Kinh doanh online
Giải mã hành vi mua sắm của khách hàng với Shopper Marketing
Quan điểm mua sắm của người tiêu dùng ngày nay vô cùng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng Shopper Marketing để phân tích và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Shopper Marketing là gì? Lợi ích và ứng dụng Shopee Marketing để phân tích hành vi mua sắm của khách hàng như thế nào? Cùng GoSELL theo dõi ngay nhé.
Shopper Marketing là gì?
Shopper Marketing (Tiếp thị người mua sắm) là hình thức tiếp thị hiện đại tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tìm ra những phương pháp gia tăng doanh số tại thời điểm người mua mua hàng, tại cả cửa hàng offline và online.
Các hình thức tiếp thị khác cố gắng nâng cao nhận thức tổng thể và mức độ quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu hoặc sản phẩm. Ngược lại, các nhà tiếp thị mua sắm tập trung vào việc đưa ra những lời thuyết phục vào đúng thời điểm khách hàng đang cân nhắc mua hàng.
Tham khảo thêm: Hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gì?
Phân biệt Shopper Marketing và Consumer Marketing
Nhiều người trong số chúng ta thường nhầm lẫn giữa Shopper Marketing và Consumer Marketing (Tiếp thị người tiêu dùng). Sau đây, hãy cùng GoSELL tìm hiểu kỹ hơn và phân biệt về hai khái niệm này nhé.
Shopper Marketing | Consumer Marketing | |
Khái niệm | Chiến lược tiếp thị tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng tại thời điểm mua hàng. | Chiến lược tiếp thị thông qua độ nhận diện thương hiệu để thu hút khách hàng mua sắm. |
Insight khách hàng | Tập trung vào các trải nghiệm như hành vi mua sắm, giá cả, trưng bày sản phẩm và động lực của người dùng tại từng kênh phân phối. | Tập trung vào các trải nghiệm như cảm xúc, nhận thức và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng và động lực của người dùng cuối. |
Kênh triển khai | Sử dụng các kênh bán hàng (online lẫn offline) để thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng. | Sử dụng các kênh truyền thông tích hợp (IMC) để nâng cao mức độ yêu thích của khách hàng và độ nhận diện thương hiệu trên thị trường. |
Người thực hiện | Bộ phận Marketing phụ trách việc phân tích dữ liệu, xây dựng các kênh phân phối, phân khúc hàng để tác động hành vi mua sắm của khách hàng. | Bộ phận Marketing phụ trách việc phân tích thị trường, thu thập insight và ý kiến khách hàng cũng như các hoạt động quảng bá, truyền thông khác về sản phẩm, thương hiệu. |
Lợi ích của Shopper Marketing
Sau khi đã tìm hiểu về Shopper Marketing, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào những lợi ích mà hình thức tiếp thị này mang lại nhé.
Gia tăng lượng tiêu thụ
Tiếp thị người mua hàng ảnh hưởng đến hành vi ngắn hạn của người tiêu dùng, khiến họ hình thành một khuôn mẫu hoặc thói quen khi mua sản phẩm. Trong một thời gian dài, điều hướng các hành vi này là mục tiêu hàng đầu của các nhà tiếp thị hiện đại.
Định hướng mức tiêu thụ cụ thể
Các nhà tiếp thị nên nhắm mục tiêu đến đối tượng khách hàng cụ thể mà mình muốn hướng đến. Điều này rất quan trọng vì nó có thể cung cấp cho bạn các chiến lược giúp hình thành thói quen mua sắm của người dùng nhằm đáp ứng các kế hoạch tăng trưởng tiếp thị đã đề ra. Để đạt được lợi ích này, các nhà tiếp thị người tiêu dùng và nhà tiếp thị người mua hàng phải hợp tác và liên kết với nhau.
Cải thiện hình ảnh thương hiệu
Shopper Marketing là một trong những công cụ hỗ trợ Consumer Marketing nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu mà họ quảng bá. Cùng với đó là niềm tin của người mua hàng đối với thương hiệu, góp phần thúc đẩy thói quen tiêu dùng trong tương lai.
Tham khảo thêm: Tổng hợp các bước lập kế hoạch truyền thông marketing cho doanh nghiệp
Cung cấp hệ thống kiến thức hữu ích
Shopper Marketing giúp bạn hiểu sâu hơn về hành vi tiêu dùng của người mua sắm. Đồng thời, bạn cũng được cung cấp kiến thức về các mô hình mua sắm phổ biến, quá trình mua hàng của khách hàng và các yếu tố chính ảnh hưởng đến những hành vi này.
Xây dựng phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả
Tiếp thị người mua hàng nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng đang trong quá trình mua sắm ngay tại cửa hàng. Do đó, nó cung cấp một chiến lược tiếp thị chủ động hơn tiếp thị tiêu dùng và phản ánh chính xác hành vi của những người tiêu dùng mua sản phẩm thay vì tất cả những người tiêu dùng sản phẩm.
Một số ví dụ về Shopper Marketing
Hai ví dụ điển hình trong việc phát huy tối đa hiệu quả của Shopee Marketing, đó chính là thương hiệu Starbucks và Coca Cola.
Starbucks
Starbucks là một thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới và ứng dụng di động của nó là một ví dụ tuyệt vời về tiếp thị giá trị gia tăng.
Cùng với việc thực hiện thanh toán và giao dịch qua ứng dụng, nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích bổ sung như gửi tin nhắn được cá nhân hóa phù hợp với sở thích của khách hàng, thông báo về các sản phẩm mới nhất của Starbucks và tặng thưởng khi sử dụng ứng dụng của họ.
Coca Cola
Coca Cola không chỉ là một trong những công ty nước giải khát hàng đầu trên toàn thế giới mà họ còn vô cùng thành công trong việc xây dựng thương hiệu cũng như tác động đến các giao dịch mua hàng vào phút chót thông qua Shopper Marketing.
Chiến dịch “Shake là Coke” của Coca Cola là một ví dụ lý tưởng, vì ngay cả những người không thường uống nước ngọt cũng không thể cưỡng lại việc mua một lon có tên của họ hoặc tên của một người bạn trên đó.
Cuối cùng, Coca Cola đã mở rộng chiến dịch thành công rực rỡ bao gồm các chủ đề được thiết kế riêng và mỗi chủ đề nhằm thu hút một bộ phận khách hàng mục tiêu khác nhau của họ.
Xây dựng chiến lược Shopper Marketing hiệu quả
Để kết nối với người mua sắm, các chương trình tiếp thị thông minh cần hiểu rõ người mua hàng, sử dụng dữ liệu để phát triển một hỗn hợp tiếp thị hoàn chỉnh và cuối cùng là thúc đẩy chuyển đổi có thể đo lường được.
Tìm hiểu về người mua hàng
Các thương hiệu cần hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của họ để tạo ra chiến lược tiếp thị xoay quanh hành vi của người mua sắm. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể phục vụ khách hàng của họ một cách tốt nhất.
Một kế hoạch tiếp thị tốt thường tập trung vào những hành vi trước đó để dự đoán việc mua hàng trong tương lai của người mua sắm. Khi tiến hành thu thập thông tin chi tiết về người mua, bạn không chỉ nên xem xét hành vi của họ còn cả những yếu tố thúc đẩy các hành vi đó.
Sử dụng dữ liệu để phát triển một hỗn hợp tiếp thị
Các chiến lược tiếp thị thông minh dành cho người mua sắm tập trung vào việc hiểu hành vi của người mua sắm trước, sau đó kết nối kênh nào tốt nhất để tiếp cận họ dựa trên thói quen và hành vi trong quá khứ của họ.
Điều này đòi hỏi sự kết hợp được kết nối giữa các điểm tiếp xúc trực tuyến và tại cửa hàng để tiếp cận khách hàng ở mọi nơi trên hành trình mua hàng của họ, bao gồm cả không gian kỹ thuật số.
Để thực hiện tốt quá trình này, bạn có thể sử dụng một số tính năng sau đến từ GoSELL để thu thập dữ liệu về người mua hàng trên cả cửa hàng online và offline:
- Quản lý khách hàng: Giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, đảm bảo không bỏ sót bất cứ thông tin khách hàng nào. Dễ dàng quản lý và phân nhóm khách hàng khác nhau để phục vụ việc chăm sóc khách hàng và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.
- Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của khách hàng trên cửa hàng online (bao gồm cả Website và App bán hàng).
- Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích được hành vi người tiêu dùng (trên cả Website và App bán hàng).
- Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
Thúc đẩy chuyển đổi có thể đo lường
Hầu hết các doanh nghiệp đều có những kế hoạch nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của mỗi chương trình tiếp thị. Để có được thông tin trung thực về sự thành công của các chương trình, hãy đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị người mua hàng của bạn đưa ra các chỉ số có thể đo lường được
Thông thường, mức tăng doanh số gia tăng doanh số và doanh thu và hai yếu tố được sử dụng nhiều nhất khi đánh giá hiệu quả của Shopper Marketing.
Phân tích báo cáo chuyên nghiệp
Với tính năng Phân tích báo cáo của nền tảng GoSELL, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất thông qua hàng loạt những tiện ích sau:
- Báo cáo doanh thu đa kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh, giúp người bán dễ dàng nhận biết chi nhánh, kênh bán hàng hay nền tảng nào kinh doanh hiệu quả nhất để tập trung các nguồn lực vào đó.
- Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng).
- Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
- Phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
- Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định, giúp người bán xây dựng các kế hoạch bán hàng hợp lý.
Kết luận
Với Shopper Marketing, bạn có thể nâng cao khả tương tác với khách hàng thông qua việc tìm hiểu hành vi và quá trình mua hàng của họ tại thời điểm trực tiếp mua sắm. Điều này chắc chắn sẽ mang đến cho người mua sắm một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc xoay quanh chủ đề này thì có thể liên hệ ngay với GoSELL theo địa chỉ Email: hotro@gosell.vn hoặc số Hotline: (028) 7303 0800.