Câu chuyện kinh doanh
Customer Success là gì? Làm thế nào để triển khai Customer Success hiệu quả
Customer Success là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp khi làm hài lòng khách hàng với những sản phẩm, dịch vụ của mình từ đó tăng doanh thu hiệu quả. Vậy làm thế nào để triển khai customer success một cách tối ưu trong quá trình kinh doanh? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
Customer Success là gì?
Trước đi đến với các bước để triển khai một cách hiệu quả, bạn sẽ cần nắm rõ cho mình liệu thế nào là customer success. Theo đó, customer success là một mô hình chỉ sự tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp đi đôi với sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Nói một cách khác, customer success là quá trình mà doanh nghiệp xây dựng và duy trì một quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình. Mục đích chính của quá trình này là đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng, từ đó thu hút họ tiếp tục quay lại sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác, chuyển đổi thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, customer success là khi doanh nghiệp chăm sóc khách hàng của mình từ trước bán hàng cho đến sau bán hàng để đảm bảo khách hàng sẽ nhận được những giá trị tốt nhất từ sản phẩm, dịch vụ đã mua, đảm bảo khách hàng không gặp phải những khuất mắc, vấn đề không mong muốn. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao uy tín và sự chuyên nghiệp, tạo niềm tin lớn với khách hàng của mình.
Tầm quan trọng của Customer Success
Customer success là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm bởi khách hàng luôn được xem là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sau đây là những lý do chính mà doanh nghiệp cần hướng tới customer success trong quá trình kinh doanh, bán hàng của mình.
Chuyển đổi khách hàng thân thiết
Customer success là quá trình mà doanh nghiệp hướng tới việc đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng của mình. Việc giúp khách hàng hài lòng hơn với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ thu hút họ quay lại với cửa hàng để tiếp tục mua sắm các sản phẩm tiếp theo.
Có thể nó là nhờ vào customer success, doanh nghiệp có thể đàm phán và thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định tiếp tục mua hàng một cách dễ dàng hơn, trực tiếp tăng doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
Xây dựng niềm tin thương hiệu
Một lý do khác mà doanh nghiệp nên áp dụng customer success chính là uy tín mà doanh nghiệp có thể tạo được. Việc đem đến sự hài lòng với khách hàng sẽ trực tiếp tạo nên sự chuyên nghiệp trong quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Từ đó, hiệu ứng lan truyền sẽ giúp những thông tin tốt đẹp của doanh nghiệp đến được với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng khách trên thị trường, xây dựng uy tín lớn cho doanh nghiệp. Khi đã sở hữu niềm tin lớn từ khách hàng, quá trình bán hàng của doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách thuận lợi mà mang về doanh thu lớn hơn.
Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công
Tối ưu lợi nhuận có được
Tối ưu doanh thu, lợi nhuận có được luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ cửa hàng, doanh nghiệp nào. Khi đã tạo được niềm tin của khách hàng, xây dựng được tệp khách hàng trung thành, doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn để đem về doanh thu, lợi nhuận ổn định.
Hơn nữa, ngoài doanh thu từ việc khách mua hàng thường xuyên, chi phí marketing của doanh nghiệp sẽ giảm đi một cách đáng kể. Là một khoản phí lớn trong quá trình kinh doanh, giảm chi phí marketing nhưng vẫn đem về hiệu quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn rõ rệt.
Các để triển khai customer success một cách hiệu quả
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn khi áp dụng customer success trong bán hàng. Điều này cho thấy ảnh hưởng không thể phủ nhận của customer success đối với doanh nghiệp hiện đại. Sau đây là những lưu ý cần thiết giúp doanh nghiệp có thể triển khai customer success một cách hiệu quả.
Áp dụng các giải pháp công nghệ
Để triển khai customer success một cách thành công, việc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – CRM là vô cùng cần thiết. Đây được xem là một chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp triển khai với mục đích quản lý và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả tốt nhất.
Hệ thống CRM được tích hợp trong nhiều giải pháp hiệu quả như GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng một cách tối ưu. Doanh nghiệp có thể phân nhóm khách hàng, phân tích số liệu, đưa ra các dự đoán để các bộ phận phụ trách có thể cập nhật và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhất với từng nhóm khách hàng. Áp dụng hệ thống CRM trong kinh doanh sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tăng độ hài lòng với khách hàng, xây dựng tệp khách hàng thân thiết.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý khách hàng CRM phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Khi đã sở hữu và lưu trữ tệp dữ liệu khách hàng lớn trên hệ thống CRM của mình, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm chính là xây dựng cho mình một chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả. Đây là một bước vô cùng quan trọng bởi sẽ tác động trực tiếp đến việc doanh nghiệp có đạt được những lợi ích nêu trên hay không. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, quy trình chăm sóc khách hàng có thể sẽ khác nhau nên doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu cụ thể để đưa ra hướng đi phù hợp nhất.
Chọn lọc đội ngũ có chuyên môn cao
Một đội ngũ có chuyên môn cao là nhân tố quyết định sự thành công của các chiến dịch chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp cần chú trọng vào việc chọn lọc và đào tạo đội ngũ nhân lực để đáp ứng khả năng vận dụng mô hình customer success để:
- Chọn lọc và phân nhóm sản phẩm tạo ra các công cụ mà người dùng muốn và cần.
- Có thể tiếp thị sản phẩm đến với từng nhóm khách hàng một cách hiệu quả.
- Có khả năng định vị và bán sản phẩm hiệu quả, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo khách hàng nhận được giá trị mà họ mong đợi từ sản phẩm, dịch vụ
Để tối ưu hiệu quả quy trình chăm sóc khách hàng, các doanh nghiệp hiện nay luôn chú trọng vào việc quản lý dữ liệu khách hàng một cách chính xác tuyệt đối. Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL chắc chắn sẽ là giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Quản lý tối ưu tệp khách hàng đa kênh của doanh nghiệp cùng giải pháp GoSELL
GoSELL được biết đến như là một phần mềm quản lý bán hàng tối ưu dành cho các doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng đa kênh trong giai đoạn chuyển đổi số như hiện nay. Không chỉ mang đến những tính năng hỗ trợ quá trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng vật lý, các chi nhánh mà GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo).
Tính năng quản lý khách hàng của GoSELL sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tất tần tất khách hàng đa kênh của mình một cách hiệu quả trên một hệ thống duy nhất. Cụ thể, giải pháp GoSELL cho phép doanh nghiệp phân nhóm và lưu trữ dữ liệu khách hàng một cách chi tiết và chính xác. Dữ liệu khách hàng đa kênh của doanh nghiệp sẽ được đồng bộ lưu trữ trên một trang quản trị duy nhất giúp việc tìm kiếm và quản lý trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trên hệ thống của GoSELL, doanh nghiệp có thể tạo mới, cập nhật và xóa tài khoản của khách hàng bất cứ khi nào khi cần thiết. Hơn nữa, bạn cũng có thể tạo nhóm, thêm tag cho từng khách hàng để ghi nhớ những lưu ý quan trọng, giúp quá trình tư vấn, chăm sóc khách hàng thuận tiện nhất có thể. Hơn nữa, với dữ liệu các nhóm khách hàng cụ thể, các chiến dịch marketing của bạn sẽ đến đúng khách hàng mục tiêu như mong muốn, nâng cao hiệu quả có được.
Kết luận
Quá trình quản lý khách hàng đa kênh phức tạp sẽ không còn là vấn đề đối với doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL. Ngoài tính năng nêu trên, GoSELL còn mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều những tính năng hiệu quả, phục vụ tối ưu quy trình bán hàng và quản lý bán hàng. Cùng tìm hiểu các tính năng chi tiết của giải pháp quản lý bán hàng đa kênh GoSELL ngay!