạn có thể nắm bắt được chính xác tiến độ công việc thông qua các báo cáo minh bạch được gửi định kỳ, đảm bảo sự trung thực trong từng bước thực hiện.

    SEO website với nội dung tiếp thị chuyên nghiệp cùng GoSELL

    SEO website với nội dung tiếp thị chuyên nghiệp cùng GoSELL

    Xem thêm: Ứng dụng hiệu quả mô hình AISAS trong marketing

    Ảnh hưởng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing theo 5 cấp bậc cơ bản

    Trong các chiến lược Marketing việc xác định được hành vi và tâm lý của khách hàng là vấn đề quan trọng phải được thực hiệu tốt. Khi đó, tháp nhu cầu Maslow có thể hỗ trợ bạn làm tốt được công việc này.

    Tháp Maslow ảnh hưởng đến quá trình tiếp thị và truyền thông của bạn theo 5 bậc cụ thể như sau:

    Nhu cầu về sinh lý (Physiological needs)

    Nhu cầu về sinh lý là những nhu cầu cần thiết để con người có thể tồn tại như ăn uống, ăn mặc, sinh hoạt, đi đứng,… Đây là những nhu cầu con người phải được đáp ứng đầy đủ thì mới có thể có những nhu cầu cao hơn.

    Nắm bắt được tâm lý này các doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển những chiến thuật Marketing phù hợp cho từng đối tượng.

    Một số ví dụ về nhu cầu sinh lý có thể kể đến như sau:

    • Công ty về nước uống Aquafina: Có thông điệp là “Làm dịu cơn khát bằng sự tinh tế”. Qua đó cho thấy họ đã xây dựng nội dung tập trung vào việc làm nổi bật hương vị tinh khiết và tươi mát của nước. Đưa mong muốn của sản phẩm là “làm dịu cơn khát” lên các phương tiện truyền thông như website, OOH hay TVC, đánh mạnh vào nhu cầu sinh lý của con người, kích thích nhu cầu sử dụng của họ.
    • Thức ăn nhanh McDonald’s: Một thông điệp nổi bật của McDonald’s là “Chiếc burger khổng lồ”, dùng đến 2 biển quảng cáo lớn với hình ảnh chiếc burger khổng lồ tràn ra khỏi màn hình, đánh thẳng vào nhu cầu bẩm sinh của con người đó là ăn uống. Qua đó, mời gọi được nhiều khách hàng đến thưởng thức burger.

    Các chiến dịch tiếp thị của McDonald's thường đánh vào nhu cầu sinh lý của con người

    Các chiến dịch tiếp thị của McDonald’s thường đánh vào nhu cầu sinh lý của con người

    Nhu cầu về sự an toàn (Safety needs)

    Nhu cầu an toàn sẽ được kích hoạt khi các yếu tố về nhu cầu sinh lý đã được đảm bảo. Trong cấp bậc này, con người sẽ mong muốn được cảm thấy an toàn, không phải sợ hãi hay lo lắng về các mối đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

    Các doanh nghiệp về bảo hiểm thường sẽ tạo các chiến dịch Marketing đánh vào nhu cầu này của khách hàng. Họ sẽ thường tìm kiếm các khách hàng có “nỗi đau” về an toàn và đưa ra những thông điệp truyền thông “xoa dịu nỗi đau” đó.

    Một số ví dụ thực tế về nhu cầu sinh lý có thể kể đến như sau:

    • Công ty bảo hiểm Zurich Insurance: Áp dụng chiến lược Marketing đánh vào nhu cầu bảo mật vốn của khách hàng. Họ chú trọng vào vấn đề tiết kiệm, giá trị, sự đảm bảo, niềm tin tưởng, hài lòng và an tâm. Những từ khóa này đã đáp ứng được nhu cầu bảo mật tài sản của khách hàng và kích thích họ trải nghiệm dịch vụ.
    • Camera của Xiaomi: Được quảng cáo với các tính năng như camera chất lượng cao với độ phân giải 2K và góc nhìn lên tới 180°, theo dõi chuyển động của người và gửi cảnh báo khi có người lạ. Những tính năng này đáp ứng cho nhu cầu về an toàn của con người, giúp họ có thể phòng ngừa được các mối đe dọa. Nhờ đó, đây trở thành mặt hàng bán khá chạy của Xiaomi.

    Nhu cầu xã hội và quan hệ tình cảm (Love and Belonging)

    Khi đã đáp ứng được hai nhu cầu trên của tháp nhu cầu Maslow, thì nhu cầu về những yếu tố tinh thần lại sẽ con người quan tâm nhiều hơn. Nhu cầu xã hội là các biểu hiện như: Giao tiếp xã hội, tương tác với người khác, tham gia vào các tổ chức cộng đồng, gắn kết gia đình,…

    Nếu yếu tố này không được đáp ứng thì con người sẽ thấy cô đơn lạc lõng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần dẫn đến có triệu chứng tinh thần không ổn định, khuynh hướng chống đối xã hội, trầm cảm.

    Dựa vào nhu cầu này, các doanh nghiệp đã thực hiện các chiến lược tiếp thị nêu bật được cảm xúc giữa người và người, tạo ra những rung cảm, mang đến cảm giác an ủi, chữa lành với sản phẩm được lồng ghép một cách tinh tế. Qua đó, bạn sẽ để lại được ấn tượng thương hiệu sâu sắc trong tâm trí khách hàng.

    Một số ví dụ thực tế về nhu cầu xã hội và quan hệ tình cảm có thể kể đến như sau:

    • Nước giải khát Pepsi: Thành công với chiến dịch quảng bá thương hiệu qua MV Mang tết về nhà – Sống trọn từng khoảnh khắc. Trong đó, thương hiệu đã tập trung vào làm nổi bật tình cảm gia đình vào mùa Tết đoàn tụ, tạo cho người xem những xúc cảm chân thật, khiến họ cảm thấy muốn được về nhà cùng cha mẹ ngay. Sau chiến dịch này, mỗi khi đến Tết hay dịp lễ hội nào thì người xem vẫn sẽ nhớ đến hình ảnh lon Pepsi trên bàn tiệc. Đây được xem là chiến lược Marketing thành công khi đánh trúng vào nhu cầu xã hội của con người.
    • Chiến dịch Vẽ hoa hướng dương: Để hỗ trợ bệnh nhân bị ung thư đã rầm rộ trong một thời gian dài. Chiến dịch này kêu gọi cư dân mạng đăng hình vẽ hoa hướng dương với những hashtag liên quan lên Facebook. Chiến dịch này nhắm đúng vào nhu cầu xã hội của khách hàng nên nhận được hưởng ứng rất nhiệt liệt. Sau chiến dịch đó sự chú ý của xã hội với công ty dược phẩm Eco đã tăng lên cao với những nhận diện tích cực từ cộng đồng.

    Chiến dịch của công ty dược phẩm Eco đã tận dụng thành công nhu cầu xã hội của con người

    Chiến dịch của công ty dược phẩm Eco đã tận dụng thành công nhu cầu xã hội của con người

    Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

    Ở tầng 4 của tháp nhu cầu Maslow này, con người luôn cố gắng để đạt được sự kính trọng, tin tưởng, nể phục của người khác với danh tiếng, địa vị, tiếng nói trong một bộ phận, tổ chức hay cộng đồng nào đó.

    Bên cạnh đó, nhu cầu này còn thể hiện ở lòng tự trọng, đạo đức của mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh những điều tiếng không đáng có.

    Khi này, các doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến thuật Marketing tiếp cận khách hàng bằng cách phân phối các sản phẩm có giá trị, thể hiện được đẳng cấp của người sử dụng. Những khách hàng ở phân khúc này thường là người có tư tưởng và chính kiến mạnh mẽ nên khi tiếp cận nhóm khách hàng này bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

    Một số ví dụ thực tế về nhu cầu nhu cầu được kính trọng có thể kể đến như sau:

    • Lamborghini: Khi nhắc đến biểu tượng trong thế giới xe hơi hạng sang thì không thể không nhắc đến biểu tượng của dòng xe Lamborghini. Biểu tượng của dòng xe Lamborghini được truyền thông là một biểu tượng tượng trưng cho cung hoàng đạo Kim Ngưu với hai màu đen – vàng, trong đó màu đen tượng trưng cho quyền lực, màu vàng thể hiện sự sang trọng. Các chiến lược Marketing của Lamborghini luôn tập trung vào việc tạo dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu cao cấp và sang trọng, người sở hữu xe Lamborghini sẽ được đánh giá là một người đẳng cấp.
    • Louis Vuitton: Được xem là thương hiệu bậc nhất trong giới thời trang xa xỉ với các chiến lược Marketing “đắt xắt ra miếng”. Thương hiệu này đánh mạnh vào nhóm khách hàng có nhu cầu được kính trọng, nên các chiến dịch tiếp thị thường được diễn ra dưới dạng sự kiện với sự góp mặt của những người nổi tiếng và các khách mời sẽ là khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu với những đặc quyền riêng biệt. Chính vì vậy, khi có người sử dụng thời trang Louis Vuitton thì sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và nể phục của nhiều người.

    Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization)

    Nhu cầu được thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất, nằm trên đỉnh của tháp nhu cầu Maslow. Tâm lý thể hiện bản thân sẽ xuất phát từ mong muốn tự phát triển của con người, điều này cho thấy họ đang mong muốn có thể tạo ra những dấu ấn quan trọng và khó quên trong đời.

    Nhu cầu này thường xuất hiện ở những con người thành công, họ đã đạt được tất cả mọi thứ mình mong muốn và đang tìm kiếm thêm những giá trị thực sự cho riêng mình. Nếu không tạo ra được những giá trị riêng, họ sẽ thực sự tiếc nuối và buồn bã khi họ được sống.

    Trong Marketing để đáp ứng được nhu cầu này của con người sẽ có những chiến lược và kế hoạch khác nhau để đề cao tính cá nhân hóa cho từng đối tượng cụ thể. Hoặc chính con người cũng sẽ đứng ra truyền thông cho chính bản thân mình.

    Một số ví dụ thực tế về nhu cầu nhu cầu được thể hiện bản thân có thể kể đến như sau:

    • Nghệ sĩ Chi Pu: Một chiến lược Marketing bản thân thành công đó chính là nghệ sĩ Chi Pu, bạn không thể phủ nhận sự viral của Chi Pu cho đến hiện tại qua chương trình “Chị đẹp đạp sóng rẽ gió” của Trung Quốc. Đây là một chiến lược truyền thông của chương trình “Chị đẹp đạp sóng rẽ gió” thu về rất nhiều phản ứng tích cực. Trong đó, biết được tầm ảnh hưởng của Chi Pu tại thị trường Việt Nam, chương trình đã mời Chi Pu tham gia và tạo cơ hội để cô ấy được thể hiện bản thân qua nhiều đêm diễn khác nhau, thu hút lượng xem vô cùng lớn, đồng thời còn được Việt Nam mua lại bản quyền để tạo chương trình “Chị đẹp đạp sóng rẽ gió” phiên bản Việt. Vào những mùa “Chị đẹp đạp sóng rẽ gió” sau này, ban tổ chức còn phát lại các video có sự góp mặt của Chi Pu để quảng bá chương trình đến người xem.
    • Thẩm mỹ viện làm đẹp Mailisa: Gần đây rầm rộ với các chiến dịch hát múa để khen ngợi và tôn vinh sếp Mai và sếp Duyên – đây là hai người chủ của thương hiệu Mailisa. Trong chiến dịch tiếp thị này, chủ thương hiệu đã được thể hiện bản thân của mình qua những MV quảng cáo của thẩm mỹ viện, cũng được xem là chủ đề trọng tâm xuyên suốt các chiến dịch Marketing của thương hiệu này. Câu hát “Sếp em Mailisa” đã trở nên viral và ghi ấn tượng sâu sắc với cộng động, không chỉ giúp thương hiệu Mailisa tăng độ nhận diện mà còn đưa hình ảnh hai người chủ doanh nghiệp trở nên thân thuộc với cộng đồng người xem trên cả nước.

    Mailisa là một minh chứng thành công cho chiến lược tiếp thị đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của con người

    Mailisa là một minh chứng thành công cho chiến lược tiếp thị đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của con người

    3 yếu tố mở rộng trong tháp nhu cầu Maslow

    Bên cạnh 5 bậc nhu cầu cơ bản kể trên, tháp nhu cầu Maslow còn được mở rộng thêm 3 bậc để có thể nắm được tâm lý của con người một cách rõ ràng và cụ thể hơn. 3 nhu cầu mở rộng của tháp nhu cầu sẽ bao gồm:

    • Nhu cầu về nhận thức (Cognitive Needs): Đây là nhu cầu mong muốn được tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới ở mọi khía cạnh và lĩnh vực trên thế giới.
    • Nhu cầu về thẩm mỹ (Aesthetic Needs): Đây là nhu cầu được đẹp muốn hoàn thiện bản thân mình để trở nên tốt hơn (chỉnh chu trong cách ăn diện, quan tâm chăm sóc da, thẩm mỹ,…) thường có khuynh hướng về hội họa, nghệ thuật hoặc kiến trúc.
    • Nhu cầu siêu hình (Self-Transcendence): Đây là nhu cầu khó hình dung vì nó hướng đến những giá trị siêu nhiên, trực giác, lòng vị tha, bác ái,… đưa tinh thần lên mức tối cao khi cảm nhận về cuộc đời.

    Bạn có thể phân tích khách hàng ở 3 cấp bậc mở rộng nếu khách hàng của bạn chưa thực sự phù hợp với 5 cấp bậc cơ bản của tháp nhu cầu Maslow. Tuy nhiên, các cấp bậc mở rộng sẽ không thể cung cấp được những thông tin rõ ràng và chi tiết như các cấp bậc cơ bản, do đó bạn hãy chú ý khi phân tích khách hàng ở 3 cấp bậc này nhé!

    Bên cạnh 5 yếu tố cơ bản, tháp Maslow còn thêm 3 yếu tố mở rộng

    Bên cạnh 5 yếu tố cơ bản, tháp Maslow còn thêm 3 yếu tố mở rộng

    Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hết các thông tin liên quan đến tháp nhu cầu Maslow trong Marketing rồi đấy. Những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm và xác định khách hàng mục tiêu cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp nên bạn đừng bỏ qua bất kỳ phần nào nhé! Mong rằng bạn sẽ có thật nhiều chiến lược Marketing thành công với tỷ lệ chuyển đổi hơn cả mong đợi.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Tags:

    Đăng ký thành viên