Kinh doanh online
M-commerce là gì? Những đặc trưng của M-commerce tiêu biểu
Với thời điểm mà chiếc điện thoại trở thành vật bất ly thân của mọi người tiêu dùng như hiện tại, M commerce dường như là yếu tố không thể trong thương mại. Vậy M – commerce là gì?
M-commerce là gì?
M commerce hay Mobile commerce đây chính là mô hình hoạt động kinh doanh chủ yếu trên các thiết bị không dây, nhằm phân phối các sản phẩm/dịch vụ và cả các giao dịch trực tuyến trên đây.
Cụ thể hơn, bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh như: điện thoại, máy tính bảng, thông qua nền tảng internet giúp các hoạt động như, mua – bán, thanh toán, quảng bá và cả vận chuyển được thực hiện nhanh chóng hơn. M-Commerce được xem là một phần quan trọng và không thể thiếu trong thương mại điện tử ngày nay.
- Đối với khách hàng: Sự xuất hiện của thương mại di động giúp cho khách hàng thực hiện các hoạt động mua sắm, giao dịch một cách nhanh chóng hơn và những nhu cầu cá nhân hóa mọi lúc mọi nơi,…
- Đối với doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp có thể làm hài lòng khách hàng trong quá trình họ mua sắm, thì đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hiệu quả, mở rộng quy mô tiếp thị,..
Một trong những ví dụ điển hình về việc các doanh nghiệp đã ứng dụng hình thức thương mại di động vào các chiến lược kinh doanh của họ nhằm đẩy nhanh quá trình giao dịch điện tử.
- Ứng dụng của VinID cho phép người dùng có thể đặt vé máy bay, phòng ở, vé vào khu vui chơi,…và thanh toán ngay trên ứng dụng của họ.
- Các ứng dụng Banking đến từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, cho phép người dùng thực hiện các thao tác chuyển khoản, thanh toán,…từ xa bằng thiết bị điện thoại thông minh.
Những đặc trưng của M Commerce tiêu biểu
Và để có thể hiểu chính xác hơn về Mobile Commerce là gì, thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua 5 đặc trưng tiêu biểu của M Commerce ngay dưới đây.
Tính lan rộng
Một trong những ưu điểm chính của thương mại di động chính là tính lan rộng của nó, cho phép người dùng có thể lấy đi những thông tin mà họ cần ở bất kỳ thời điểm nào mà họ muốn, thông qua thiết bị di động có kết nối internet mà không cần phải quan tâm đến vị trí.
Khi sử dụng Mobile Commerce, người dùng vẫn có thể hoạt động một cách bình thường trong khi đang nhận những thông tin để thực hiện giao dịch. Việc này giúp cho các dịch vụ hay ứng dụng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu phát sinh mọi lúc mọi nơi của khách hàng.
Khả năng tiếp cận
Thông qua các thiết bị di động, được xem như là vật bất ly thân đối với các khách hàng ngày nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận họ tại mọi thời điểm. Ngoài ra, với ứng dụng M Commerce, doanh nghiệp có thể giới hạn khả năng tiếp cận đối với nhóm khách hàng cá biệt trong một khoảng thời gian.
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh đa kênh và phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả
Tính cá nhân hóa
Với số lượng thông tin và dữ liệu cực lớn có trên nền tảng internet thì tính thích đáng hay bảo mật cho thông tin người tiêu dùng dường như là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Lý do là vì những người dùng thiết bị di động thường yêu cầu những ứng dụng Mobile Commerce, các tập dịch vụ và ứng dụng khác nhau phải được cá nhân hoá để có thể cung cấp dịch vụ hay biểu diễn thông tin đến người dùng chuyên biệt một cách thích đáng.
Sự thuận tiện
So với các thiết bị có dây như trước đây thì Mobile Commerce mang đến cho người dùng sự thuận tiện và thoải mái nhất định. Vì hầu hết các thiết bị di động cho phép người dùng có thể kết nối với internet một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Không giống với các thiết bị máy tính trước đây, hiện nay các thiết bị di động ngày càng đa dạng về chức năng và mang đến cho người tiêu dùng những thiết bị với kích thước nhỏ gọn và đa dạng kiểu màn hình để có thể dễ dàng mang đi.
Khả năng kết nối
So với các thiết bị máy tính để bàn thì Mobile Commerce bạn có thể thấy được khả năng kết nối, giao dịch và các điều khoản có liên quan đều là những hình thức giúp tương tác trực tiếp trong môi trường internet ở mức độ cao.
Thường các công việc kinh doanh cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng sẽ luôn được yêu cầu ở mức độ cao trong giao tiếp, để họ có thể tìm ra được những thành phần có khả năng làm gia tăng giá trị của thiết bị di động.
Khi đã hiểu được M Commerce là gì nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa E-Commerce và M-Commerce. 2 mô hình kinh doanh này có nhiều khác biệt nhất định.
So sánh M Commerce và E-commerce
Sẽ có không ít người nhầm lẫn khi bắt đầu tìm hiểu về thương mại di động M Commerce và đã không tránh được nhầm lẫn với khái niệm của mô hình thương mại điện tử E Commerce, bởi chúng có cùng mục tiêu là mua bán sản phẩm/dịch vụ thông qua nền tảng Internet.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hai khái niệm này vẫn tồn tại rất nhiều điểm khác biệt có thể nói đến như:
Thiết bị
- Mobile Commerce: Máy tính bảng, điện thoại, máy nhắn tin.
- E- Commerce: Laptop, máy tính để bàn.
Hệ điều hành
- Mobile Commerce: Android, IOS, Symbian.
- E- Commerce: Linux, Unix, Windows.
Nền tảng sử dụng
- Mobile Commerce: Ứng dụng hoặc website trên điện thoại.
- E- Commerce: Website.
Định vị người dùng
- Mobile Commerce: Có thể định vị dễ dàng
- E- Commerce: Không thể định vị được.
Tính bảo mật
- Mobile Commerce:Dựa vào bảo mật web cùng những tính năng bảo mật có sẵn của thiết bị di động.
- E- Commerce: Chỉ dựa vào bảo mật web.
Cổng thanh toán
- Mobile Commerce: Ngân hàng di động mobile banking hoặc thẻ tín dụng.
- E- Commerce: Thẻ tín dụng.
Khả năng di động
- Mobile Commerce: Dễ dàng mang đi nhờ trọng lượng của các thiết bị cầm tay không dây là rất nhẹ và kích thước cũng nhỏ.
- E- Commerce: Hạn chế khả năng di động vì kích thước lớn và trọng lượng máy tính nặng.
Tiềm năng phát triển của Mobile Commerce
Khi đã hiểu được M Commerce là gì, thì chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy được sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng thương mại di động tại Việt Nam chỉ trong một thập kỷ qua. Và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai, có thể nhìn nhận thông qua một vài dữ liệu cụ thể dưới đây:
- Theo như số liệu thống kê của Flurry Analytics Report trong năm 2013, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tốc độ người sử dụng thiết bị di động tăng trưởng lên đến 266% và chỉ đứng sau Columbia là 278%.
- Theo như báo cáo thương mại Điện tử Việt Nam trong năm 2014, doanh thu từ nền tảng thương mại di động được ước tính đã lên đến 2,79 tỷ USD và chiếm đến 2,125 tổng doanh thu bán lẻ trên cả nước.
- Cho đến năm 20220, theo như báo cáo của Digital 70% dân số Việt Nam sử dụng internet, 67% dân số dùng mạng xã hội số lượng thuê bao chiếm 150% so với tổng dân số của cả nước.
Với các dữ liệu được thống kê nói trên đã khẳng định được tiềm năng to lớn của thương mại di động Mobile Commerce trên thị trường hiện nay. Và đây cũng được xem là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp tiến hành khai thác và thu về lợi nhuận.
Thay vì việc bán hàng trên các nền tảng ứng dụng Mobile Commerce khá nổi tiếng hiện nay như: Lazada, Shopee,…các doanh nghiệp sẽ phải chiết khấu một khoản nhất định khi có đơn được bán ra. Thì hầu hết các doanh nghiệp ngày nay lựa chọn việc xây dựng app bán hàng riêng biệt.
Xây dựng ứng dụng M Commerce bán hàng hiệu quả cùng GoAPP
Với GoAPP sản phẩm được phát triển bởi phần mềm quản lý đơn hàng đa kênh GoSELL, gian hàng của bạn sẽ được hiển thị 24/7 ngay trên điện thoại của khách hàng, tiện lợi cho việc mua sắm ở bất cứ đâu. GoAPP còn có tính năng kết nối với các kênh bán hàng Zalo, Facebook.
Ngoài việc hỗ trợ các nhà bán hàng như một cửa hàng trực tuyến thì GoAPP còn đóng vai trò như một người quản lý tự động:
- Quản lý công nợ, khoản mua của từng khách hàng.
- Tự động lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng.
- Quản lý đơn hàng của khách hàng một cách chi tiết nhất.
- Tự động cập nhật tồn kho khi có bất kỳ biến động vào xảy ra, ngay cả khi các đơn hàng rời khỏi kho và được trả lại thì cũng sẽ tự động được cộng vào.
- GoAPP có kết nối sẵn với các đơn vị vận chuyển lớn như: Giao Hàng Nhanh, Giao hàng tiết kiệm, AhaMove.
- Bạn có thể chia sẻ trực tiếp gian hàng online của bạn để khách hàng bằng cách gửi link.
- Nhà bán hàng có thể tự tạo các chương trình khuyến mãi như: Flash sale, mã giảm giá… và tự tạo thông báo đến khách hàng một cách tự động và không giới hạn.
- Tính năng hỗ trợ livestream trực tiếp ngay trên ứng dụng bán hàng online.
Ngoài hỗ trợ các nhà bán hàng xây dựng ứng dụng bán hàng online của riêng mình thì GoSELL còn mang đến cho các nhà bán hàng giải pháp về tạo website bán hàng, cung cấp những phương pháp kinh doanh hiệu quả và toàn diện toàn diện cho các doanh nghiệp.
Kết luận
Thông qua bài viết trên, GoACADEMY mong rằng đã đã giúp cho quý bạn đọc hiểu hơn về M Commerce là gì và những đặc trưng tiêu biểu của nó. Cũng như tiềm năng phát triển của Mobile Commerce trong tương lai và làm thế nào để ứng dụng hiệu quả trong kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.