Câu chuyện kinh doanh
Các nguyên tắc xây dựng thực đơn mà chủ nhà hàng, quán ăn nên biết
Thực đơn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách và có trách nhiệm tạo nên ấn tượng đầu tiên. Các quán ăn, nhà hàng luôn cần quan tâm đến các nguyên tắc xây dựng thực đơn để chắc chắn rằng mình đã có thể tối ưu thực đơn món ăn của riêng mình.
Thế nào là thực đơn dành cho quán ăn, nhà hàng
Thực đơn là gì?
Thực đơn của quán ăn hoặc nhà hàng là bảng danh mục liệt kê các món ăn và đồ uống mà quán ăn, nhà hàng đó cung cấp cho khách hàng. Thường được trình bày một cách hấp dẫn và rõ ràng, bao gồm thông tin về tên món, mô tả món ăn, giá cả và có thể đi kèm với hình ảnh minh họa.
Thực đơn giúp khách hàng biết được sự đa dạng của các món ăn và đồ uống mà quán cung cấp, giúp họ lựa chọn món phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình. Ngoài ra, thực đơn cũng có thể cung cấp thông tin về các yếu tố đặc biệt như món ăn chay, món phổ biến nhất của quán, hoặc các món đặc sản địa phương.
Vai trò của thực đơn
Bên cạnh là công cụ để cung cấp những thông tin về món ăn cho khách hàng, thực đơn còn đóng những vai trò không kém phần quan trọng khác đối với các quán ăn, nhà hàng cụ thể như:
- Công cụ quảng cáo: Thực đơn giúp giới thiệu quy mô của nhà hàng và các món ăn phổ biến đến khách hàng mới. Nó cũng chứa thông tin cơ bản như tên nhà hàng, địa chỉ, logo, slogan, số điện thoại, và website. Thậm chí, nhiều nhà hàng sử dụng hình ảnh thực đơn để chạy quảng cáo trực tuyến.
- Hỗ trợ giám sát phục vụ: Trong trường hợp thực đơn dùng cho các buổi tiệc hay sự kiện, thực đơn giúp quản lý kiểm soát, nắm bắt tình hình phục vụ các món ăn. Đối với thực đơn gọi món thông thường, thực đơn giúp nhân viên kế toán giám sát chi phí và doanh thu của nhà hàng.
- Chuẩn bị nguyên liệu và công cụ: Thực đơn giúp nhà hàng lập kế hoạch nhập kho hàng hóa một cách hợp lý, dựa vào nhu cầu của các món trong thực đơn.
- Làm cơ sở hạch toán: Thực đơn cung cấp cơ sở dữ liệu để tính toán chi phí nguyên liệu, các khoản thuế, doanh thu, lợi nhuận, v.v. Dựa vào các con số này, nhà quản lý có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận.
Các loại thực đơn chính với các quán ăn, nhà hàng
Tùy vào mô hình kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến, các quán ăn, nhà hàng có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là một số loại thực đơn phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Thực đơn theo buổi ăn (Breakfast, Lunch, Dinner Menu): Phân chia thực đơn dựa trên các bữa ăn trong ngày như sáng, trưa và tối. Mỗi bữa ăn sẽ có những món ăn phù hợp và đa dạng.
- Thực đơn theo loại món (Vegetarian, Dessert, Diet Menu): Chia thực đơn thành các nhóm món ăn dựa trên loại hình như ăn chay, món tráng miệng, ăn kiêng,…
- Thực đơn tự chọn (Buffet Menu): Khách hàng trả tiền một khoản cố định và được thưởng thức thoải mái số lượng món ăn trong gói đã chọn. Nhà hàng cần tính toán và ước lượng chi phí từng suất ăn để đưa ra giá cho thực đơn Buffet.
- Thực đơn gọi món (Alacarte menu): Đây là loại thực đơn cho phép khách hàng chọn món lẻ theo nhu cầu. Mỗi món ăn đã được niêm yết giá, kèm theo mô tả chung để thực khách dễ dàng lựa chọn.
- Thực đơn theo bữa (Set Menu): Đây là thực đơn cố định với giá tiền đã được xác định cho một bữa ăn. Thực đơn này thường được sử dụng tại các buổi tiệc như tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan,…
Có thể bạn quan tâm: Khám phá thực đơn nhà hàng 5 sao đẳng cấp nhất Việt Nam
Các nguyên tắc xây dựng thực đơn hữu ích với các quán ăn, nhà hàng
Tận dụng nguyên liệu chính để đa dạng món ăn
Nguyên tắc xây dựng thực đơn đầu tiên mà các quán ăn, nhà hàng cần lưu chính là đa dạng hóa các món ăn từ nguyên liệu chính. Ví dụ, khi sử dụng nguyên liệu mực, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp chế biến khác nhau như mực xào, mực hấp, mực chiên tỏi, mực chiên bơ, mực nhồi thịt,… Điều này giúp tận dụng mực một cách sáng tạo và hiệu quả, tránh lãng phí và tồn kho, từ đó tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu.
Bằng cách đa dạng hóa các món ăn từ cùng một nguyên liệu, nhà hàng có thể tạo ra sự độc đáo và hấp dẫn cho thực đơn, thu hút sự quan tâm và lựa chọn của khách hàng. Đồng thời, việc kết hợp các món ăn mới từ cùng một nguyên liệu cũng giúp thực đơn trở nên đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu và sở thích ẩm thực của đa dạng đối tượng khách hàng.
Sử dụng các món ăn nổi bật
Mỗi quán ăn, nhà hàng đều sẽ cần có một hoặc một số món ăn nổi bật, riêng biệt của riêng mình, đó thường được gọi là những món best-seller hoặc must-try. Best-seller là những món ăn bán chạy nhất trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện sự ưa chuộng của đại đa số khách hàng. Còn must-try là những món ăn được nhà hàng đánh giá là ngon và đáng để khách hàng thử.
Trong quá trình thiết kế thực đơn, việc làm nổi bật các món best-seller và must-try rất quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn có thể nhóm những món này thành một vùng đặc biệt trên thực đơn, sử dụng ký hiệu dấu sao bên cạnh để khách hàng dễ dàng nhận biết. Ngoài ra, việc thiết kế thêm hình ảnh của các món này cũng là một cách tốt để tăng sự hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người xem.
Định giá món ăn hợp lý
Một nguyên tắc xây dựng thực đơn không kém phần quan trọng khác chính là định giá các món ăn một cách hợp lý. Các quán ăn, nhà hàng cần có sự khéo léo để đưa ra giá cho từng món ăn sao cho có sự cân đối giữa các món đắt và món rẻ. Điều này giúp tạo sự hài hòa và thu hút đa dạng khách hàng. Ngoài ra, việc đặt giá cũng là cơ hội để nhà hàng cân nhắc tài chính, đồng thời tìm nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp với giá của món ăn.
Một trong những thủ thuật xây dựng thực đơn phổ biến là loại bỏ các ký hiệu tiền tệ khi trình bày giá của món ăn. Thay vì ghi “30,000 VNĐ”, bạn có thể chỉ viết “30,000” hoặc “30.” Lý do là để tránh làm cho khách hàng nhìn thấy ký hiệu tiền tệ và liên tưởng đến việc tiêu tiền. Cách trình bày giá như vậy giúp giảm sự chú ý của khách hàng vào giá cả, tập trung hơn vào chất lượng và hương vị của món ăn.
Sắp xếp thứ tự món ăn thu hút khách hàng
Sắp xếp các món ăn cũng là một bước vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thực đơn cho nhà hàng. Thường thì các món ăn sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ khai vị, món chính, đến món tráng miệng và đồ uống. Ngoài ra, có những nơi sắp xếp các món theo đặc điểm, như nhóm các món canh, nhóm các món lẩu, hay nhóm các món chiên xào,…
Nghiên cứu cho thấy, mắt của khách hàng thường được thu hút bởi phía trên bên phải của menu. Chính vì vậy, nhà hàng có thể đặt một món ăn đắt tiền, được thiết kế cầu kỳ và kèm theo hình ảnh hấp dẫn, để thu hút sự chú ý. Thực tế, khách hàng có thể không mua món này, nhưng họ sẽ so sánh và cảm thấy các lựa chọn còn lại có giá hợp lý hơn.
Xem thêm: Bí quyết “vàng” giúp thiết kế menu online sống động, ấn tượng
Xây dựng thực đơn mang phong cách riêng
Tạo nên thực đơn mang phong cách riêng, không nhầm lẫn với các thương hiệu khác cũng là một nguyên tắc xây dựng thực đơn mà các quán ăn, nhà hàng cần phải ghi nhớ. Bởi F&B là một lĩnh vực có độ cạnh tranh cực kỳ cao, với hàng loạt nhà hàng mở cửa hàng năm. Do đó, để tạo lợi thế cạnh tranh, hãy từ bỏ thói quen sao chép menu của người khác và xây dựng thực đơn nhà hàng mang dấu ấn riêng của bạn. Điều này có thể đến từ những món ăn ít phổ biến hơn, tên gọi độc đáo hay thiết kế menu đẹp mắt và độc đáo.
Để đảm bảo nguồn thu ổn định, hãy phục vụ những món ăn đã nổi tiếng, phù hợp với khẩu vị chung và nhu cầu của người dùng. Đồng thời, hãy luôn cập nhật và bổ sung những món mới vào thực đơn ít nhất 2 lần mỗi năm. Tuy nhiên, lưu ý không nên hoàn toàn sao chép ý tưởng của người khác khi chạy theo xu hướng đang nổi, mà hãy tạo cho món ăn của bạn sự độc đáo và riêng biệt.
Thiết kế thực đơn riêng cho những dịp đặc biệt
Người Việt đã hình thành thói quen ra nhà hàng trong các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh, Valentine, hay ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3),… Điều này tạo cơ hội tốt để bạn xây dựng thực đơn nhà hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Ngoài ra, việc tạo ra thực đơn khuyến mại, giảm giá trong các mùa khách đổ về cũng là một chiến lược kinh doanh hợp lý, giúp duy trì lợi nhuận ổn định.
Khi lên kế hoạch xây dựng thực đơn nhà hàng cho những dịp đặc biệt, bạn cần chú ý đến tính mùa vụ và mùa của món ăn. Ví dụ, vào mùa đông, thực đơn nên tập trung vào các món ăn nóng hổi, giàu đạm và chất béo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời tiết lạnh. Trong khi đó, vào mùa hè, bạn nên tạo ra các món ăn thanh mát, chứa nhiều rau củ, và các đồ uống mát lạnh, cùng với các món tráng miệng như kem, sữa chua,… để phù hợp với thời tiết nóng bức và đáp ứng sự đòi hỏi của khách hàng.
Quản lý tối ưu các món ăn có trong thực đơn của quán ăn, nhà hàng
Song song với việc nắm bắt các nguyên tắc xây dựng thực đơn ấn tượng và thu hút, các quán ăn, nhà hàng cũng cần có giải pháp quản lý một cách hiệu quả các món ăn được hiển thị trong thực đơn món ăn của mình. Việc quản lý món ăn hiệu quả giúp các quán ăn, nhà hàng luôn nắm được tình trạng của từng món ăn, từ đó đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.
Đặc biệt là với các quán ăn, nhà hàng kinh doanh đa kênh (cửa hàng, website, app bán hàng thương hiệu, app GoF&B), việc quản lý các món ăn chính xác sẽ giúp quá trình gọi món của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Các quán ăn, nhà hàng luôn có thể cập nhật tình trạng món ăn để khách hàng trực tuyến sẽ biết được món ăn nào còn, món nào hết để lựa chọn và đặt món một cách nhanh chóng.
Ở đó, phần mềm GoF&B được xem là một trong những giải pháp giúp các quán ăn, nhà hàng không chỉ quản lý món ăn một cách hiệu quả và còn tối ưu hoạt động kinh doanh ngành thực phẩm và đồ uống. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe GoF&B có thể mang lại, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Quản lý món ăn hiệu quả trên hệ thống của phần mềm GoF&B
GoF&B là phần mềm quản lý chuyên biệt dành cho ngành thực phẩm và đồ uống giúp các quán ăn, nhà hàng có thể tối ưu quy trình kinh doanh đa kênh của mình. Trong đó, tính năng quản lý món ăn trên hệ thống của GoF&B sẽ cho phép bạn quản lý món ăn theo nhiều phương thức, thuận tiện theo dõi tình trạng món ăn để phản hồi nhanh chóng với khách hàng.
Cụ thể, các quán ăn, nhà hàng có thể tạo và quản lý món ăn với mã vạch hoặc theo công thức nguyên vật liệu để kiểm soát món ăn lẫn nguyên vật liệu tồn kho một cách chính xác và nhanh chóng. Tất cả thông tin liên quan đến món ăn như tên, nền tảng bán, giá bán, trạng thái,… đều được hiển thị đồng bộ trên màn hình quản lý, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác thêm, xóa, sửa, tắt hiển thị món ăn một cách dễ dàng.
Hơn nữa, hệ thống của GoF&B cũng cho phép tạo danh mục để quản lý các món ăn cùng loại. Các quán ăn, nhà hàng cũng có thể cài đặt mức thuế phụ thu cho từng món ăn và hiển thị trong phần chi tiết đơn hàng để người bán lẫn khách hàng dễ dàng theo dõi. Đặc biệt, GoF&B cũng cho phép quán ăn, nhà hàng nhập thông tin chi tiết của món ăn (tên, tùy chọn, nguyên vật liệu, giá) bằng file Excel thay vì nhập thủ công, giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức.
Các tính năng toàn diện khác mà GoF&B cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng
Bên cạnh tính năng quản lý món ăn hiệu quả, GoF&B còn mang đến cho các quán ăn, nhà hàng nhiều tính năng hữu ích khác để hỗ trợ quá trình kinh doanh, bán hàng trong ngành thực phẩm và đồ uống. Cụ thể, GoF&B hỗ trợ các tính năng quản lý bán hàng hữu ích quản lý đơn hàng, tồn kho nguyên vật liệu, quản lý nhà cung cấp, chi nhánh,…
Các quán ăn, nhà hàng kinh doanh đa kênh cũng có thể sử dụng tính năng quản lý khách hàng để theo dõi và duy trì mối quan hệ với các đối tượng khách hàng của mình. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch marketing, remarketing đạt được những hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, phần mềm GoF&B cũng mang đến các tính năng hỗ trợ marketing hiện đại giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm và đồ uống tiếp cận tối hơn với các đối tượng khách hàng của mình. Các tính năng hỗ trợ marketing hiệu quả mà GoF&B đang cung cấp có thể kể đến như tạo thông báo đẩy, email marketing, tạo mã khuyến mãi, tích điểm khách hàng thành viên. Ngoài ra, tính năng phân tích báo cáo sẽ là một công cụ hữu ích để các quán ăn, nhà hàng có được những thống kê về tình hình kinh doanh toàn cảnh của mình.
Kết luận
Việc nắm vững những nguyên tắc xây dựng thực đơn được đề cập trong bài viết sẽ giúp các quán ăn, nhà hàng tạo nên một menu món ăn hấp dẫn và thu hút khách hàng. Đây luôn là một yếu tố quan trọng để hướng tới các thành công nhất định khi kinh doanh trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đầy cạnh tranh.