Câu chuyện kinh doanh

    Chiến lược khác biệt hóa: Ưu nhược điểm và cách xây dựng

    30/01/2024

    Nhiều doanh nghiệp chọn tái cơ cấu theo thời gian và sử dụng các chiến lược khác nhau để phát triển và tạo sự khác biệt trên thị trường. Nếu bạn muốn gia tăng lợi nhuận mà không phải chịu rủi ro cao hoặc giảm giá, hãy xem xét thực hiện chiến lược khác biệt hóa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về chiến lược khác biệt hóa là gì, cách tạo chiến lược khác biệt hóa và những lợi ích mà chiến lược này có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

    Chiến lược khác biệt hóa: Ưu nhược điểm và cách xây dựng

    Chiến lược khác biệt hóa là gì?

    Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) liên quan đến việc phát triển các sản phẩm / dịch vụ độc đáo, khác biệt đáng kể so với đối thủ để gia tăng lợi thế cạnh tranh và gây ấn tượng đến khách hàng. Bằng cách đó, một doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng chấp nhận mua với mức giá cao hơn, từ đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn. 

    Chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm / dịch vụ của mình để luôn duy trì lợi thế so với đối thủ về các tính năng cũng như lợi ích cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư lớn vào việc xây dựng thương hiệu để gia tăng độ nhận diện với khách hàng mục tiêu.

    Chiến lược khác biệt hóa là gì?

    Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

    Trước khi áp dụng chiến lược khác biệt hóa, nhà quản trị cũng nên nắm rõ một số ưu nhược điểm sau để xem xét liệu nó có phù hợp với doanh nghiệp mình hay không.

    Ưu điểm

    • Cung cấp điểm bán hàng độc đáo hoặc đề xuất các giá trị để phân biệt sản phẩm / dịch vụ hay thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
    • Giúp doanh nghiệp xác định phân khúc thị trường, nhắm mục tiêu vào một thị trường ngách cụ thể hoặc mở ra một thị trường mới bằng cách tạo ra nhu cầu cho một sản phẩm mới hoặc sản phẩm thay thế.
    • Thúc đẩy sự đổi mới không ngừng của sản phẩm / dịch vụ để từ đó thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
    • Làm giảm nguy cơ từ các sản phẩm thay thế vì nó tạo ra nhận thức rằng không có sản phẩm thay thế nào có thể đáp ứng các tính năng và lợi ích tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
    • Mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế từ sự trung thành của khách hàng để nâng cao giá trị thương hiệu. 
    • Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu là cơ sở để doanh nghiệp duy trì quyền kiểm soát đối với các chiến lược định giá nhằm gia tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. 

    Nhược điểm

    • Tốn khá nhiều chi phí và thời gian để nghiên cứu, phát triển và tạo ra các sản phẩm / dịch vụ khác biệt hóa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
    • Đối thủ có thể học theo sự khác biệt của bạn và giành khách hàng với mức giá tốt hơn hay thậm chí là tạo ra hàng nhái, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín thương hiệu của bạn. 

    4 chiến lược khác biệt hóa phổ biến hiện nay

    4 yếu tố cạnh tranh chính tương ứng với 4 chiến lược khác biệt hóa trên thị trường đó là giá cả, sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh. Hãy cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết về từng chiến lược nhé. 

    4 chiến lược khác biệt hóa phổ biến hiện nay

    Chiến lược khác biệt về giá cả

    Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng thường cân nhắc trước khi mua hàng. Chiến lược khác biệt về giá được các doanh nghiệp thực hiện bằng cách đưa ra một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn vượt trội so với đối thủ. Việc đưa ra mức giá thấp sẽ thu hút được nhiều người mua hàng. Còn đưa ra mức giá cao hơn cũng thu hút đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu.

    Tham khảo thêm: Các chiến lược định giá sản phẩm cho mọi doanh nghiệp

    Chiến lược khác biệt về sản phẩm

    Khác biệt hóa sản phẩm là một trong những chiến lược phổ biến ở các doanh nghiệp B2C vì khách hàng của họ thường có xu hướng phân biệt một sản phẩm bằng hình thức bên ngoài của nó. Do đó, các doanh nghiệp này luôn tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên độc đáo và nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng bằng cách tối ưu một số yếu tố như tính năng sản phẩm, hiệu suất sản phẩm, nhu cầu khách hàng,…

    Chiến lược khác biệt về dịch vụ

    Ngoài khác biệt về sản phẩm thì sự khác biệt về dịch vụ đi kèm bán hàng cũng nên được đầu tư. Chất lượng dịch vụ cũng là một yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh và tăng thêm hiệu quả chiến lược. Bạn có thể chú trọng đến: Giao hàng tận nơi, hướng dẫn sử dụng, chế độ đổi trả, bảo hành,…

    Chiến lược khác biệt về hình ảnh

    Khác biệt hóa hình ảnh là sự kết hợp của nhiều chiến lược khác biệt hóa nhằm xây dựng một hình ảnh thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng. Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp của bạn cần tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng cũng như định giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng thông qua hình ảnh thương hiệu độc đáo và khác biệt.

    Tham khảo thêm: Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp

    Phương pháp xây dựng chiến lược khác biệt hóa cho doanh nghiệp

    Sau khi đã tìm hiểu chiến lược khác biệt hóa cũng như ưu nhược điểm của nó, tiếp theo đây GoSELL sẽ hướng dẫn bạn một số bước để tạo nên chiến lược khác biệt hóa nhé. 

    Xác định ý tưởng

    Trước khi thực hiện chiến lược khác biệt hóa, bạn cần đánh giá điều gì là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn cũng như những lĩnh vực mà doanh nghiệp đã thành công. Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu tổng thể hoặc các sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp cho người tiêu dùng. Từ đó đưa ra những ý tưởng thích hợp cho chiến lược khác biệt hóa của mình. 

    Nghiên cứu đối tượng mục tiêu của bạn 

    Nghiên cứu đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn sắp xếp các hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Điều này cũng cung cấp cho bạn cơ sở để lựa chọn các yếu tố khác biệt và xây dựng ý tưởng chính xác về những gì họ đang tìm kiếm. 

    Để nghiên cứu đối tượng mục tiêu hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số tính năng sau đây đến từ phần mềm quản lý GoSELL:

    Nghiên cứu đối tượng mục tiêu của bạn 

    • Quản lý khách hàng: Giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin, phân nhóm khách hàng (bao gồm cả nhân khẩu học) từ nhiều kênh khác nhau, đảm bảo không bỏ sót bất cứ thông tin khách hàng nào. 
    • Google Analytics: Đây là công cụ phân tích của Google được tích hợp trên trang quản trị GoSELL, giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Thông qua đó, bạn có thể thu thập nhân khẩu học, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng hiệu quả.
    • Google Tag Manager: Áp dụng Google Tag Manager kết hợp với Google Analytics giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng. 
    • Facebook Pixel: Có nhiệm vụ theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. Chính nhờ tính năng này mà bạn có thể tối ưu hóa chất lượng quảng cáo theo đúng đối tượng khách hàng.

    Phát triển sự khác biệt

    Bước này rất quan trọng để bạn có thể tìm thấy những điều tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu hoặc sản phẩm / dịch vụ của mình. Ban đầu, phạm vi khác biệt đều rất rộng. Vì vậy, bạn hãy thử viết ra những yếu tố khác biệt đặc trưng, sau đó phân tích từng yếu tố và chọn ra sự lựa chọn tối ưu nhất. 

    Thiết lập câu chuyện 

    Việc thất lập câu chuyện thương hiệu có thể tự động hỗ trợ cho các chiến lược khác biệt hóa vì đối thủ cạnh tranh của bạn có thể sẽ không có câu chuyện giống hệt như vậy. Đánh giá sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp để tạo ra một câu chuyện tổng thể về những điều khiến bạn khác biệt, biến đối tượng mục tiêu của bạn trở thành khách hàng thực sự.

    Thiết lập câu chuyện 

    Xây dựng hình ảnh thương hiệu

    Các chiến lược khác biệt hóa thường song hành với việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cùng lúc. Một hình ảnh thương hiệu mạnh có thể giúp chiến lược khác biệt của bạn đạt hiệu quả cao hơn vì lúc này doanh nghiệp của bạn đã thu về được một lượng lớn khách hàng trung thành và họ sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm / dịch vụ của bạn. Ngược lại, chiến lược khác biệt hóa giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

    Kết luận

    Trong bối cảnh thị trường đang bão hòa như hiện nay, mọi doanh nghiệp đều phải học cách phân biệt với các đối thủ cạnh tranh thay vì chỉ ngồi yên và tận hưởng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Bạn phải liên tục sử dụng nhiều loại chiến lược khác biệt hóa để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. GoSELL hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ tìm được hướng đi đúng đắn cho riêng mình. Chúc bạn may mắn và thành công.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên