Digital Marketing
Cá nhân hóa là gì? Tầm quan trọng của cá nhân hóa trong marketing
Làm thế nào để mang đến khách hàng một trải nghiệm mua sắm mới lạ, tăng sự trung thành của họ với thương hiệu, mang về nguồn thu ổn định, lợi nhuận cao? Chiến lược cá nhân hóa sẽ là đáp án tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp. Cùng GoACADEMY tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Cá nhân hóa là gì?
Cá nhân hóa hay còn có tên gọi tiếng anh là Personalization, là việc sử dụng các thông tin về khách hàng mà doanh nghiệp thu thập được để thực hiện đánh giá, phân tích khách hàng. Mục đích chính của cá nhân hóa là hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu để thực hiện chiến lược marketing hiệu quả.
Tầm quan trọng của cá nhân hóa trong marketing bạn cần biết
Nếu có thể triển khai chiến lược cá nhân hóa hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích chính sau:
Góp phần tăng trưởng doanh thu
Theo một thống kê cho thấy: các doanh nghiệp đã triển khai chiến lược cá nhân hóa thành công, họ tăng khoảng 19% doanh thu và tăng gấp 6 lần trong chiến dịch email marketing so với các doanh nghiệp không triển khai chiến lược.
Tối ưu trải nghiệm khách hàng
Trong quá trình mua sản phẩm, khách hàng sẽ sẵn sàng để lại thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, địa chỉ,…) cho thương hiệu mà họ tin tưởng để nhận được các ưu đãi hấp dẫn.
Dựa vào các thông tin mà khách hàng cung cấp, bạn có thể thông báo các chương trình ưu đãi để khách hàng nhanh chóng nắm bắt thông tin, kích thích họ đến mua sắm – tạo ra trải nghiệm thú vị.
Xem thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì? Tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng
Nâng cao độ nhận diện thương hiệu
Chiến lược cá nhân hóa cũng tạo cho bạn những ưu thế để tự tin cạnh tranh với đối thủ, giúp tăng thêm lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu tuyệt đối và nâng cao độ nhận diện thương hiệu đại chúng hơn đáng kể.
Tạo sự xuyên suốt trong mô hình tiếp cận khách hàng đa kênh
Thông qua các kênh bán hàng và cá nhân hóa dữ liệu khách hàng trên một nền tảng quản lý duy nhất, bạn có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi.
Nhờ đó, bạn có thể rút ngắn khoảng cách với khách hàng tiềm năng. Sau đó chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành để thúc đẩy doanh số vượt trội.
Giữ chân khách hàng
Một khi thương hiệu của bạn có được lòng tin của khách hàng từ việc thực hiện chiến lược cá nhân hóa, thì khả năng khách hàng quay trở lại dùng sản phẩm của thương hiệu là rất cao.
Xem thêm: Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hiệu quả
Các khó khăn trong việc thực hiện chiến lược cá nhân hóa
Tuy mang lại các lợi ích cụ thể nhưng khi triển khai chiến lược cá nhân hóa, hầu hết các doanh nghiệp sẽ gặp phải một trong các khó khăn quen thuộc như sau:
Chưa thực sự đầu tư tài nguyên và thời gian
Bên cạnh việc sở hữu một đội ngũ nhân viên hùng hậu, nếu có thể đầu tư thêm một phần mềm phù hợp để hỗ trợ thì chiến lược cá nhân hóa của bạn sẽ được thực hiện trơn tru hơn.
Chưa tìm được công nghệ lý tưởng
Yếu tố then chốt khi thực hiện chiến lược cá nhân hóa trong marketing là thu thập dữ liệu và tự động hóa. Có như vậy bạn mới áp dụng các thuật toán thông minh dễ dàng.
Nhưng không ít các marketer vẫn đang lao đao trong vấn đề tìm kiếm công cụ thu thập và xử lý dữ liệu để thiết lập tính cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Khả năng phân tích và xử lý dữ liệu khách hàng kém
Các thông tin khách hàng sau khi được thu thập, các marketer sẽ nắm được khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến là ai bằng cách liên kết dữ liệu khách hàng về một hệ thống. Nhưng việc liên kết các loại data khách hàng với nhau cũng khiến các marketer đau đầu không kém.
Trước những khó khăn trong việc tìm kiếm công cụ thực hiện cá nhân hóa, trong phần tiếp theo GoACADEMY sẽ gợi ý đến bạn một số công cụ phổ biến đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả.
Các công cụ giúp bạn thực hiện cá nhân hóa trong marketing thuận lợi
Cùng GoACADEMY khám phá xem đó là các công cụ nào ngay sau đây nhé:
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL
Lựa chọn và sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh là một trong những công cụ cần được ưu tiên đầu tư trong kế hoạch thực hiện cá nhân hóa. Trong đó, phần mềm GoSELL hỗ trợ đắc lực cho bạn:
- Quản lý bán hàng gồm: quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý kho hàng,… giúp bạn tối ưu quy trình quản lý, tiết kiệm thời gian và nhân sự. Cung cấp đến khách hàng dịch vụ bán hàng nhanh chóng.
- Hỗ trợ các công cụ marketing như landing page, email marketing, blogs, SEO,… giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng và quảng bá thương hiệu mạnh mẽ hơn.
- Tích hợp phân tích báo cáo doanh số bán hàng, thống kê chi phí, bán cáo bán hàng cũng như dự báo xu hướng mua hàng toàn diện.
- Hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng, nắm bắt cụ thể hành vi của họ với hệ thống CRM.
Sử dụng CRM để lưu trữ, phân nhóm thông tin khách hàng
CRM là công cụ được nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Khi thu thập và lưu trữ dữ liệu từ các kênh bán hàng về một nền tảng, bạn có thể bắt tay vào việc lựa chọn và phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí như:
- Thông tin khách hàng.
- Lịch sử mua hàng.
- Thông tin đơn hàng.
- Theo thẻ khách hàng.
- Giá trị đơn hàng.
- Sản phẩm khách hàng đã mua và một số tiêu chí khác.
Việc phân nhóm khách hàng bằng CRM sẽ giúp bạn lên kế hoạch triển khai các chương trình ưu đãi phù hợp cho từng phân khúc khách hàng. CRM GoSELL cho phép bạn thiết lập hình thức tích điểm cho khách hàng thành viên, hoặc cài đặt các ưu đãi, chiết khấu phù hợp với mỗi cấp bậc thành viên.
Riêng đối với nhóm khách hàng đã lâu không mua hàng, bạn cũng có thể lọc danh sách để tập trung thực hiện các chiến lược marketing/remarketing cho nhóm khách hàng này.
Để đảm bảo mỗi khách hàng nhận được sự chăm sóc tốt nhất, bạn có thể sử dụng CRM phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý khách hàng cụ thể. Mọi cuộc gọi của nhân viên đến khách hàng đều được lưu trữ để bạn dễ dàng theo dõi, dần dần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn thiện hơn.
Sử dụng các công cụ phân tích để phân tích hành vi khách hàng
Hai công cụ phân tích điển hình mà bạn có thể sử dụng để phân tích hành vi khách hàng:
- Phân tích hành vi khách hàng trên website thông qua công cụ Google Analytics được tích hợp trên trang quản trị GoSELL. Công cụ giúp bạn thống kê chi tiết các chỉ số, theo dõi hành vi – thói quen của khách hàng và xác định nguồn khách hàng của bạn đến từ kênh nào chính xác.
- Quản lý website/app bán hàng bằng công cụ Google Tag Manager, công cụ giúp bạn đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
Sử dụng Email marketing
Thông qua email marketing, bạn có thể tận dụng data khách hàng để lại nhằm xác định, hoặc phần nào đoán được đặc điểm nghề nghiệp, nhu cầu của họ để lên kế hoạch duy trì sự chú ý của họ thật phù hợp.
Vừa rồi là các thông tin về cá nhân hóa và các công cụ hỗ trợ bạn thực hiện chiến lược cá nhân hóa trong marketing. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn dễ dàng ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình, mang đến khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
Đừng bỏ lỡ các bài viết mới nhất tại GoACADEMY để liên tục cập nhật các thông tin, kiến thức bổ ích nhất bạn nhé!