Câu chuyện kinh doanh

    Self service là gì? Cách để kinh doanh hình thức self service thành công

    14/11/2023

    Trong vài năm trở lại đây, hình thức kinh doanh self service trở nên khá thịnh hành đối với ngành F&B, mô hình này không chỉ trở nên thịnh mà còn là xu thế và ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ. Self – service là một trong những kiến thức kinh doanh khá phổ biến trên thị trường hiện nay. 

    Self service là gì? Cách để kinh doanh hình thức self service thành công

    Self service là gì?

    Định nghĩa Self Service trong ngành F&B là hình thức tự phục vụ, đối với mô hình này khách hàng sẽ tự phục vụ tại quầy. Có nghĩa là khách hàng sẽ là người đến quầy để order và thanh toán trước. Sau đó khách hàng cũng là người đến quầy để nhận món và tự mang đến chỗ ngồi của mình.

    Thời điểm hiện tại hình thức này được áp dụng khá nhiều trong mảng kinh doanh đồ ăn nhanh. Hiện nay trên thị trường F&B, chúng ta rất dễ dàng để nhìn thấy rất nhiều cửa hàng đang áp dụng mô hình này.

    Nổi bật nhất trong đó phải kể đến những hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng như: KFC, MCDonald,…Hay thương hiệu nước uống nổi tiếng như: Starbuck, Highlands Coffee, Phúc Long,…cũng đều đang áp dụng hình thức này vô cùng hiệu quả.

    Xem thêm: Giải pháp cải thiện quy trình phục vụ khách tại nhà hàng

    Lợi ích và hạn chế của mô hình kinh doanh Self Service là gì?

    Lợi ích hình thức Self Service mang lại cho doanh nghiệp

    Lợi ích hình thức Self Service mang lại cho doanh nghiệp

    Giảm chi phí – Tăng lợi nhuận

    Đối với mô hình self- service sẽ giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được phần lớn chi phí cho việc thuê nhân viên, cũng từ đó sẽ giảm đi bớt những khoản chi phí cố định hàng tháng. 

    Bên cạnh đó, hiệu quả và hiệu suất xử lý các vấn đề đến từ khách hàng cũng tăng lên giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhờ việc duy trì được tệp khách hàng trung thành cũng như tìm kiếm khách hàng mới.

    Gia tăng trải nghiệm khách hàng

    Khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn và gọi món, họ không còn phải đến quán, ngồi tại bàn và nóng lòng chờ đợi nhân viên đến để order món cho họ. Thay vào đó họ sẽ trực tiếp làm mọi thứ. Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian của họ, đồng thời tìm kiếm được thông tin mà họ muốn.

    Phục vụ mọi lúc mọi nơi

    Tại nhiều quốc gia, hình thức self – service có khả năng đáp ứng được những dịch vụ mà không cần có sự tham gia của con người. 

    Ví dụ: Tại hàn quốc chúng ta sẽ thấy những cửa hàng giặt đồ công cộng, mà tại cửa hàng sẽ không hề có sự hiện diện của người quản lý hay nhân viên. Mọi thao tác sẽ được khách hàng tự thực hiện.

    Gia tăng hình ảnh thương hiệu – khả năng tiếp cận thị trường

    Khi triển khai giải pháp Self – Service, mọi vấn đề của khách hàng đều được giải quyết đồng nhất và nhanh chóng. Từ đó giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện hơn trong mắt khách hàng. 

    Lợi ích cho khách hàng

    Bên cạnh những lợi ích mà self – service mang đến cho doanh nghiệp thì nó cũng mang lại cho khách hàng những lợi ích có thể kể đến như sau:

    • Thanh toán nhanh chóng và thuận tiện.
    • Có thể thanh toán 24/7 ở mọi nơi.
    • Không phải chờ đợi để giao dịch.
    • Mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.

    Hạn chế của Self service

    Mặc dù đã nói đến những ưu điểm không thể nào chối bỏ của mô hình self – service nhưng hình thức này cũng sẽ tồn tại những mặt hạn chế:

    • Khả năng cạnh tranh cao: Chính vì những lợi ích đã kể trên, mà ngày càng có nhiều người lựa chọn hình thức này để đầu để đầu tư và kinh doanh. Thêm vào đó, bạn sẽ còn phải cạnh tranh với các ông lớn như: Phúc Long, Highlands, Starbuck, KFC, MCDonald,…
    • Khó kiểm soát khi nhà hàng đông khách: Vào những khoảng thời gian như cuối tuần hoặc ngày lễ, khi đó nhà hàng sẽ đông khách. Khi đó bạn sẽ rất khó kiểm soát được các vấn đề như, sai order, trả nhầm đồ ăn cho khách,…

    Những lưu ý khi kinh doanh mô hình Self Service

    Chính vì đây là là mô hình kinh doanh khá tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ, cũng vì vậy mà khi kinh doanh bạn cũng sẽ cần lưu ý những vấn đề như:

    Xây dựng kế hoạch rõ ràng

    Những lưu ý khi kinh doanh mô hình Self Service

    Xây dựng kế hoạch kinh doanh được xem như một nền móng để giúp cho thương hiệu của bạn có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lâu dài cho thương hiệu.

    Khi có một kế hoạch kinh doanh đúng hướng sẽ giúp cho nhà hàng của bạn phát triển mạnh mẽ mà tiến xa hơn trong tương lai. Đặc biệt là đối với mô hình tự phục vụ self – service.

    Không hẳn 100% người dùng Việt Nam đã tiếp xúc và quen thuộc với mô hình tự phục vụ và thanh toán trước khi gọi món, hầu hết sẽ bị ảnh hưởng bởi mô hình có nhân việc phục vụ mọi công đoạn. Cũng vì vậy, sẽ có những khách hàng khi mới tiếp xúc sẽ không hài lòng về dịch vụ này.

    Đó chính là lý do tại sao, doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu được đề ra trong quá trình kinh doanh, đồng thời đó chính là bám sát vào định hướng của doanh nghiệp.

    Nghiên cứu thị trường nhằm bắt kịp xu hướng

    Nghiên cứu thị trường là yếu tố cần cho bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, vì thị trường chính là nơi mà những sản phẩm được tiêu thụ. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược cho nhà hàng của bạn, cũng như định hướng về phong cách và mục đích mà nhà hàng hướng đến.

    Chính vì những điều đó mà bạn cần phải nghiên cứu thị trường kỹ càng cũng như bắt kịp xu hướng để nhà hàng phát triển và tiến xa hơn nữa. Đặc biệt với thế hệ genZ ngày nay, họ luôn ưa chuộng và chạy theo xu hướng. Vậy nên họ chính là những đối tượng khách hàng tiềm năng, chủ yếu trên thị trường.

    Tập trung vào marketing cho thương hiệu

    Tập trung vào marketing cho thương hiệu

    Marketing dường như là một trong những yếu tố không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh. Thay vì việc chạy các chương trình quảng cáo, phát tờ rơi, giới thiệu bạn bè,…hiện nay bạn hoàn toàn có thể kết hợp quảng cáo trên các nền tảng phổ biến hiện nay như: Youtube, Facebook. Instagram, TikTok….

    Ngoài ra, bạn cũng nên tạo ra một chiến dịch quảng cáo riêng biệt cho nhà hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ chính câu chuyện của mình hoặc tạo những chiến dịch nhằm thu hút khách hàng. 

    Thêm vào đó, bạn nên có những chương trình giảm giá vào những khung giờ, giảm giá theo ngày,…để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.

    Xem thêm: 9 cách marketing nhà hàng đảm bảo luôn đông khách

    Đào tạo nhân viên 

    Mặc dù hình thức kinh doanh này không cần quá nhiều nhân viên để phục vụ tại bàn, nhưng tác phong phục vụ vẫn rất cần thiết. Đối với hình thức Self – service cũng sẽ đòi hỏi nhân viên có kỹ năng phản xạ tốt và xử lý được những tình huống sẽ xảy ra nhanh chóng.

    Nhân viên cần có một tác phong nhanh nhẹn, làm việc nhanh chóng và chính các nhất, điều này thì không phải nhân viên nào cũng có thể làm được. Vì thế bạn buộc phải training cho nhân viên của mình. Một đội ngũ nhân viên phục vụ tốt, nhiệt tình chính là một điểm cộng rất lớn trong mắt của khách hàng. 

    Hơn nữa, bạn cũng nên chuẩn bị trước cho nhân viên về những tình huống có thể xảy ra như: khi khách hàng nổi giận, khi khách quá đông, khi order nhầm bill…Việc chuẩn bị kỹ càng từ trước bao giờ cũng sẽ tốt hơn.

    Như đã nói ở trên, nhược điểm của hình thức self – service chính là khó có thể kiểm soát được vào những thời điểm đông khách. Nếu không xử lý được thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm khách hàng. 

    Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều chủ kinh doanh mô hình self – service lựa chọn ứng dụng các phần mềm quản lý F&B vào trong kinh doanh, giúp cho quá trình kinh doanh và quản lý dễ dàng hơn.

    Sử dụng phần mềm hỗ trợ 

    GoF&B phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt cho ngành F&B với giao diện thân thiện người dùng, giúp các chủ quán tiết kiệm thời gian bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí.

    GoF&B với 4 nền tảng chính là POS (hỗ trợ bán hàng tại quầy), 3 nền tảng hỗ trợ kinh doanh online (website bán hàng, app bán hàng, app order). Giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng với những tính năng hỗ trợ hình thức self service như: 

    Sử dụng phần mềm hỗ trợ 

    • Nhân viên phục vụ có thể ghi nhận yêu cầu gọi món tại quầy hoặc bằng thiết bị cầm tay tại bàn cho khách hàng.
    • Các thông tin đặt món sẽ tự động chuyển tới bộ phận chế biến và quản lý việc hoàn thành món tại bếp tránh sai sót khi phục vụ món.
    • Dễ dàng quản lý tình trạng bàn hoặc khu vực để cập nhật nhanh khi khách gọi thêm món, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính xác.
    • Hỗ trợ đa dạng các phương thức thanh toán, cho phép việc tạo barcode, in hóa đơn dễ dàng để cho khách hàng đối chiếu.

    Ngoài ra, GoF&B còn có thêm các tính năng như: quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý kho, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý chuỗi cửa hàng,…giúp nắm bắt mọi công việc có trong cửa hàng dù ở bất cứ đâu.

    Thêm vào đó, GoF&B còn hỗ trợ tạo các chiến dịch Marketing tiếp cận khách hàng với các tính năng tích điểm, đổi điểm, tạo mã khuyến mãi, giá bán sỉ, thông báo đẩy… tăng tối đa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng hiệu quả.

    Kết luận

    Trên đây là những chia sẻ của GoSELL về kinh doanh self service. Nếu như bạn đang có ý định kinh doanh mô hình này, thì hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh. Hãy xây dựng cho mình một quy trình kinh doanh hiệu quả nhé!

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên