Câu chuyện kinh doanh

    Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

    27/02/2024

    Không chỉ đơn giản là một cái tên thương hiệu hay một logo nhãn hàng đơn điệu mà việc xây dựng chiến lược thương hiệu phải cần nhiều hơn như thế. Do đó, trong bài viết dưới đây GoACADEMY sẽ bật mí cho bạn cách bước để xây dựng các chiến lược cho thương hiệu đạt được thành công rực rỡ, để doanh nghiệp bạn có được chỗ đứng vững chắc và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để nghiên cứu cách xây dựng thương hiệu qua những chiến lược thông minh, bạn cần phải nắm được khái niệm cũng như lợi ích của chiến lược thương hiệu để có cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này trong kinh doanh, tạo động lực xây dựng những chiến lược cho thương hiệu đúng đắn và hiệu quả.

    Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

    Chiến lược thương hiệu là gì?

    Giải thích một cách dễ hiểu thì chiến lược xây dựng thương hiệu đó chính là việc tạo dựng các chiến lược và kế hoạch Marketing phù hợp để thúc đẩy nhanh khả năng nhận biết của khách hàng về thương hiệu một cách rộng rãi. Mục đích của việc này là tạo nên được một thương hiệu với sự mới lạ, độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

    Khi doanh nghiệp bạn không quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu thì rất dễ gặp phải những vấn đề xung đột trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Những vấn đề này sẽ làm cho các hoạt động của doanh nghiệp trở nên không nhất quán về hình ảnh, nội dung thiếu hấp dẫn và không tạo được ấn tượng đáng nhớ cho khách hàng.

    Chiến lược thương hiệu là gì?

    Tầm quan trọng của chiến lược xây dựng thương hiệu

    Đa phần tất cả các doanh nghiệp đều chú trọng vào tạo dựng chiến lược thương hiệu vì những giá trị thiết thực mà hoạt động này mang đến như sau:

    • Tăng độ nhận diện của sản phẩm: Tạo được những ấn tượng cũng như điểm nhấn về sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh đối với khách hàng.
    • Tăng khả năng kết nối với khách hàng: Xây dựng được lòng tin, kết nối những giá trị cảm xúc và truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả,
    • Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: Tạo được sự khác biệt hoá và hướng khách hàng tìm đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác.

    Chính vì những lợi ích trên, doanh nghiệp bạn cần phải xây dựng một chiến lược thương hiệu khoa học và chuyên nghiệp, nổi bật hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng việc đó có thực sự đơn giản? Hãy cùng GoACADEMY tiếp tục tìm hiểu nhé!

    Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công 

    Để xây dựng được chiến lược thương hiệu chặt chẽ doanh nghiệp bạn cần phải áp dụng chặt chẽ quy trình theo đúng trình tự các bước cụ thể như sau:

    Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

    Một thương hiệu thành công đó là thương hiệu nhận được sự ủng hộ của khách hàng tiềm năng. Và để có thể xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn nên dựa vào mô hình 5W:

    • Who: Ai sẽ là người mua sản phẩm / dịch vụ của bạn? Hãy xác định đối tượng tiềm năng đó dựa trên các tiêu chí như: Giới tính, nghề nghiệp, sở thích,  độ tuổi,…
    • What: Khách hàng mong muốn điều gì ở sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp bạn?
    • Why: Tại sao khách hàng lại chú ý đến sản phẩm / dịch vụ của bạn? Tai sao họ lại mua sản phẩm / dịch vụ để của doanh nghiệp bạn?
    • Where: Khách hàng đang ở đâu? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, tầng lớp, phân khúc,…
    • When: Khách hàng sẽ trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp bạn khi nào?

    Việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn tập trung vào việc nuôi dưỡng và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách hàng một cách đúng đắn nhất.

    Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

    Xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường

    Hãy phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp bạn có thể dễ dàng nhận định được vị thế hiện tại của mình trên thị trường để có thể đưa ra được các chiến lược thương hiệu thành công. Để thực hiện tốt được việc này bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:

    • Nội dung và thông điệp của đối thủ đang truyền đạt và lan tỏa đến khách hàng là gì?
    • Mức độ chất lượng của sản phẩm / dịch vụ mà đối thủ đang cung cấp như thế nào?
    • Điểm nổi bật có trong sản phẩm / dịch vụ của đối thủ cạnh tranh?
    • Đánh giá của người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng sản phẩm / dịch vụ của đối thủ?

    Sau khi giải đáp được những câu hỏi trên, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được điểm mấu chốt để phát triển thương hiệu, đồng thời có thể học hỏi và sáng tạo những ưu điểm của đối thủ để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình.

    Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

    Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value có thể hiểu là các yếu tố cần thiết và lâu dài, đây là bộ quy tắc với những chỉ dẫn cụ thể giúp định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp một cách dễ dàng. Muốn thương hiệu của doanh nghiệp bạn có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng thì bạn cần phải trả lời được câu hỏi:

    • Đâu là niềm tin của doanh nghiệp bạn?
    • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn là gì?

    Khi xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu thì doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững, tạo nên vị thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

    Định vị thương hiệu

    Định vị thương hiệu được xem là bước quan trọng nhất trên trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể định vị thương hiệu thông qua các chiến lược được gợi ý ngay sau đây:

    • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng.
    • Định vị thương hiệu dựa vào giá trị.
    • Cách định vị thương hiệu dựa vào tính năng.
    • Định vị thương hiệu dựa vào mối quan hệ.
    • Định vị thương hiệu dựa vào nhu cầu.
    • Cách định vị thương hiệu dựa vào vấn đề/ giải pháp.
    • Định vị thương hiệu dựa vào đối thủ cạnh tranh.
    • Định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc.
    • Phân khúc định vị thương hiệu dựa vào chức năng của sản phẩm /dịch vụ.

    Định vị thương hiệu cũng giống như bạn đang chào bán sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Do đó, bạn cần phải thể hiện được hết mọi tinh hoa và lợi ích của sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng một cách chân thật và rõ ràng.

    Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đột phá

    Định vị thương hiệu

    Xây dựng độ nhận diện thương hiệu

    Xây dựng nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp bạn tạo được ấn tượng đầu tiên với khách hàng một cách tích cực và thân thiện hơn. Hãy xây dựng thương hiệu với phong cách riêng biệt thông qua:

    • Tên thương hiệu
    • Logo nhãn hàng.
    • Biểu tượng đặc trưng.
    • Khẩu hiệu riêng.
    • Thông điệp đáng nhớ.

    Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu bạn cần phải đáp ứng đủ các yếu tố được nêu ra ngay sau đây:

    • Dễ nhớ
    • Có ý nghĩa
    • Dễ chuyển đổi
    • Có thể dễ thích nghi
    • Dễ bảo hộ

    Quản trị thương hiệu

    Quản trị thương hiệu là hoạt động duy trì hình ảnh, chỗ đứng của mình trên thị trường. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp.

    Dù một thương hiệu dù lớn đến mấy nếu không xây dựng chiến lược quản trị thương hiệu đúng đắn thì hình ảnh và vị thế sẽ trở nên mờ nhạt, mất dần sự tin tưởng của khách hàng.

    Hơn nữa, hiện nay thị trường không ngừng phát triển cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì việc quản trị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện nếu muốn sống sót.

    Xem thêm: Tái định vị thương hiệu là gì? Lý do doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu

    Xây dựng thương hiệu với GoSELL

    Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nền kinh tế thị trường đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ sang kỹ thuật số. 

    Đến với GoSELL – một trong những nền tảng bán hàng đa kênh bậc nhất hiện nay, bạn sẽ được cung cấp hàng loạt những tính năng hỗ trợ Marketing thương hiệu tiện ích, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mục tiêu, bao gồm: 

    Xây dựng thương hiệu với GoSELL

    Mang đến hàng loạt công cụ Marketing giúp phân tích hiệu quả

    • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app).
    • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
    • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
    • Google Smart Shopping: Cho phép thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google dễ dàng và nhanh chóng với Google Smart Shopping.
    • Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.

    Cung cấp những tính năng hỗ trợ Marketing mở rộng thị trường

    • SEO: Tối ưu từ khóa nhận diện cho từng sản phẩm, bộ sưu tập, blog, website,…hỗ trợ tăng tỷ lệ khách hàng tìm thấy trên Google.
    • Cộng tác viên bán hàng: Xây dựng đội ngũ cộng tác viên bán hàng vững mạnh, quảng cáo thương hiệu, tăng tốc doanh thu.
    • Đại lý bán hàng: Cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng, xây dựng mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp.
    • Tạo giá bán sỉ: Một trong những ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
    • Blogs: Truyền tải những thông điệp về sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng, tăng lưu lượng truy cập và nâng cao hiệu quả hoạt động SEO của website.
    • Link mua hàng: Tạo ra đường dẫn mua hàng cho một hoặc nhiều sản phẩm, tối ưu hoá quy trình và thời gian mua hàng.
    • Đa ngôn ngữ: Mở rộng thị trường, đưa thương hiệu và dịch vụ tiếp cận các đối tác, khách hàng quốc tế.

    Đem đến các tính năng giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

    • Tạo trang landing page: tạo đa dạng landing page bán hàng, giúp thu thập thông tin khách  hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập về website.
    • Khách hàng thân thiết: Thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm bằng cách tạo cấp độ thành viên cho các chương trình ưu đãi, tích điểm.
    • Quản lý khách hàng: Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, hỗ trợ các hoạt động marketing và bán hàng hiệu quả.
    • Email marketing: Gửi cùng lúc hàng loạt các thông điệp, chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
    • Thông báo đẩy: Các thông báo về chương trình ưu đãi, giới thiệu sản phẩm sẽ được gửi qua điện thoại khách hàng thông qua ứng dụng.
    • Tạo mã giảm giá: Tạo ra các mã giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
    • Flash sale: Tạo không giới hạn chiến dịch Flash sale bán hàng theo ngày và linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, số lượng hàng sale.

    Kết luận

    Xây dựng  chiến lược thương hiệu là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, đầu tư về thời gian, tiền bạc, công sức cũng như sử dụng những giải pháp ứng dụng công nghệ tiện ích. Với bài viết trên, GoACADEMY hy vọng bạn có thể tận dụng được những kiến thức để xây dựng thương hiệu đạt được thành công trên trong quá trình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp cho riêng mình nhé!

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên