Câu chuyện kinh doanh
KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOL và KOC trong Marketing
KOC là gì? Đó là những nhà sáng tạo nội dung dựa trên những trải nghiệm, đánh giá khi sử dụng/ dịch vụ của các thương hiệu. Với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng, KOC có khả năng sẽ thay thế KOL vì những lý do dưới đây. Và hãy cùng GoACADEMY khám phá sâu hơn về cách để triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả cùng các KOC.
KOC là gì?
KOC là gì? KOC là từ viết tắt của Key Opinion Consumer – một thuật ngữ trong tiếp thị kinh doanh chỉ nhóm đối tượng người tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ nhưng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Thông thường, họ sẽ có nhiệm vụ sử dụng, trải nghiệm các sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp, sau đó đưa ra những bình luận, đánh giá tham khảo cho nhóm người theo dõi hoặc khách hàng tiềm năng một cách chuyên nghiệp và khách quan.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, KOC không còn là thuật ngữ quá mới mẻ trong thị trường kinh doanh, mà thậm chí, nhiều người tiêu dùng cẩn thận phải xem những đánh giá sản phẩm/ dịch vụ của các KOC trước khi ra quyết định mua hàng.
Theo đó, có thể thấy những trải nghiệm thực tế của KOC về sản phẩm/ dịch vụ rất quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng – những người tiêu dùng khác đối với thương hiệu.
Tại Việt Nam, những KOC nổi tiếng với những đánh giá chất lượng được nhiều người theo dõi như Call Me Duy (ngành mỹ phẩm làm đẹp), Châu Muối (ngành hàng gia dụng, thực phẩm và trang trí nội thất), Anh em TV (ngành sản phẩm công nghệ).
Những điểm khác biệt giữa KOL và KOC là gì?
Trong marketing hiện đại đặt ra yêu cầu cao trong việc phân biệt giữa KOL (Key Opinion Leaders) và KOC. Dưới đây, hãy cùng GoSELL phân tích 4 tiêu chí tạo nên sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì.
Xem thêm: Cách để vận dụng chiến lược KOC Marketing hiệu quả
Về mức độ phổ biến
- KOL thường được các thương hiệu lựa chọn để thực hiện chiến dịch quảng cáo vì có sức ảnh hưởng lớn, gia tăng khả năng thương hiệu tiếp cận được với đông đảo người theo dõi của họ. Vì thế, các thương hiệu thường chủ động tiếp cận và mời KOL thử sản phẩm và quảng bá đến đông đảo công chúng.
- KOC thì ngược lại, là những người tiêu dùng thông thường với độ ảnh hưởng nhỏ hơn, nhưng có thể mang đến góc nhìn gần gũi và thực tế hơn trong cách tiếp cận sản phẩm. KOC sẽ tự mình mua và thử sản phẩm rồi chia sẻ trải nghiệm, tạo sự tin tưởng cao đối với người theo dõi do tính chân thực và không vụ lợi trong các đánh giá.
Về số lượng người theo dõi
- Để được công nhận là một KOL thì họ phải có số lượng theo dõi từ vài nghìn đến hàng triệu người, tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng và ảnh hưởng của họ. KOL có thể được phân loại thành micro, macro hoặc nano influencers.
- KOC thường có lượng người theo dõi ít hơn nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác cao với cộng đồng của mình. Điều này tạo ra sự tin cậy và ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Về khả năng chuyên môn
- KOL thường là những chuyên gia có kiến thức sâu trong một lĩnh vực nhất định. Họ có thể là bác sĩ, nhà khoa học, người nổi tiếng trong ngành… từ những nội dung họ chia sẻ trên mạng xã hội.
- Chuyên môn của KOC là gì? Thật ra, họ không nhất thiết phải có chuyên môn sâu nhưng họ có kinh nghiệm thực tế khi trải nghiệm sản phẩm. Đánh giá của họ thường dựa trên trải nghiệm cá nhân, giúp người tiêu dùng có cái nhìn thực tế về sản phẩm.
Về tính chủ động
- KOL thường được các thương hiệu tiếp cận và mời chào để quảng bá sản phẩm. Họ nhận được sản phẩm miễn phí hoặc được trả tiền để đưa ra ý kiến.
- Tính chủ động của KOC là gì? Khác với KOL được booking thì KOC phải chủ động mua và sử dụng sản phẩm, sau đó chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình mà không nhất thiết phải qua sự yêu cầu của thương hiệu. Họ thu hút sự chú ý bằng cách đánh giá khách quan và trung thực.
Lý do để KOL có thể bị thay thế bởi KOC là gì?
Từ những khác biệt cơ bản giữa KOL và KOC kể trên, nhiều nghiên cứu cho rằng KOC có thể thay thế KOL trong tương lai. Bởi vì:
Tính xác thực và mức độ tin cậy
KOC cung cấp các đánh giá dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân về sản phẩm/ dịch vụ nên sẽ mang lại giá trị xác thực cao cho những thông tin mà họ chia sẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều này khác với KOL – những người đang được hiểu rằng có thể được trả tiền để quảng cáo. Vì vậy, KOC thể hiện quan điểm trung thực và không thiên vị, từ đó xây dựng niềm tin và độ tin cậy với người tiêu dùng để ra quyết định mua hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Song song đó, các KOC cũng có thể đồng thời tăng cường hình ảnh tích cực của thương hiệu trong mắt công chúng.
Xem thêm: Tầm quan trọng của UGC trong các chiến lược Marketing hiện nay
Hiệu quả về mặt chi phí
So với KOL thì ưu thế về mặt chi phí khi hợp tác với KOC là gì? Đó chính là hình thức hợp tác – nếu KOL thường hợp tác với nhãn hàng/ thương hiệu qua hình thức booking với mức giá nhất định thì KOC sẽ có thể nhận hoa hồng dựa trên kết quả thực tế như số lượng đơn hàng thành công (CTV tiếp thị liên kết) hoặc mức độ tương tác của bài viết, video. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đáng kể, giảm bớt gánh nặng tài chính khi làm việc với KOC.
Hỗ trợ tăng doanh thu bán hàng
Yếu tố hỗ trợ tăng doanh thu bởi KOC là gì? Thật ra, KOC luôn đóng vai trò như những khách hàng thực sự đã trải nghiệm sản phẩm và chia sẻ những phản hồi hữu ích dựa trên trải nghiệm đó. Những đánh giá và phản hồi này không những giúp người tiêu dùng có cái nhìn thực tế về sản phẩm mà còn thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, mỗi chiến dịch cộng tác với KOC có thể nhìn thấy được doanh thu trực tiếp sinh ra, giúp doanh nghiệp đầu tư thông minh hơn vào các chiến lược marketing sau này.
Tiêu chí để doanh nghiệp cân nhắc khi hợp tác với KOC là gì?
KOC không chỉ mang lại cái nhìn thực tế về sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy doanh số thông qua những đánh giá trải nghiệm chân thực có tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng. Để hợp tác hiệu quả với các KOC, doanh nghiệp nên xem những tiêu chí sau:
Sự phù hợp với thương hiệu
Khi chọn KOC, doanh nghiệp cần chú ý đến mức độ phù hợp của họ với lĩnh vực và giá trị cốt lõi của thương hiệu. KOC với kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động sẽ có khả năng truyền tải thông điệp một cách thuyết phục hơn. Đồng thời, tệp khán giả của họ – cũng chính là khách hàng mục tiêu của thương hiệu sẽ dễ dàng tiếp nhận và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi hơn.
Song song đó, bạn cũng nên xem xét về các tiêu chí đánh giá mức độ nổi bật trên mạng xã hội của các KOC là gì. Một KOC có mức độ tương tác cao và nội dung phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng khả năng lan tỏa thương hiệu đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Hiệu suất của KOC trên các nền tảng
Khả năng tạo dựng nội dung hấp dẫn và liên quan đến sản phẩm là yếu tố quan trọng. KOC phải có kỹ năng chụp ảnh, viết bài và sản xuất video để thu hút người xem và thuyết phục họ tham gia tương tác. Bạn có thể xem xét hiệu quả của KOC trong các chiến dịch trước, đặc biệt là khả năng họ đã giúp các thương hiệu khác tăng doanh thu như thế nào. Đo lường ROI từ các chiến dịch liên quan sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tiềm năng của một KOC.
Mức độ tăng trưởng
Một KOC hiệu quả là người không ngừng cập nhật, đổi mới nội dung và phương pháp tiếp cận để phù hợp với xu hướng thị trường và sở thích của khán giả. KOC có khả năng này sẽ giúp thương hiệu luôn được cập nhật và phát triển. Điều này cũng chứng minh KOC có khả năng mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng của thương hiệu thông qua việc thu hút người theo dõi mới và tăng cường sự tương tác.
Xem thêm nhiều bài viết hữu ích cùng chủ đề tại: Câu chuyện kinh doanh
Sau khi nắm bắt kỹ càng những tiêu chí chọn lựa KOC là gì, các doanh nghiệp đã có thể tự tin triển khai những chiến lược marketing mới để gia tăng khả năng tiếp cận và chinh phục khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Song câu hỏi đặt ra, làm sao để quản lý hiệu quả và hiệu suất bán hàng nhờ các KOC này? Tưởng rất khó nhưng với GoSELL – phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OAO toàn diện, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng vì mọi thứ dường như đã được tự động hoá.
Quản lý hiệu suất của KOC với GoSELL
Là phần mềm công nghệ do công ty Mediastep Software Việt Nam phát triển, giải pháp quản lý Cộng tác viên đa cấp bậc của GoSELL giúp bạn quản trị chiến lược sử dụng KOC để quảng bá thương hiệu, gia tăng khả năng bán hàng một cách dễ dàng.
Bán hàng nhiều hơn với mạng lưới cộng tác viên đa cấp bậc
Mô hình kinh doanh Cộng tác viên dropshipping không quá mới mẻ nhưng được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi những ưu điểm vượt trội:
- Không rủi ro: Bạn không cần phải chi trả lương cơ bản cho các cộng tác viên mà chỉ cần thanh toán hoa hồng khi có đơn hàng thành công. Hình thức này cũng có thể áp dụng với các KOC mà bạn hợp tác.
- Chi phí tiếp thị thấp: Sử dụng hình thức marketing truyền miệng do chính các CTV thực hiện, là phương pháp xây dựng thương hiệu hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
- Thúc đẩy doanh thu: Phát triển thêm một mô hình bán hàng mới giúp tăng doanh thu, độc lập với các kênh bán hàng khác.
- Phát triển không giới hạn: Mở rộng mạng lưới CTV không hạn chế về số lượng và không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.
Phần mềm hỗ trợ đa tính năng quản lý
Theo đó, giải pháp quản lý Cộng tác viên bán hàng của GoSELL giúp bạn đơn giản hoá quy trình quản lý và kiểm soát mọi hoạt động của CTV lẫn KOC bán hàng qua hình thức tiếp thị liên kết.
Tạo tài khoản dễ dàng
Bạn có thể tạo tài khoản và thiết đặt mức hoa hồng chỉ với vài thao tác đơn giản cho CTV/ KOC bán hàng cho bạn. Hoặc bạn chỉ cần phê duyệt đơn đăng ký của họ thông qua các form đăng ký trên website.
Đa dạng hình thức hoa hồng
Hệ thống GoSELL cho phép bạn cài đặt đa dạng hình thức hoa hồng cho CTV/ KOC của mình để họ liên tục quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho bạn, với: hoa hồng theo sản phẩm, theo doanh thu hàng tháng hoặc tuỳ chỉnh nhận hoa hồng dựa vào cookie. Đặc biệt, bạn chỉ cần cài đặt một lần duy nhất, hệ thống sẽ tự động tính toán hoa hồng theo công thức để bạn dễ dàng theo dõi, quản lý và đối soát khi cần.
Quản lý chặt chẽ dữ liệu khách hàng
Toàn bộ thông tin khách hàng đến từ Link mua hàng của CTV/ KOC sẽ được lưu trữ chi tiết trên hệ thống CRM duy nhất, để bạn tối ưu hoá quy trình bán hàng, đồng thời nắm bắt các báo cáo chân dung và hành vi khách hàng để làm dữ liệu cho các chiến dịch marketing hiệu quả khác.
Ngoài ra, GoSELL cũng cung cấp các giải pháp thiết kế website/ app chuẩn thương mại điện tử chỉ với thao tác kéo thả, giải pháp phần mềm quản lý bán hàng tại quầy và trên mạng xã hội, giải pháp thiết kế landing page và tổng đài ảo toàn diện để phục vụ đa mục đích phát triển kinh doanh đa kênh cho doanh nghiệp bạn.
Từ những thông tin trên, GoSELL tin rằng bạn đã khám phá trọn vẹn định nghĩa KOC là gì, biết cách phân biệt KOC/ KOL và vận dụng các tiêu chí, phần mềm quản lý để triển khai chiến lược tiếp thị và bán hàng nhờ vào mạng lưới KOC hiệu quả. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên hành trình kinh doanh đa kênh OAO.