Công cụ
7 bước triển khai topic cluster cho website
Thứ hạng trên website của bạn đang không ổn định? Tỷ lệ truy cập đang sụt giảm trầm trọng? Bạn có thể tham khảo ngay topic cluster (cụm chủ đề) để khắc phục nhanh chóng những vấn đề trên để tạo ra được những nội dung chất lượng thu hút người đọc nâng cao thứ hạng website nhanh chóng trên các thanh công cụ tìm kiếm. Vậy “cụm chủ đề” là gì và cách triển khai ra sao? Hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Topic cluster là gì?
Topic cluster (cụm chủ đề) còn được gọi là kỹ thuật Pillar và Cluster, đây là hệ thống các bài viết nội dung liên kết với nhau theo một chủ đề cụ thể. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ ứng dụng phương pháp này để lên các chiến lược nội dung trên website để phát triển thương hiệu của chính mình. “Cụm chủ đề” sẽ bao gồm Pillar (chủ đề trọng tâm) và được liên kết với một số bài viết, nội dung khác Cluster (chủ đề phụ) trên cùng một trang web.
Xem thêm: Content pillar là gì? 6 bước xây dựng content pillar website hiệu quả
Tại sao cần phải có kỹ thuật Pillar và Cluster?
Topic cluster mang lại những giá trị và lợi ích to lớn trong quá trình xây dựng website bán hàng cho doanh nghiệp mà cụ thể là:
- Các nội dung xoay quanh các chủ đề cụ thể sẽ giúp cho các thanh công cụ tìm kiếm đánh giá website của bạn có thẩm quyền đáng tin cậy.
- Nâng cao thứ hạng và cải thiện tỷ lệ truy cập vào website với hàng loạt từ khóa liên quan với các chủ đề cụ thể.
- Tạo ra liên kết chặt chẽ dẫn dắt người mua đến sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp để thực hiện mua hàng gia tăng doanh số.
- Cấu trúc trên website sẽ được trình bày một cách khoa học, có hệ thống tạo cảm giác thoải mái cho người xem, nâng cao tỷ lệ giữ chân người dùng trên website, giảm tỷ lệ Bounce Rate.
Các bước để thực hiện topic cluster cho website của doanh nghiệp
Để triển khai một topic cluster thành công bạn không thể bỏ qua 7 bước quan trọng mà GoACADEMY sẽ đề cập ngay sau đây:
Lựa chọn chủ đề phù hợp
Đầu tiên bạn cần phải xác định chủ đề mà bạn mong muốn sẽ lên top trên các thanh công cụ tìm kiếm. Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào các chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả. Một chủ đề chất lượng sẽ khiến cho website của doanh nghiệp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, tối ưu hóa và rút ngắn quá trình lên top của website.
Những chủ đề lựa chọn cần lưu ý vào các yếu tố như sau:
- Chủ đề cần phải liên quan đến các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Phải bao quát hết các vấn đề, khía cạnh khác nhau của chủ đề trọng tâm.
- Một chủ đề phải có thể triển khai được 5 -7 chủ đề phụ với nhiều bài viết liên quan.
Bên cạnh đó, để tìm kiếm được những chủ đề phù hợp nhất, bạn có thể dựa vào những câu hỏi như sau:
- Người đọc mong muốn gì từ trang web của doanh nghiệp?
- Nội dung của chủ đề có thể khai thác được nhiều từ khóa hay không?
- Chủ đề chính có liên kết với các chủ đề khác hay không?
Lưu ý: Bạn có thể chọn tối thiểu 3 chủ đề chính cho một lần triển khai. Các chủ đề lớn có thể chia thành các chủ đề nhỏ tiếp theo.
Nghiên cứu từ khóa theo từng “cụm chủ đề” đã lựa chọn
Khi này bạn cần phải tìm hiểu các từ khóa liên quan đến “cụm chủ đề” một cách kỹ lưỡng bằng cách thực hiện thao các bước sau:
- Tìm hiểu website đối thủ đã hoạt động lâu năm trên thị trường.
- Phân tích nội dung của các website nước ngoài để có thêm nhiều từ khóa.
- Ứng dụng các kiến thức chuyên môn và hiểu biết về SEO.
Ngoài ra. việc lựa chọn từ khóa phù hợp với chủ đề còn có thể dựa vào các yếu tố như sau:
- Chất lượng của từ khóa xếp hạng cao.
- Chất lượng của từ khóa xếp hạng thấp.
- Các từ khóa có tiềm năng phát triển.
Sau khi đã lựa chọn ra các từ khóa phù hợp bạn cần phải sắp xếp lại từ khóa một cách khoa học theo lượng volume để việc triển khai được hiệu quả hơn.
Nhóm từ khóa theo topic cluster
Ở bước này bạn cần phải phân loại các từ khóa theo nhóm chủ đề đã chọn, đảm bảo phù hợp với mục đích tìm kiếm dựa trên người dùng truy cập trên thị trường. Như vậy có thể giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Kiểm tra lại nội dung trên website
Bạn cần kiểm tra lại toàn bộ nội dung, bài viết trên website của doanh nghiệp để có thể triển khai bài viết mới không bị trùng lặp với nội dung sẵn có, tối đa hiệu quả của các nội dung về sau. Các công việc bạn có thể thực hiện như sau:
- Lọc lại các bài viết có trên trang web của doanh nghiệp.
- Sắp xếp lại các bài viết tương ứng với các “cụm chủ đề” đã chọn.
- Chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp với xu hướng người dùng hiện tại.
Bạn nên tận dụng được nguồn lực sẵn có để tiết kiệm ngân sách, tối ưu thời gian trong quá trình xây dựng nội dung cho website.
Tiến hành viết nội dung
Quá trình viết nội dung cho các chủ đề cần phải chú trọng tuân thủ các yêu cầu như sau:
- Chủ đề trọng tâm: Bài viết phải đảm bảo độ dài từ 3000 đến 5000 từ, gồm nội dung đầy đủ và bao quát được tất cả các nội dung của các chủ đề phụ.
- Chủ đề phụ: Bài viết có độ dài khoảng 1000 đến 2000 từ tuân thủ các kỹ thuật SEO tối ưu hóa từ khóa liên kết chặt chẽ với chủ đề trọng tâm.
Thêm liên kết cho bài viết
Thêm các liên kết vào bài viết để liên kết các chủ đề với nhau một cách chặt chẽ. Lưu ý nên thêm các internal link vào nội dung một các tinh tế sao cho thu hút được người xem click vào liên kết để đi đến các bài viết có chủ đề liên quan, tăng traffic và thứ hạng cho website nhanh chóng.
Xem thêm: 5 cách tăng traffic dành cho website mới bạn nên biết
Phân tích và theo dõi hiệu suất
Sau khi đã triển khai nội dung thì bạn cần theo dõi trong khoảng từ 1 đến 2 tháng, đối với website mới thì thời điểm để thấy được hiệu quả sẽ lâu hơn. Sau khoảng thời gian đó bạn sẽ dễ dàng đánh giá được những nội dung nào tốt / chưa tốt để có thể điều chỉnh sao cho hiệu quả hơn.
Các mục cần theo dõi hiệu suất của nội dung chính là:
- URL, từ khóa trong bài viết.
- Internal link được chèn trong bài.
- Outlink trong từng trang.
Để có thể theo dõi các hiệu suất của các mục này bạn có thể tận dụng các công cụ đo lường như Google Analytics, Google Tag Manager,… nhằm xác định các chỉ số một cách chính xác.
Triển khai topic cluster là cách tiếp cận khách hàng và gia tăng tỷ lệ truy cập website hiệu quả. Tuy nhiên, để triển khai một topic cluster chất lượng thì đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian và công sức để tối ưu SEO, sắp xếp nội dung, xây dựng bố cục bài viết chuẩn, sử dụng các công cụ đo lường website,… một cách chuyên nghiệp. Điều này buộc bạn phải thực hiện rời rạc rất nhiều việc cùng một lúc và dễ mắc phải những sai sót khiến việc triển khai “cụm chủ đề” không thể phát huy tối đa hiệu quả.
Khi đó, sử dụng giải pháp chuyên nghiệp như GoWEB tích hợp các tính năng và công cụ để đơn giản hóa việc triển khai topic cluster trên website là phương pháp hoàn toàn hợp lý dành cho dành nghiệp muốn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số bán hàng trên website với “cụm chủ đề” nhanh chóng.
Triển khai topic cluster hiệu quả với GoWEB
GoWEB là giải pháp thiết kế website chuẩn SEO là một trong những giải pháp nổi bật của GoSELL cung cấp những tính năng và công cụ chuyên nghiệp, đa tiện ích giúp doanh nghiệp triển khai topic cluster một cách đơn giản với hiệu quả tối ưu nhất. Nhờ đó, website doanh nghiệp sẽ thu hút lượng lớn traffic tự nhiên với khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng và tỷ lệ chốt đơn mạnh mẽ.
Hỗ trợ tạo danh mục với các chủ đề đã lựa chọn
Dễ dàng tạo danh mục bài viết với các chủ đề đã lựa chọn và phân loại, sắp xếp các bài viết có cùng chủ đề hoặc nội dung tương đồng. Đồng thời, bạn còn có thể nhanh chóng tìm kiếm các bài viết dễ dàng theo danh mục đã tạo. Nhờ đó, bạn có thể quản lý các chủ đề trọng trong quá trình triển khai phương pháp “cụm chủ đề” một cách dễ dàng.
Xây dựng bài viết với bố cục chuẩn SEO
GoWEB còn giúp doanh nghiệp bạn có thể tạo dựng một bài viết với bố cục và nội dung đáp ứng đúng kỹ thuật SEO, hạn chế tối đa trùng lặp Url bài viết với tính năng thông báo thông minh. Bạn sẽ tối ưu nội dung bài viết một cách dễ dàng nhờ vào những hướng dẫn chi tiết trong từng mục cụ thể ngay trên giao diện bài viết. Tính năng Blogs của GoWEB còn cho phép thêm video, hình ảnh, link sản phẩm / dịch vụ hoặc các liên kết đến các bài viết có cùng chủ đề để đảm bảo hệ thống chủ đề liên kết chặt chẽ với nhau phát huy hiệu quả của topic cluster.
Cung cấp các công cụ hỗ trợ đo lường website
GoWEB còn cung cấp các công cụ hỗ trợ đo lường website như: Google Analytics, Google Tag Manager ngay trên hệ thống giúp bạn dễ dàng thu thập các chỉ số đánh giá hiệu quả trong quá trình triển khai topic cluster, từ đó có cơ sở để có kế hoạch điều chỉnh sao cho hiệu quả hơn.
Những tính năng khác của GoWEB
Ngoài những tính năng hữu ích cho việc triển khai “cụm chủ đề” trên thì GoWEB còn đem đến cho doanh nghiệp bạn một website bán hàng hoàn chỉnh mà không cần biết code hay thiết kế. Website của GoWEB sẽ được bảo mật SSL, miễn phí hosting với băng thông không giới hạn cùng các tiện ích nổi bật như sau:
- Kho giao diện đa dạng phù hợp với mọi ngành nghề kinh doanh.
- Tương thích và thân thiện với hầu hết các thiết bị điện tử.
- Đa dạng phương thức thanh toán và vận chuyển thông minh.
- Đồng bộ với các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop,…
- Xử lý hàng nghìn đơn hàng trên website một cách đơn giản.
- Quản lý cửa hàng / chi nhánh trên cùng một hệ thống quản trị duy nhất.
- Tích hợp các tính năng Marketing Online: Facebook Pixel, Google Shopping,…
- Sáng tạo mã giảm giá, chiến dịch ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn khách hàng.
- Tích hợp chương trình Flash Sale đẩy mạnh tốc độ bán hàng trên website.
- Thu thập và lưu trữ dữ liệu khách hàng chính xác vào hệ thống CRM.
- Phân tích, báo cáo và thống kê trên tình hình bán hàng trên website trực quan, chính xác.
Bên cạnh GoWEB, GoSELL còn cung cấp các giải pháp hỗ trợ kinh doanh toàn diện từ online đến offline như: GoAPP – Tạo app bán hàng mang phong cách riêng, GoPOS – Phần mềm hỗ trợ bán hàng tại quầy, GoLEAD – Thiết kế landing page chuyên nghiệp, GoSOCIAL – Hỗ trợ bán hàng trên Facebook và Zalo, GoCALL – Tổng đài cuộc gọi ảo chuyên nghiệp, để mang lại trải nghiệm mua sắm đồng nhất cho mỗi khách hàng.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã biết cách triển khai topic cluster cho website của mình như thế nào rồi. Hãy thử triển khai “cụm chủ đề” ngay bây giờ và cho GoACADEMY biết kết quả nhé! Chúc bạn sẽ thành công.