Câu chuyện kinh doanh
Nguyên tắc xây dựng thuộc tính thương hiệu trong chiến lược định vị
Trong bối cảnh mà thị trường ngày càng trở nên gay gắt, tính cạnh tranh không ngừng tăng lên thì kinh doanh cũng có thể xem là một cuộc chiến thật sự. Các thương hiệu mới ngày càng xuất hiện nhiều hơn, người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua hàng. Chính điều đó đã trực tiếp đặt ra cho doanh nghiệp một câu hỏi rằng làm thế nào để khẳng định được vị thế trên thị trường. Làm thế nào để xây dựng thuộc tính thương hiệu trong chiến lược định vị.
Tại sao cần xây dựng thuộc tính thương hiệu
Với vô số thương hiệu lớn nhỏ cạnh tranh trên thị trường, việc xây dựng, định vị thương hiệu là vô cùng quan trọng. Không phải tự nhiên mà một thương hiệu vô danh nào đó có thể lưu lại trong tâm trí của người tiêu dùng. Đó là cả một hành trình dài mà các chiến lược định vị thương hiệu được xây dựng với các quy trình bài bản, đi kèm theo những thuộc tính cực kỳ tinh vi.
Nói một cách cụ thể thì thuộc tính của thương hiệu là một loạt các tính năng nổi bật về khía cạnh vật chất và tính cách của thương hiệu trong quá trình xây dựng và thiết kế nhận diện thương hiệu. Các thuộc tính được phát triển thông qua hình ảnh, hoạt động và các giả định để định vị và góp phần tạo nên bộ nhận diện thương hiệu. Một số thuộc tính cần có của một thương hiệu là: Sự phù hợp, nhất quán, bền vững, nhận định đúng, tín nhiệm, cảm hứng, độc đáo và hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm: Định vị thương hiệu là gì? Cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đột phá
Những nguyên tắc xây dựng thuộc tính thương hiệu
Có 4 nguyên tắc cực kỳ quan trọng để đảm bảo các thuộc tính thương hiệu trong chiến lược định vị phát huy hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết từng nguyên tắc ngay sau đây:
Kết nối các nhu cầu của khách hàng
Khách hàng luôn được xem là sự sống của cả một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, bán hàng. Ở đó, việc có thể kết nối được với các nhu cầu của khách hàng được xem như là yếu tố không thể bỏ qua.
Bởi để có thể lựa chọn được một mặt hàng thỏa mãn nhu cầu của mình, khách hàng sẽ liên tục tìm kiếm, kết nối các yêu cầu của bản thân với những đặc điểm của các thương hiệu trên thị trường. Bằng cách này, khách hàng có thể tìm được những cái tên phù hợp những các nhu cầu mà mình đặt ra.
Trong chiến lược định vị thương hiệu, doanh nghiệp đầu tiên cần xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình muốn nhắm đến là ai. Việc có thể hiểu ra các nhu cầu cụ thể của nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các hướng định vị thương hiệu phù hợp, đảm bảo có sự kết nối với khách hàng của mình.
Tạo nên sự khác biệt với đối thủ
Để có thể khẳng định được vị thế, tạo nên bộ nhận diện trên thị trường, việc tạo nên sự khác biệt với đối thủ được xem là yếu tố tiên quyết. Thương hiệu của bạn sẽ ngày càng được biết đến nhiều hơn khi có thể tạo ra sự khác biệt thể hiện trong chính các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Để làm được điều này, bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, doanh nghiệp của bạn cũng nên tập trung vào việc khảo sát thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh. Việc xem xét các thương hiệu đã có mặt trên thị trường sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng khác biệt hơn, hạn chế sự cạnh tranh trực tiếp.
Cụ thể hơn, bạn có thể đặt ra những câu hỏi để khảo sát một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn như đối thủ của bạn đã xây dựng thuộc tính thương hiệu chủ đạo gì? Những thương hiệu đó đã thỏa mãn nhu cầu nào của khách hàng? Từ những điều đóm bạn có thể học hỏi và sáng tạo để thiết kế ra các thuộc tính mới, đem lại sự khác biệt, mới lạ cho thương hiệu của mình.
Có thể bạn quan tâm: Chiến lược khác biệt hóa: Ưu nhược điểm và cách xây dựng
Bền vững với hướng đi định vị thương hiệu
Trong quá trình kinh doanh, việc nắm bắt các xu hướng đang “hot” là điều vô cùng cần thiết để thu hút sự quan tâm lớn và nhanh chóng của các đối tượng khách hàng. Tuy vậy, việc bắt trend kinh doanh trong một giai đoạn nhất định cần được tách biệt với quá trình định vị thương hiệu.
Việc xây dựng thuộc tính thương hiệu cần một quá trình lâu dài. Những trào lưu hiện thời không sớm thì muộn sẽ bị thay thế bởi những xu hướng tiếp nối. Chỉ việc định vị thương hiệu trong một khoảng thời gian dài mới tạo được dấu ấn, sự ghi nhớ lâu dài trong lòng khách hàng.
Để phát triển thương hiệu bền vững, doanh nghiệp của bạn cần tập trung xây dựng những thuộc tính có chiến lược, phù hợp với lối sống của các đối tượng khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp bạn khi hướng tới các mục đích dài hạn thì nên có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ càng.
Ví dụ điển hình nhất có thể nói đến thương hiệu giày “Made in Vietnam” Biti’s. Với việc tập trung hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là những người quan tâm nhiều về chất lượng sản phẩm, độ bền và không quá chú trọng về kiểu dáng hay sự thay đổi của xu hướng thời trang. Với việc định vị thương hiệu theo thuộc tính “bền” giúp khách hàng ngay lập tức nghĩ đến Biti’s khi muốn tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu đó.
Tăng tính riêng biệt, khó bắt chước
Đây cũng là một nguyên tắc cần có trong quá trình xây dựng thuộc tính của thương hiệu trên thị trường. Tuy vậy, nếu sản phẩm của bạn không quá đặc biệt và vẫn có thể bị sao chép một cách dễ dàng thì đây vẫn là thuộc tính không bắt buộc phải có.
Thông thường, nguyên tắc này sẽ được các thương hiệu ở phân khúc cao cấp, các doanh nghiệp lớn quan tâm một các chi tiết. Vì để có thể xây dựng được một thuộc tính độc đáo và mang nét riêng biệt trên thị trường thường cần đến nguồn lực và chi phí đầu tư cao.
Trên đây là 4 nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng thuộc tính mà bạn cần lưu ý khi lập chiến lược định vị. Trong quá trình đó, việc áp dụng các giải pháp hỗ trợ marketing là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể tạo sự ghi nhớ trong lòng khách hàng. Cùng tìm hiểu những tính năng hỗ trợ marketing định vị thương hiệu mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp cho doanh nghiệp ngay sau đây.
Cùng GoSELL triển khai các chiến lược định vị thương hiệu trực tuyến
Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL
Trước khi đến với các tính năng hỗ trợ marketing, định vị thương hiệu hiệu quả mà giải pháp này có thể mang đến, hãy cùng tìm hiểu thế nào phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL. Theo đó, GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng với các tính năng toàn diện, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà bán lẻ bán hàng đa kênh, kinh doanh OAO (online & offline) đạt hiệu quả tối ưu.
Được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam, GoSELL luôn hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tối ưu quá bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Với nhiều giải pháp đa dạng từ thiết kế website, app bán hàng cho đến phần mềm quản lý đa nền tảng, GoSELL sẽ là người bạn đồng hành đáng không thể thiếu đối với doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng hiệu quả trong giai đoạn chuyển đổi số.
So với các phần mềm quản lý bán hàng cùng phân khúc trên thị trường, GoSELL được đánh giá là một giải pháp hỗ trợ bán hàng toàn diện hơn cả. Bởi không chỉ giúp quy trình bán hàng tại cửa hàng trực tiếp được tinh gọn hơn, phần mềm GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA) hay mới đây nhất là nền tảng TikTokShop.
Xây dựng các chiến lược định vị thương hiệu với các tính năng hỗ trợ marketing của GoSELL
Sau đây là những tính năng cụ thể mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL có thể mang đến giúp tối ưu các chiến dịch marketing, tiếp cận khách hàng và định vị thương hiệu của mình.
Tối ưu SEO website
Website bán hàng cũng được xem là một kênh truyền thông đầy hiện quả mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh đa kênh nào cũng cần chú ý đến. Để xây dựng thương hiệu cũng như tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, việc tối ưu SEO cho website là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Làm được điều này, website bán hàng của doanh nghiệp sẽ có thể xuất hiện ở top đầu tìm kiếm, giúp người dùng biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp có thể cài đặt và thao tác các yếu tố liên quan đến SEO ngay trên trang quản lý. Với từng gợi ý được hiển thị một cách cụ thể, chủ doanh nghiệp hay người quản lý có thể tối ưu SEO cho website bán hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Website càng chuẩn SEO sẽ càng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng, càng định vị thương hiệu rộng khắp trên thị trường.
Gửi Email Marketing
Email Marketing là một giải pháp giúp doanh nghiệp thông báo các chương trình ưu đãi, chiến dịch giảm giá hiệu quá đến trực tiếp các tài khoản khách hàng. GoSELL cho phép các doanh nghiệp thực hiện các gửi các email marketing với các mẫu, nội dung tùy chọn có sẵn trên hệ thống. Bạn hoàn toàn có thể sửa chữa các nội dung sao phù hợp với các mục đích mà mình hướng đến.
Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các nhóm đối tượng khách hàng mà mình mong muốn để thực hiện việc gửi email. Điều này càng trở nên dễ dàng hơn bởi hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp tạo tài khoản lưu trữ thông tin khách hàng ngay từ lần mua hàng đầu tiên.
Tích hợp Google Analytics
Google Analytics là công cụ phân tích của Google được tích hợp trên trang quản trị GoSELL, giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Thông qua đó, bạn có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website/app bán hàng nhằm tăng năng suất bán hàng hiệu quả.
Các báo cáo từ Google Analytics sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các hướng đi phù hợp cho chiến lược định vị của thương hiệu. Ngoài ra, Google Analytics còn cho phép doanh nghiệp nắm được các thống kê về thời gian truy cập, nguồn khách hàng hay theo dõi hành vi khách hàng. Đây sẽ là các dữ liệu cần thiết cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Tích hợp công cụ Facebook Pixel
Facebook Pixel có nhiệm vụ theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. Chính nhờ tính năng này mà bạn có thể tối ưu hóa chất lượng quảng cáo theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên Facebook cũng như đưa ra các chiến dịch Marketing / Remarketing phù hợp.
Hệ thống của GoSELL cho phép tích hợp công cụ Facebook Pixel giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên fanpage Facebook của doanh nghiệp. Trong thời đại mà mạng xã hội ngày càng phát triển, việc tối ưu fanpage Facebook sẽ giúp khách hàng tiềm năng xác định được tính của thương hiệu một cách nhanh chóng và ghi nhớ lâu dài hơn.
Trên đây là những nguyên tắc để xây dựng thuộc tính thương hiệu trong quá trình định vị. Để nắm rõ hơn những tính năng mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL đang cung cấp, doanh nghiệp có thể tham khảo ngay!