Câu chuyện kinh doanh
Marketing mix là gì? Phân biệt giữa mô hình 4P và 7P
Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp, là công cụ giúp các marketers tìm được đúng kênh phân phối tiếp thị quảng cáo trên thị trường. Trong bài viết này, GoACADEMY sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm marketing mix là gì cũng như sự khác biệt giữa hai mô hình phổ biến 4P và 7P.
Marketing mix là gì?
Marketing mix (marketing hỗn hợp) chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn, marketing mix chỉ việc bạn đặt chính xác sản phẩm vào đúng chỗ, đúng thời điểm với mức giá phù hợp. Mặc dù theo lý thuyết thì có vẻ đơn giản, nhưng làm thế nào để có thể áp dụng vào thực tiễn là điều không mấy dễ dàng.
Về cơ bản, marketing mix bao gồm 4 thành phần cho sản phẩm hữu hình và 7 thành tố cho sản phẩm vô hình. Nói cách khác marketing mix gồm có 2 mô hình phổ biến đó là 4P và 7P. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về hai mô hình này, sau khi đã nắm rõ khái niệm marketing mix là gì.
Ngoài marketing mix bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm AI Marketing là gì? Tất tần tật về AI Marketing cho người mới bắt đầu
Mô hình marketing 4P
Mô hình 4P trong marketing được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng, hơn nữa mô hình cũng được sử dụng trong các bài giảng ở các trường đại học trên toàn thế giới. Có thể nói: mô hình 4P chính là nền móng cho khái niệm marketing mix ngày nay. Mô hình gốm có:
Product (sản phẩm)
Product là thành phần đầu tiên trong chuỗi 4P, đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó. Ví dụ:
- Đối với sản phẩm vô hình, có thể là chiếc xe có động cơ, chiếc điện thoại thông minh,…
- Đối với dịch vụ vô hình, có thể là ngành nhà hàng, khách sạn, spa,…
Price (giá cả)
Mức giá của sản phẩm hay chính là chi phí mà khách hàng bỏ ra để sở hữu/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm: thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ.
Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, thì việc định giá trở nên khó khăn hơn. Nếu giá sản phẩm quá cao thì khách hàng sẽ chuyển hướng sang các sản phẩm có giá rẻ hơn. Nhưng nếu giá sản phẩm quá thấp thì doanh nghiệp sẽ phải tập trung hết sức bán theo số lượng để thu về lợi nhuận.
Vì vậy, để xác định chiến lược giá cho sản phẩm của mình phù hợp nhất, doanh nghiệp cần bỏ thời gian để nghiên cứu yếu tố giá cả thị trường và giá bán của đối thủ. Sau khi đã xác định được giá bán, thì các marketers cần cân nhắc giá trị khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm đó.
Có ba chiến lược chính để định giá, gồm: market penetration pricing (định giá thâm nhập), market skimming pricing (định giá hớt váng) và neutral pricing (định giá trung lập). Ngoài ra, để có được một chiến lược giá chuẩn xác bạn cũng có thể tham khảo các gợi ý sau:
- Bạn chi bao nhiêu để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng/trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?
- Nếu giảm giá sản phẩm thì liệu thị phần có tăng lên?
- Giá bán mà bạn cung cấp liệu có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường?
Place (phân phối)
Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày. Việc sở hữu một hệ thống phân phối cũng là một trong các yếu tố quan trọng đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn đến tận tay khách hàng.
Nếu doanh nghiệp không đầu tư và phát triển các kênh phân phối đúng mức thì rất có thể xảy ra tình trạng lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm/dịch vụ mà không đưa ra thị trường thành công.
Nhắc đến các kênh phân phối thì tại GoSELL, nhất là đối với các khách hàng đang sử dụng hệ thống quản lý bán hàng GoSELL thì nền tảng đã tích hợp sẵn một số kênh phân phối phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:
Kênh bán hàng cửa hàng trực tuyến
Có thể nói, website chính là bộ mặt cho doanh nghiệp, khách hàng có thể vào đây để tham khảo trước khi họ đến cửa hàng trực tiếp của bạn.
Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn cho mình một giao diện website phù hợp với ngành nghề bạn đang kinh doanh. Phần mềm thiết kế website của GoSELL sẽ giúp bạn dễ dàng có được một website thương mại điện tử chuẩn SEO chỉ cần thực hiện vài cú nhấp chuột mà vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng cần thiết.
Sau khi đã hoàn thành bước trên, nền tảng GoSELL cho phép bạn:
- Thiết lập tên miền cho website chỉ trong tích tắc và quản lý toàn bộ danh mục trên thanh menu của website.
- Thêm blog mới để cung cấp đến khách hàng các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, các khuyến mãi, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và cách sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết khó khăn đó,…
- Thêm trang để cập nhật các chính sách khách hàng thành viên, chính sách vận chuyển, chính sách đổi trả hàng, liên hệ,…
- Tích hợp nút facebook chat và zalo chat vào ngay trên giao diện của website, giúp khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên thông qua khung chat.
Kênh bán hàng Shopee
Nền tảng GoSELL cho phép bạn kết nối đến tài khoản Shopee giúp bạn tiếp cận đến hàng triệu khách hàng hàng tháng. Đồng thời, cập nhật sản phẩm, đồng bộ và quản lý tất cả đơn hàng trên Shopee về hệ thống quản lý của GoSELL.
Bạn cũng sẽ nhận được thông báo khi có đơn hàng mới hoặc thông báo hủy đơn hàng trên Shopee. Bạn cũng có thể dễ dàng bật/tắt tính năng tự động đồng kho hàng tùy theo nhu cầu sử dụng, có thể tùy chọn 1 trong 2 trạng thái:
- Không đồng bộ kho hàng giữa GoSELL và Shopee.
- Tự động đồng bộ kho hàng giữa GoSELL và Shopee.
Kênh bán hàng Lazada
Ngoài Shopee, nền tảng GoSELL còn giúp bạn kết nối với sàn thương mại điện tử Lazada. Khi kết nối cửa hàng Lazada vào GoSELL, bạn sẽ được hỗ trợ:
- Đồng bộ danh mục sản phẩm, tồn kho từ Lazada vào GoSELL.
- Cập nhật thông tin sản phẩm, tồn kho từ GoSELL lên Lazada
- Đồng bộ tất cả đơn hàng từ Lazada vào GoSELL.
- Xử lý đơn hàng Lazada ngay trên trang quản trị của GoSELL.
Bán hàng qua Livestream
Đây cũng là kênh giúp bạn giới thiệu sản phẩm, trưng bày sản phẩm và thực hiện chốt đơn trực tiếp với những khách hàng đang theo dõi, tương tác với livestream của bạn. Tính năng giúp bạn gia tăng đơn hàng và cải thiện doanh số đáng kể. Bạn có thể:
- Tạo tài khoản livestream trên app GoSELLER và thông báo với các khách hàng xem trực tiếp tại trang TMĐT GoMUA hoặc trên app bán hàng (GoAPP).
- Tiến hành livestream tại trang chủ sàn thương mại điện tử GoMUA hoàn toàn miễn phí.
- Thêm sản phẩm mà bạn sẽ bán vào livestream, hoặc thay đổi linh hoạt sản phẩm và thống kê lại danh sách các sản phẩm đã chọn giúp bạn kiểm tra kỹ càng trước khi bắt đầu livestream.
- Khi khách đặt hàng thì bạn sẽ nhận được thông báo tức thì, hệ thống cũng sẽ tự động lưu về hệ thống GoSELL để thuận tiện cho công việc quản lý đơn hàng.
- Tự động cập nhật tồn kho khi có khách hàng bỏ sản phẩm vào giỏ hàng hoặc hoàn tất thanh toán đơn hàng giúp bạn quản lý kho hiệu quả.
Bán hàng qua Affiliate Dropship
Affiliate Dropship – đây cũng là kênh phân phối hỗ trợ bạn quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng. Bạn có thể:
- Xây dựng một hệ thống cộng tác viên lên đến hàng nghìn người và quản lý họ chỉ trên một nền tảng duy nhất.
- Tạo đường link giới thiệu sản phẩm, cộng tác viên có thể thông qua đường link này để quảng bá sản phẩm và nhận phần trăm hoa hồng từ bạn.
- Bạn cũng có thể quản lý hoa hồng của cộng tác viên và thực hiện một số thao tác tùy chọn: xác nhận hay từ chối hoa hồng đơn hàng chỉ trong một cú click chuột.
- Các đơn hàng của cộng tác viên trên các kênh bán hàng đều sẽ được quản lý chặt chẽ. Thậm chí, cộng tác viên còn có thể trực tiếp lên đơn cho khách trên website và app bán hàng nếu bạn phân quyền cho họ.
- Dựa theo dữ liệu chiết khấu trên hệ thống, bạn có thể thực hiện thanh toán chiết khấu cho các cộng tác viên của mình. Việc tra cứu, lọc thông tin cộng tác viên cũng được xử lý nhanh chóng hơn.
Promotions (xúc tiến thương mại)
Promotions chính là các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo khách hàng nhận biết rõ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ không chần chừ mà tiến hành thực hiện giao dịch mua bán ngay. Từ đó giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Các hoạt động ở khâu này chủ yếu là quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể hơn là quảng cáo trên tivi, báo chí, đài phát thanh,… Với ngân sách lớn, doanh nghiệp có thể xem xét tài trợ cho chương trình truyền hình hoặc các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi để tăng độ nhận diện thương hiệu.
Một số thương hiệu lớn đã ứng dụng mô hình 4P vào hoạt động kinh doanh, có thể kể đến như Pepsi, Coca Cola, Starbucks,…
Xem thêm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên một chiến lược Promotion thành công
Mô hình marketing 7P
Khi những đối tượng marketing không còn dừng lại ở những sản phẩm hữu hình đơn giản. Hệ thống marketing mix truyền thống 4P dường như không còn phù hợp với những đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ vô hình.
Vì vậy, mô hình 4P cần được thay đổi để phù hợp với các đặc thù của dịch vụ, và 7P trong marketing chính là mô hình marketing bổ sung dựa trên mô hình 4P vừa được đề cập ở trên. Mô hình 7P thêm vào 3 thành phần sau:
Process (quy trình)
Quy trình và hệ thống tổ chức, cũng như quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty. Vậy nên bạn cần đảm bảo doanh nghiệp của mình có một quy trình và hệ thống rõ ràng, cụ thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
People (con người)
Nhân viên – đại diện cho thương hiệu của công ty và là người trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp khi khách hàng có nhu cầu.
Physical evidence (bằng chứng vật lý)
Physical evidence bao gồm hai yếu tố chính:
- Yếu tố cơ sở vật chất là yếu tố được trưng bày bên trong cửa hàng như: không gian, biển hiệu, trang phục làm việc của nhân viên,…
- Yếu tố marketing như thái độ phục vụ của nhân viên, hỗ trợ chăm sóc khách hàng,…
Physical evidence giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh lớn và trở nên nổi bật trong mắt khách hàng. Ví dụ: nhắc đến quán cafe có không gian yên tĩnh và hiện đại khách hàng liền nghĩ đến The Coffee House, khi nhắc đến sự hỗ trợ – chăm sóc khách hàng thì họ liền nghĩ đến Google,…
Nhìn chung, trong chiến lược marketing thì mô hình 4P được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành hàng mà các marketer có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về marketing mix là gì, cũng như phân biệt giữa mô hình 4P và 7P.
Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại GoACADEMY để cập nhật liên tục các thông tin mới nhất bạn nhé.