Câu chuyện kinh doanh
Phân biệt sự khác nhau giữa đại lý cấp 1 và nhà phân phối
Cùng là đơn vị chịu trách nhiệm mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhưng đại lý cấp 1 và nhà phân phối sản phẩm lại có những đặc điểm tương đối khác nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa đại lý cấp 1 và nhà phân phối sản phẩm? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Sự khác nhau giữa đại lý cấp 1 và nhà phân phối
Để tránh sự nhầm lẫn giữa đại lý cấp 1 và nhà phân phối sản phẩm, sau đây là những đặc điểm riêng biệt mà bạn có thể quan tâm:
Quy mô
Về quy mô kinh doanh, đại lý thương mại là hoạt động của các trung gian thương mại, thay mặt công ty, cá nhân, tổ chức mua và bán sinh lợi nhuận từ hoa hồng có được.
Đại lý giao hàng sẽ yêu cầu bên đại lý mua hàng cung cấp các sản phẩm hoặc các dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng. Bên đại lý sẽ là bên nhận hàng và cung cấp hàng hóa cho bên thứ ba. Khi các sản phẩm được bán đi, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển nhượng từ đại lý sang bên thứ ba.
Trong khi đó, nhà phân phối được xem là cầu nối liên kết giữa nhà sản xuất với các đại lý, cửa hàng và người tiêu dùng. Nhà phân phối là đơn vị nhập sản phẩm với số lượng lớn một cách trực tiếp từ công ty hoặc nhà sản xuất. Số lượng sản phẩm đó sẽ được lưu giữ trong kho và cung cấp cho các đại lý, cửa hàng nhỏ hơn để nhận lợi nhuận là mức giá chênh lệch.
Cách tiếp cận khách hàng
Đúng với tên gọi của mình, đại lý cấp 1 hoặc các đại lý cấp thấp hơn sẽ là đơn vị cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Trong khi nhà phân phối có thể cung cấp các sản phẩm tới cho nhiều đại lý hoặc có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Chính vì việc nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất, các nhà phân phối sẽ có được lợi thế là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất.
Trách nhiệm của đơn vị
Bên cạnh vai trò chính là cung cấp hàng hóa, thì nhà phân phối cũng sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin kỹ thuật về sản phẩm, thông số sản phẩm, chế độ ưu đãi và dịch vụ bảo hành. Điều này có nghĩa là các đại lý, cửa hàng và người tiêu dùng sẽ không cần phải đi trực tiếp đến cơ sở sản xuất mà thay vào đó là liên hệ trực tiếp với nhà phân phối sản phẩm.
Lợi thế của một đại lý là nó có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm và giải pháp từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến đại lý không thể tập trung vào việc quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ tiêu biểu.
Ngoài ra, đại lý cấp 1 chỉ cần bán và nhập hàng. Phía đại lý sẽ phải cam kết không bán các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty.
Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về thị trường phân phối và những thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Việt Nam
Điều kiện để trở thành một nhà phân phối
Không có xung đột lợi ích
Thông thường, các doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ chọn các nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm của mình. Nhà phân phối độc quyền sẽ chú trọng vào việc bán sản phẩm cho một nhà sản xuất duy nhất có thể đảm bảo chất lượng nguồn lực và dịch vụ.
Trong trường hợp không thể thành lập nhà phân phối độc quyền, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có thể đồng ý lựa chọn nhà phân phối các sản phẩm khác. Tuy nhiên, một điều kiện quan trọng là các sản phẩm đó không phải là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Nhà phân phối có tiềm năng tài chính
Tài chính là một tiêu chí quan trọng để trở thành một nhà phân phối sản phẩm. Cụ thể, nhà phân phối cần có đủ năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư của thị trường về mặt hàng hóa và công nợ. Đặc biệt, nhà phân phối cũng cần có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho các khoản chi phí về trang thiết bị phục vụ phân phối, bao gồm: kho bãi, công cụ vận chuyển, phương tiện vận chuyển, máy móc quản lý, nhân sự,…
Nhà phân phối có đủ khả năng hậu cần
Tiền đề và đảm bảo cho các nhà phân phối phát triển là có một hệ thống kho bãi và hậu cần hoàn chỉnh. Đặc biệt, nhà kho là nơi được đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, thất thoát hàng hóa trong bất kỳ trường hợp nào. Quy mô của nhà kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng cung cấp hàng hóa của nhà phân phối, quy mô của nhà phân phối, đặc biệt là tần suất mà nhà phân phối đặt hàng với công ty sản xuất và thời gian giao hàng.
Có thể bạn quan tâm: Chiến lược phân phối là gì? Quy trình xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả
Điều kiện để trở thành đại lý cấp 1
Để trở thành một đại lý cấp 1, doanh nghiệp cùng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định từ nhà sản xuất. Cụ thể, đại lý cần có giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán cùng ngành hàng. Đối với những ngành hàng đặc thù cần đáp ứng được những yêu cầu riêng của từng ngành.
Bên cạnh đó, đại lý cũng cần chứng minh khả năng tài chính tốt. Đồng thời, đại lý cũng cần chứng minh năng lực quản trị và bán hàng để nhận những ưu đãi đặc biệt từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất.
Với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, việc theo dõi và quản lý các đại lý bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn với một hệ thống đồng bộ. Tính năng này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp, mở rộng quy mô bán hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả.
Giải pháp GoSELL hỗ trợ quản lý tối ưu các đại lý bán hàng của doanh nghiệp
Giải pháp quản lý bán hàng GoSELL
Đầu tiên, GoSELL là một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả dành cho các doanh nghiệp bán hàng đa kênh, kinh doanh OAO (online & offline). Được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam, GoSELL luôn hướng tới mục tiêu là hỗ trợ tối ưu quá bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Với nhiều giải pháp đa dạng cùng vô số các tính năng hữu ích, GoSELL sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ.
GoSELL được đánh giá là một giải pháp toàn diện trên thị trường hiện nay bởi không chỉ tối ưu quy trình bán hàng tại cửa hàng trực tiếp, phần mềm GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA).
Với rất nhiều tính năng hiện đại được cập nhật liên tục, GoSELL có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tối ưu từ kho hàng, sản phẩm, đơn hàng, khách hàng đến các đại lý, nhà phân phối của mình. Trong đó, tính năng quản lý chính xác các đại lý bán hàng trên hệ thống của GoSELL chính là cách để doanh nghiệp yên tâm mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Quản lý tối ưu các đại lý bán hàng trên hệ thống của GoSELL
Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả các đại lý bán hàng, giúp mở rộng mạng lưới khách hàng, quy mô kinh doanh một cách hiệu quả. Theo đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo tài khoản để quản lý từng đại lý của mình trên hệ thống của GoSELL. Hệ thống cho phép doanh nghiệp tìm kiếm đại lý theo từng trạng thái cụ thể như: toàn bộ đại lý, đại lý đang hoạt động, chờ duyệt, không được duyệt.
Với GoSELL, doanh nghiệp cũng dễ dàng theo dõi tình trạng kho hàng của mình khi áp dụng nhiều đại lý thông qua các số liệu: tổng nguồn hàng, số lượng đã bán, số lượng còn lại. Hệ thống quản lý sẽ tự động cập nhật số lượng hàng tồn kho ở mỗi đại lý khi đã chuyển hàng thành công. Doanh nghiệp cũng có thể tra cứu đơn hàng theo mã đơn hoặc theo tên đại lý để quản lý chính xác, hạn chế tối đa sai sót, thất thoát có thể xảy ra.
Trên hết, hệ thống của GoSELL sẽ giúp doanh nghiệp tính toán và trả chiết khấu cho đại lý một cách chính xác. Cụ thể, doanh nghiệp có thể cài đặt phần trăm chiết khấu hoặc loại chiết khấu (tất cả sản phẩm, sản phẩm chỉ định, bộ sưu tập). Người bán có thể cài đặt duyệt chiết khấu tự động hoặc tùy chỉnh tỷ lệ chiết khấu riêng cho từng đại lý khác nhau.
Kết luận
Với tính năng hỗ trợ quản lý đại lý bán hàng một cách tối ưu, GoSELL sẽ là giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu các tính năng hữu ích khác của GoSELL ngay!