Digital Marketing

    7p trong marketing là gì? Mô hình marketing mix 7p

    10/10/2023

    Nếu bạn là một doanh nghiệp đang tìm cách tăng cường các nỗ lực tiếp thị thì nhất định phải luôn ghi nhớ 7p trong marketing khi phát triển các kế hoạch của mình để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Vậy mô hình marketing mix 7p là gì? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

    7p trong marketing là gì? Mô hình marketing mix 7p

    7p trong marketing mix là gì? 

    Marketing mix liên quan chủ yếu đến 4p bao gồm sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng bá và ba yếu tố bổ sung khác đáp ứng những thách thức của dịch vụ tiếp thị bao gồm con người, quy trình và bằng chứng vật lý. 

    7p trong marketing mix là gì? 

    Say đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng thành phần của mô hình 7p trong marketing mix:

    Sản phẩm (Product)

    Khách hàng chỉ quan tâm đến một điều: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể làm gì cho họ. Vì vậy, khi đề cập 7p trong marketing, hãy ưu tiên làm cho sản phẩm của bạn tốt nhất có thể và tối ưu hóa các dòng sản phẩm của bạn sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

    Cách tiếp cận này được gọi là “tiếp thị dựa trên sản phẩm”. Một số khía cạnh bạn nên quan tâm về một sản phẩm bao gồm: 

    • Thiết kế
    • Chất lượng
    • Đặc tính
    • Lựa chọn
    • Bao bì
    • Định vị thị trường

    Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh thì điều cần làm trước tiên là tiến hành phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh kỹ lưỡng như một phần của quá trình phát triển sản phẩm. 

    Vậy làm thế nào để tiếp thị sản phẩm thành công? Sau đây là 5 yếu tố mà GoACADEMY đã đúc kết dành riêng cho bạn:

    • Tập trung nỗ lực tiếp thị của bạn vào việc thúc đẩy người tiêu dùng thử những sản phẩm mà bạn cung cấp, đồng thời nhận lại những phản hồi từ họ.
    • Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và sử dụng kiến ​​thức đó để truyền đạt giá trị sản phẩm của bạn.
    • Định vị bản thân như một đồng minh của khách hàng bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích nhằm giải quyết vấn đề của khách hàng mục tiêu.
    • Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ và cho người khác biết lý do tại sao họ đánh giá cao về thương hiệu của bạn.
    • Đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường.

    Sản phẩm (Product)

    Giá bán (Price)

    Khi đề cập đến giá cả của 7p trong marketing, bạn cần hiểu rõ khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm mà bạn cung cấp, cũng như tỷ suất lợi nhuận và chi phí liên quan đến việc bán những sản phẩm đó (tiền thuê, thiết kế website bán hàng, tiền công nhân viên, phí cổng thanh toán,…). 

    Giá bán (Price)

    Bạn nên xem lại chiến lược định giá của mình thường xuyên để đảm bảo rằng việc định giá sản phẩm đã gửi đúng thông điệp về thương hiệu và phản ánh vị thế của bạn trên thị trường. Một số chiến lược định giá thường được các doanh nghiệp áp dụng như: 

    • Định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh để tạo ấn tượng về sản phẩm chất lượng cao hơn.
    • Chiến lược định giá một sản phẩm tương tự với đối thủ cạnh tranh, sau đó thu hút sự chú ý đến các tính năng hoặc lợi ích mà các thương hiệu khác thiếu.
    • Định giá sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thâm nhập vào thị trường hoặc thu hút người tiêu dùng quan tâm về giá cả sản phẩm.
    • Lên kế hoạch tăng giá sau khi thương hiệu được thành lập hoặc hạ giá để làm nổi bật giá trị của một mẫu sản phẩm mới cập nhật.
    • Đặt giá cơ bản cao hơn để làm cho các chương trình khuyến mãi trở nên hấp dẫn hơn.

    Tham khảo thêm: Chiến lược định giá bán sỉ cho sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ

    Địa điểm (Place)

    Địa điểm là nơi các sản phẩm của bạn được nhìn thấy, sản xuất, bán hoặc phân phối. Điều này có thể đề cập đến mặt tiền cửa hàng, cửa hàng trực tuyến, nhà kho,… Địa điểm thường phản ánh hoạt động kinh doanh của bạn và cách mà bạn mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

    Dưới đây là một số câu hỏi thường được đề cập khi nói đến địa điểm của 7p trong marketing

    • Người tiêu dùng sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn ở đâu?
    • Những loại cửa hàng nào mà khách hàng tiềm năng thường đến? 
    • Doanh nghiệp của bạn thiết lập kênh phân phối sản phẩm ra sao? Có khác gì so với các đối thủ cạnh tranh?
    • Bạn có nên xây dựng hệ thống phân phối đa kênh hay không?

    Địa điểm (Place)

    Chiêu thị (Promotion)

    Với chiêu thị là một phần quan trọng của marketing mix mà bất kỳ doanh nghiệp cũng cần quan tâm và nghiên cứu. Chiêu thị bao gồm các hoạt động quảng cáo truyền hình, báo chí, tiếp thị nội dung, chiến lược truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, quảng cáo hiển thị hình ảnh, chiến lược kỹ thuật số, truyền thông tiếp thị, tiếp thị công cụ tìm kiếm, quan hệ công chúng và rất nhiều những hình thức khác nữa.

    Tất cả các kênh quảng bá này liên kết toàn bộ marketing mix lại với nhau thành một chiến lược đa kênh 

    • Một khách hàng nhìn thấy chương trình khuyến mãi tại cửa hàng và sử dụng điện thoại của họ để kiểm tra giá và đọc các bài đánh giá.
    • Những đánh giá đó xuất hiện trên các trang web đánh giá có thứ hạng cao và nâng cao mức độ tin tưởng của người tiêu dùng với thương hiệu.
    • Họ xem trang web của thương hiệu, nơi tập trung vào các tính năng độc đáo của sản phẩm.
    • Khách hàng mua sản phẩm và bạn gửi email cảm ơn bằng cách sử dụng công cụ tự động hóa tiếp thị.

    Để phát huy hiệu quả tối đa của các chiến lược chiêu thị: 

    • Trang bị kiến thức về tất cả các kênh tiếp thị hiện có và tận dụng tối đa chúng để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
    • Thực hiện các chiến lược tiếp thị nhắm đến đối tượng mục tiêu khách hàng cụ thể.
    • Xây dựng các chiến lược quảng bá dựa trên hành vi của khách hàng.
    • Kiểm tra phản hồi của khách hàng đối với các chương trình khuyến mãi khác nhau và điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp.

    Chiêu thị (Promotion)

    Con người (People)

    Con người bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Đó có thể là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng. 

    Khi đề cập đến yếu tố con người của 7p trong marketing, nhân viên công ty luôn được quan tâm hàng đầu vì họ sẽ đóng vai trò là bộ mặt cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể có một sản phẩm tốt, nhưng nếu nhân viên của bạn không thể truyền đạt các tính năng và lợi ích của nó cũng như mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, bạn sẽ rất khó đạt được thành công.

    Đưa thành phần con người vào tổ hợp tiếp thị của bạn bằng cách xây dựng một ngũ nhân viên được đào tạo toàn diện, am hiểu về sản phẩm, thương hiệu, đồng thời tạo ra một nền văn hóa công ty có thể tiếp thị rộng rãi đến khách hàng. 

    Dưới đây là những gì bạn có thể làm để đảm bảo nhân viên của bạn đang tạo ra tác động tích cực đến khách hàng: 

    • Đào tạo và phát triển kỹ năng tiếp thị đối với đội ngũ bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng,…
    • Suy nghĩ về văn hóa công ty và phong cách riêng của thương hiệu.
    • Tập trung vào quản lý quan hệ khách hàng, tạo ra các kết nối chân thực và xây dựng lòng trung thành khách hàng. 

    Con người (People)

    Tham khảo thêm: 7 bí quyết để quản lý nhân viên và đội nhóm của bạn hiệu quả

    Quy trình (Profcess)

    Quy trình của 7p trong marketing đề cập đến các quy trình liên quan đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho khách hàng. Điều này bao gồm các khía cạnh như kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, cách tiếp cận phân phối và cách bạn quản lý các mối quan hệ với khách hàng. 

    Sau khi áp dụng các quy trình tập trung vào khách hàng, bạn sẽ hỗ trợ nhân viên của mình mang lại trải nghiệm khách hàng tích cực và nhất quán cũng như làm việc hiệu quả hơn. Các quy trình của bạn càng cụ thể và liền mạch, thì nhân viên của bạn càng có thể thực hiện chúng một cách suôn sẻ hơn. 

    Một số câu hỏi bạn có thể xem xét khi nghiên cứu về quy trình trong marketing mix như: 

    • Dịch vụ hậu cần trong kênh phân phối chính của bạn có tiết kiệm chi phí không?
    • Kế hoạch chăm sóc khách hàng sau khi giao hàng của bạn như thế nào? 
    • Bạn có đủ nhân viên để đáp ứng các quy trình sản xuất và bán hàng vào các dịp đặc biệt không? 
    • Quy trình từ khâu bán hàng, giao hàng đến chăm sóc khách hàng sau mua đã tối ưu hóa chưa? 

    Bằng chứng vật lý (Physical evidence)

    Bằng chứng vật lý là các nhân tố mà khách hàng của bạn nhìn thấy khi họ tương tác với doanh nghiệp của bạn. Điều này bao gồm nơi mà bạn trình bày sản phẩm / dịch vụ của mình (offline lẫn online), logo, thương hiệu, bao bì sản phẩm, sự hiện diện trên mạng xã hội,…

    Giống như khi nói đến thức ăn nhanh, bạn sẽ nghĩ ngay đến KFC. Hoặc nói đến thương hiệu cà phê nổi tiếng, bạn không thể không liên tưởng đến Trung Nguyên, Highlands. Đó là những bằng chứng vật lý mà các thương hiệu lớn đã thiết lập trong tâm trí người tiêu dùng.

    GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mô hình marketing 7p hiệu quả

    7p trong marketing có thể được áp dụng cho tất cả các khía cạnh của marketing mix. Sản phẩm, giá cả, địa điểm, quảng bá, con người, quy trình và bằng chứng vật lý phải được xem xét một cách toàn diện để đảm bảo rằng bạn đã gửi một thông điệp nhất quán về doanh nghiệp và thương hiệu của bạn.

    Để thực hiện tốt quá trình này, bộ giải pháp hỗ trợ bán hàng toàn diện GoSELL chính là cánh tay đắc lực giúp bạn triển khai mô hình marketing 7p hiệu quả.

    GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mô hình marketing 7p hiệu quả

    Sở hữu các tính năng hữu ích

    • Quản lý sản phẩm: Cho phép bạn quản lý toàn bộ các sản phẩm trên nhiều nền tảng khác nhau theo đa dạng các phương thức như mã SKU, mã vạch, mã IMEI và theo mã seri. 
    • Tạo giá bán sỉ: Cho phép tạo giá bán sỉ sản phẩm / dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng, khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn với một mức giá tốt nhất.
    • Quản lý nhà cung cấp: Giúp người bán theo dõi danh sách đơn vị cung cấp hàng hóa của mình, bao gồm: Tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng…
    • Quản lý kho hàng: Đồng bộ dữ liệu tồn kho đa kênh, giúp kiểm soát toàn bộ số lượng hàng tồn trong kho và quản lý hoạt động phân phối hàng hóa.
    • Hỗ trợ marketing (email marketing, tạo landing page, blogs,…): hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chiêu thị, thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả.
    • Quản lý nhân viên: Kiểm soát hiển thị với toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh. Đồng thời, theo dõi hoạt động của nhân viên, quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên dễ dàng.
    • Phân tích báo cáo: Xem thống kê, phân tích doanh thu mọi lúc mọi nơi theo thời gian, theo kênh bán hàng, theo chi nhánh, theo nền tảng, theo nhân viên và theo khu vực.
    • Tích hợp Google Analytics và Tag Manager: Thống kê phân tích hành vi khách hàng truy cập vào website. 
    • Ngoài ra, GoSELL còn hàng loạt các tính năng khác giúp bạn xây dựng các bằng chứng vậy và phát triển thương hiệu doanh nghiệp thành công đang chờ bạn khám phá. 

    Kết luận

    Khi các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và kỳ vọng của khách hàng tiếp tục phát triển nhanh chóng, bạn nên cập nhật liên tục mô hình 7p trong marketing. Bằng cách thường xuyên đánh giá và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình, bạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp của mình cơ hội thành công tốt nhất trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt. GoACADEMY chúc doanh nghiệp của bạn kinh doanh thành công!

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên