Câu chuyện kinh doanh
Mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cần chuẩn bị gì?
Mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật đang là nhu cầu và xu hướng thị trường, nguồn lợi tương đối lớn. Nếu bạn có dự định làm chủ một cửa hàng nhỏ, thì đây là lúc để bạn nắm bắt cơ hội. Cùng GoACADEMY tìm hiểu những chuẩn bị cần thiết khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật bên dưới.
Chuẩn bị các thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Cá nhân/tổ chức cần làm đầy đủ các hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh mới có thể bắt đầu mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị gồm:
Xem thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở cửa hàng bán lẻ
Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo thực vật
Để xin được chứng chỉ hành nghề, bạn cần đạt các điều kiện:
- Có văn bằng trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp.
- Hoặc giấy chứng nhận đã tham gia vào lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cung cấp.
- Kèm với chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, cấp huyện trở lên cấp theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin chứng chỉ hành nghề gồm có:
- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề, kèm theo bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên hoặc giấy chứng nhận đã tham gia lớp học chuyên môn (bản sao).
- Sơ yếu lý lịch kèm xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày cấp và ảnh thẻ.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc bảo vệ thực vật
Hồ sơ để xin giấy chứng nhận gồm có các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản sao và bản gốc (để đối chiếu) hoặc bản chứng thực của giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Tờ khai các điều kiện bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản sao và bản gốc (để đối chiếu) hoặc bản chứng thực quyết định phê duyệt, kèm báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, hoặc đề án bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên, bạn đến Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn để được giải quyết hồ sơ. Cơ quan sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ (trong vòng 1 ngày). Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ được yêu cầu bổ sung thêm.
Kế tiếp là thẩm định hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đáp ứng đúng quy định, phía cơ quan cũng sẽ thông báo đến cá nhân/tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn cũng sẽ đánh giá trong 03 ngày làm việc.
Tiếp theo Đoàn đánh giá sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời gian đánh giá 03 ngày. Thời gian đánh giá tại cơ sở không quá một ngày làm việc. Sau khi khâu đánh giá hoàn tất, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật sẽ có thông báo bằng văn bản đến cơ sở kinh doanh chi tiết: điều kiện nào không đạt và cần khắc phục những gì trong vòng 30 ngày.
Hoặc trường hợp bạn không được cấp giấy chứng nhận, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật sẽ trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do cụ thể.
Các yếu tố cần có khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là ngành khá đặc biệt, ngoài việc tuân thủ tốt các thủ tục vừa nêu trên thì bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố cần thiết sau:
Xem xét, nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu và đánh giá thị trường là yếu tố hàng đầu mà bạn cần ưu tiên thực hiện để xác định chính xác nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đồng thời, đánh giá tính cạnh tranh ở khu vực mà bạn dự định kinh doanh.
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, xem xét xung quanh khu vực bạn kinh doanh có nhiều hộ dân làm nông, trồng trọt hay không, khả năng cạnh tranh như thế nào, nhu cầu sử dụng của khách hàng ở khu vực này ra sao,….
Lưu ý: bạn cần xác định thật rõ và đưa ra câu trả lời càng chi tiết càng tốt để kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mà việc tiếp cận khách hàng cũng mang lại hiệu quả cao.
Chuẩn bị nguồn vốn để kinh doanh
Đối với lĩnh vực thuốc trừ sâu, thay vì chi phí tập trung vào việc trang trí cửa hàng, nội thất thì bạn sẽ tập trung vào việc nhập hàng, không gian bảo quản sản phẩm cũng như chế độ đảm bảo điều kiện vận hành là chính.
Các chi phí ban đầu có thể kể đến như: chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, kho hàng, trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị hỗ trợ quản lý bán hàng,… Tổng cộng nguồn vốn ban đầu để mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật rơi vào khoảng 300-400 triệu đồng.
Chọn lựa địa điểm phù hợp để bắt đầu kinh doanh
Dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu bạn xác định mà lựa chọn địa điểm thật phù hợp. Chẳng hạn như đối tượng khách hàng bạn nhắm đến là những người chuyên sử dụng sản phẩm có liên quan đến việc chăm sóc hoa màu, nông sản, trồng lúa,… Thì bạn nên chọn khu vực:
- Có dân cư sinh sống với nghề chủ yếu là trồng trọt để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
- Chọn địa điểm có vị trí giao thông dễ dàng, để khách hàng thuận tiện ghé đến cửa hàng của bạn.
- Đảm bảo kho hàng được đặt ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với nguồn nước hoặc nơi chế biến thức ăn.
Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn mặt bằng kinh doanh bán lẻ hiệu quả
Chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín
Yếu tố tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là lựa chọn nhà cung cấp hàng uy tín. Vì thuốc bảo vệ thực vật thuộc loại hàng hóa mang tính độc tương đối cao.
Ngoài ra, để tránh hàng hóa bị ứ đọng quá lâu, bạn nên theo dõi nhu cầu của khách hàng trước rồi hãy đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp, giúp việc tiêu thụ hàng hóa được nhanh chóng.
Khéo léo thu hút khách hàng
Khách hàng mục tiêu của hầu hết cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu là nông dân nên việc tiếp cận họ cũng là bài toán nan giải. Bạn có thể:
- Tiếp cận và biến họ thành những vị khách hàng thân thiết thông qua việc tặng kèm các ưu đãi, khuyến mãi như giao hàng đến tận nơi không tốn phí, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ thăm khám bệnh cho cây trồng,…
- Vì đặc thù của đối tượng khách hàng này là làm nông nên nguồn thu của họ sẽ theo mùa vụ, rất ít người có thể chi trả trong một lần. Bạn có thể tận dụng điều này lên kế hoạch hỗ trợ họ mua nợ.
Tuy nhiên, đối với khoản công nợ của từng khách hàng, bạn cần phải lưu trữ, quản lý thật chặt chẽ, rõ ràng để thu hồi đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn xoay vòng. Tránh tình trạng thiếu hụt chi phí không rõ lý do trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Ứng dụng luật hấp dẫn thu hút khách hàng trong kinh doanh
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Các loại thuốc bảo vệ thực vật rất đa dạng về sản phẩm, thương hiệu, nếu không được quản lý khoa học sẽ dễ dẫn đến vấn đề tổn thất, trầm trọng hơn là quá hạn sử dụng. Nếu thuốc để quá hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, nhất là ảnh hưởng đến con người.
Vì vậy, việc sử dụng phần mềm để quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho là thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn theo sát toàn bộ số lượng sản phẩm, tình trạng sản phẩm trong kho để lên kế hoạch giải phóng kho hàng kịp thời.
Bạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoPOS của GoSELL. Phần mềm sẽ hỗ trợ quản lý sản phẩm, đơn hàng, tồn kho trên một hệ thống duy nhất. Lên đơn, in hóa đơn nhanh chóng tại cửa hàng nhằm tối ưu thời gian bán hàng cho bạn.
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu phát triển cửa hàng có thêm nhiều chi nhánh, hoặc bán hàng trên các kênh bán hàng online. GoPOS cũng sẽ hỗ trợ bạn quản lý, đồng bộ tất cả dữ liệu về sản phẩm, đơn hàng từ cửa hàng lên các kênh, các chi nhánh dễ dàng.
Bên cạnh đó, quản lý đơn hàng có công nợ cũng rất quan trọng. Nhờ đó, bạn có thể theo dõi doanh thu, lợi nhuận một cách trực quan. Giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng để lên kế hoạch nâng cấp, duy trì phong độ cho cửa hàng.
Kết luận
Vừa rồi là những thủ tục và yếu tố bạn cần lưu ý khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn dễ dàng trong việc lên kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tại GoACADEMY, không ngừng học hỏi, đón nhận kiến thức mới để công việc kinh doanh của bạn gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.