Câu chuyện kinh doanh
Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến hiện nay
Chiến lược kinh doanh quốc tế đang là một trong những mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng thương hiệu ra các thị trường ngoài nước. Tuy vậy, đây sẽ là một quá trình đầy thách thức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi nhiều rào cản khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế mà doanh nghiệp có thể hướng đến hiện nay.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
Chiến lược kinh doanh quốc tế hay được biết đến với tên gọi là International Business Strategy là tập hợp thống nhất giữa các mục tiêu, chính sách, phương án, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu mong muốn ở thị trường quốc tế của doanh nghiệp.
Với chiến lược kinh doanh chính là yếu tố tiên quyết quyết định xem hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp ở các thị trường ngoài nước có hiệu quả hay không. Những kết quả đạt được như doanh thu, lợi nhuận, độ phủ sóng hay giá trị thương hiệu tại các thị trường quốc tế chính là thước đo đánh giá của quá trình này.
Chiến lược này nằm trong tổng thể chiến lược phát triển của doanh nghiệp, bao gồm các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp cần phải đạt được thông qua các chính sách và giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Vai trò của các chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng các hoạt động quốc tế cho doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chủ doanh nghiệp hay người quản lý phải nắm được các vai trò, lợi ích của chiến lược ngay từ đầu. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng nền móng tạo bước đà để chiến lược phát triển có thể đi đúng hướng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn tài chính, nhân lực, thương hiệu.
Cụ thể, chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định các đối thủ cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, biết được điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ để có thể cải thiện và phát huy.
- Xây dựng bản kế hoạch chi tiết, đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận, các phòng ban để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất.
- Xác định được tiềm năng của các thị trường cố định và đầu tư vào những ngành phù hợp nhất.
- Tìm ra hướng đi cụ thể để phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh quốc tế cần rõ ràng và tương thích với hướng phát triển từ đầu của cả một doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở giúp chủ doanh nghiệp hay người quản lý dễ dàng nhận biết và tận dụng các cơ hội, kết hợp được năng lực cá nhân và cả tập thể. Giảm thiểu thời gian, sai sót và dễ dàng đưa ra các quyết định hỗ trợ cho các mục tiêu tiếp theo.
Các chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến
Để quá trình mở rộng mô hình kinh doanh ra các thị trường quốc tế được diễn ra một cách hiệu quả, việc đưa ra một chiến lược kinh doanh cụ thể là vô cùng cần thiết. Chủ doanh nghiệp, người quản lý sẽ cần nghiên cứu, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh quốc tế của mình.
Từ việc phân tích thị trường, tiềm năng của ngành kinh doanh cũng như nguồn lực của doanh nghiệp, người lập kế hoạch có thể lựa chọn chiến lược kinh doanh trong các mô hình sau đây:
Chiến lược quốc tế (International Strategy)
Chiến lược quốc tế được doanh nghiệp triển khai sẽ tập trung chủ chốt vào vấn đề xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh này cũng có thể đi theo chiều ngược lại, hướng đến quá trình nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từ các nước đối tác để kinh doanh ở thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh quốc tế thường có trụ sở ở các quốc gia sở tại. Lý do chính cho điều này chính là việc hạn chế việc đầu tư chi phí xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự hoàn toàn mới ở các thị trường quốc tế. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí tương đối lớn phục vụ quá trình kinh doanh. Chiến lược quốc tế đồng thời cũng là kiểu chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến nhất hiện nay, lý do là nó không tốn kém nhiều chi phí như các chiến lược khác.
Chiến lược đa quốc gia (Multidomestic Strategy)
Với chiến lược kinh doanh đa quốc gia được biết đến là một trong những chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp hướng đến nhiều nhất. Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ phát triển mô hình kinh doanh tại từng thị trường mà mình nhắm đến.
Cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể tiến hành việc cung cấp sản phẩm đến các thị trường mới và sử dụng các chiến lược truyền thông, marketing hiệu quả để tiếp cận khách hàng địa phương. Để thực hiện quá trình này, doanh nghiệp sẽ cần thành lập các công ty con ở thị trường quốc tế để đảm nhận trách nhiệm vận hành kinh doanh hoặc liên kết với các đơn vị, đối tác kinh doanh nội địa.
Chiến lược toàn cầu (Global Strategy)
Chiến lược kinh doanh toàn cầu là một mô hình hoàn toàn khác so với chiến lược đa quốc gia. Theo đó, chiến lược kinh doanh toàn cầu là khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm của mình đến với tất cả người mua trên thế giới. Bằng cách bán hàng trực tuyến toàn cầu này, doanh nghiệp có thể tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận của mình khi đơn hàng có thế từ bất cứ nơi nào, khi nào.
Việc sở hữu tệp khách hàng lớn hơn cũng giúp thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến, gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Các doanh nghiệp định hướng phát triển theo chiến lược toàn cầu thường sẽ phát triển một trụ sở hay văn phòng trung tâm ở nước sở tại. Việc xây dựng mô hình hoạt động cố định tại một quốc gia trung tâm sẽ giúp quá trình kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Marketing quốc tế là gì? Tầm quan trọng của marketing quốc tế trong kinh doanh
Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)
Chiến lược kinh doanh quốc tế cuối cùng được nhắc đến trong bài viết chính là chiến lược xuyên quốc gia. Được xem là sự kết hợp giữa chiến lược đa quốc gia và chiến lược toàn cầu, chiến lược xuyên quốc gia hướng đến việc phát triển cung cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tại các thị trường ngoài nước. Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia cũng giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận một cách đáng kể.
Doanh nghiệp, công ty xuyên quốc gia sẽ cố gắng tạo ra ưu thế của mình ở quy mô thượng nguồn và tập trung vào chuỗi giá trị, tính linh hoạt và khả năng thích ứng địa phương. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra các lợi thế cạnh tranh chủ chốt từ bên trong của mình để đạt được những điều này. Chiến lược xuyên quốc giá sẽ phát huy tốt nhất hiệu quả đối với những thị trường đang chịu nhiều áp lực trong yêu cầu địa phương và cắt giảm chi phí.
Một trong những yếu tố quan trọng cũng được xem là điều kiện cần giúp doanh nghiệp có thể vận hành chiến lược kinh doanh quốc tế chính là chuyển đổi ngôn ngữ. Đặc biệt là khi kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng website hay app bán hàng, việc tích hợp nhiều ngôn ngữ sẽ cho phép khách hàng quốc tế tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiểu được điều đó, GoACADEMY mang đến cho các doanh nghiệp tính năng đa ngôn ngữ hỗ trợ quá trình kinh doanh quốc tế hiệu quả hơn trên các nền tảng bán hàng online.
Tối ưu quá trình kinh doanh quốc tế với tính năng đa ngôn ngữ trên website, app bán hàng của bạn
Nắm được nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện các chiến lược kinh doanh quốc tế của nhiều doanh nghiệp, GoSELL đã và đang hỗ trợ tính năng đa ngôn ngữ trên các website, app bán hàng được thiết kế dành cho khách hàng của mình. Theo đó, trình biên tập đa ngôn ngữ trên các website, app bán hàng được cung cấp bởi GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với khách hàng quốc tế, mang lại trải nghiệm mua hàng dễ dàng và hài lòng hơn.
Khi sử dụng các giải pháp của GoSELL, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo website cũng như app bán hàng song ngữ. Khách hàng đến từ bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ để thuận tiện hơn trong việc mua hàng. Cụ thể, GoSELL hỗ trợ dịch thuật từng thành phần có trên website hay app bán hàng của doanh nghiệp một cách vô cùng chi tiết và chính xác.
Hơn nữa, website bán hàng quốc tế cũng được hỗ trợ tối ưu SEO giúp đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Đây được xem một con đường hiệu quả nhất để khách hàng tiềm năng có thể tìm đến doanh nghiệp và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hệ thống của GoSELL có thể hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập từ khóa, tiêu đề và mô tả chuẩn SEO bằng đa ngôn ngữ. Nên nhớ rằng, khách hàng luôn đặt niềm tin nhiều hơn và ưu tiên mua hàng tại các website có thứ hạng cao trên trang tìm kiếm cũng như một thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn.
Kết luận
Với tính năng đa ngôn ngữ mà GoSELL cung cấp, quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp sẽ có đủ điều kiện để đạt hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu các tính năng hữu ích khác của GoSELL ngay!