Câu chuyện kinh doanh
Cách xác định mục tiêu truyền thông cho chiến dịch Marketing
Trong chiến lược IMC (Integrated Marketing Communications) hay truyền thông Marketing tích hợp, thì mục tiêu truyền thông là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, bên cạnh mục tiêu doanh thu và mục tiêu Marketing. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không chỉ cần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao mà còn phải gia tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Có như thế thì khách hàng mới tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành của bạn. Do đó trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mục tiêu truyền thông là gì và cách xác định nó nhé.
Truyền thông marketing là gì?
Truyền thông Marketing, tên tiếng Anh là Marketing Communication, là phương tiện để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường khách hàng tiềm năng của mình. Đồng thời, truyền tải thông điệp, hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp nhằm thuyết phục khách hàng mua hàng.
Các nhà tiếp thị sử dụng công cụ truyền thông Marketing như một cách để tạo ra nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năng. khơi gợi sự đồng cảm và tin tưởng ở họ, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
Mục tiêu truyền thông trong marketing là gì?
Mục tiêu truyền thông marketing là tuyên bố về những gì bạn sẽ đạt được trong một chiến lược truyền thông nào đó. Với mục tiêu truyền thông mà một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, thúc đẩy lưu lượng truy cập đến website hoặc cửa hàng trực tuyến,…
Dù làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng phải xác định mục tiêu cụ thể, từ đó hoạch định chiến lược đúng đắn, thực hiện và đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp hơn. Trong truyền thông marketing cũng vậy.
Với mục tiêu truyền thông được cụ thể hóa bằng con số, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều hướng và tập trung nguồn lực hiệu quả trong quá trình xác định khách hàng mục tiêu, tìm kiếm insight khách hàng, lên big idea, tạo thông điệp, nội dung và chọn lựa các kênh truyền thông phù hợp.
Đương nhiên, mục tiêu truyền thông của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như quy mô, giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, sự thay đổi của thị trường,…
Ví dụ, cùng là truyền thông về sản phẩm, nhưng trong giai đoạn đưa sản phẩm mới ra thị trường thì mục tiêu truyền thông chính là cung cấp thông tin. Trong giai đoạn phát triển, mục tiêu truyền thông là thuyết phục khách hàng mua hàng. Còn trong giai đoạn bão hòa, quan trọng nhất vẫn là củng cố hình ảnh và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Tại sao mục tiêu truyền thông lại quan trọng?
Các mục tiêu truyền thông được sắp xếp rõ ràng sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về toàn bộ những việc cần làm trong chiến lược truyền thông cũng như mục tiêu trọng tâm đang hướng đến.
Việc xác định mục tiêu truyền thông chính xác cũng giúp bạn:
- Quản lý và phân bổ ngân sách hợp lý cho các chiến dịch truyền thông.
- Cấu trúc và sắp xếp quy trình làm việc hiệu quả.
- Chứng minh lợi tức đầu tư cho các hoạt động tiếp thị, quảng cáo.
- Điều chỉnh chiến lược truyền thông với các mục tiêu kinh doanh rộng hơn của doanh nghiệp.
- Nhận được sự ủng hộ từ nhà đầu tư và các bên liên quan.
Tham khảo thêm: Cách xây dựng truyền thông thương hiệu hiệu quả
Cách xác định mục tiêu truyền thông cho chiến lược Marketing
Như đã đề cập ở trên, việc xác định mục tiêu truyền thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa biết xác định mục tiêu truyền thông cho chiến dịch Marketing như thế nào, thì sau đây GoACADEMY sẽ đưa ra một số gợi ý giúp bạn nhé.
Xây dựng và nâng cao nhận thức thương hiệu
Điều này đồng nghĩa với số lượng khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu của bạn sẽ tăng lên và khi đạt đến một mức giới hạn nào đó, nó sẽ có sự biến đổi về chất. Mục tiêu này tốt nhất khi bạn muốn thâm nhập vào một thị trường mới.
Bạn có thể đo lường độ nhận thức thương hiệu bằng các chỉ số sau đây:
- Phạm vi tiếp cận của bài đăng: Có bao nhiêu người đã xem một bài đăng kể từ khi nó xuất bản.
- Tỷ lệ tăng trưởng đối tượng: Tỷ lệ mà bạn có được người theo dõi theo thời gian.
- Phạm vi tiếp cận tiềm năng: Số người có thể xem bài đăng trong khoảng thời gian báo cáo.
- Mức độ tạo tiếng vang: Có bao nhiêu người đề cập đến thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông so với đối thủ cạnh tranh.
Hình thành nhu cầu sản phẩm
Xây dựng và nâng cao nhận thức thương hiệu là một mục tiêu dài hạn và được tích lũy từng chút một thông qua hàng loạt các chiến lược tiếp thị truyền thông. Từ đó, khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn trên thị trường và các sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Và khi có nhu cầu, họ sẽ nhớ ngay đến sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Việc hình thành nhu cầu sản phẩm bằng cách định vị và xây dựng nhận thức thương hiệu phải được thực hiện một cách nhất quán (không chỉ trong nỗ lực truyền thông mà còn về các yếu tố cốt lõi như sản phẩm, giá cả và phân phối). Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự chấp nhận của khách hàng tiềm năng, tranh giành thị trường, lợi nhuận và những giá trị lâu dài của doanh nghiệp sau này.
Rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp
Việc rút ngắn chu kỳ bán hàng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho đội ngũ nhân viên bán hàng cũng như hệ thống đại lý phân phối của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều này, bạn cần nắm rõ quy trình mua hàng của người tiêu dùng. Thông thường, một quy trình mua hàng sẽ gồm 5 bước sau:
- Xác định nhu cầu
- Tìm kiếm thông tin
- Đánh giá các lựa chọn thay thế
- Quyết định mua hàng
- Hậu mua hàng
Đối với các sản phẩm công nghệ cao, việc rút ngắn chu kỳ bán hàng sẽ ảnh hưởng khá nhiều từ việc định hướng khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu. Do đó, khi nhân viên thực hiện chiến dịch truyền thông phải tập trung vào việc hình thành và phân phối thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng, đúng trọng tâm trong suốt quá trình mua hàng.
Các kỹ thuật truyền thông được sử dụng để rút ngắn chu kỳ bán hàng cần được cân bằng và phù hợp với các chiến dịch tiếp thị khác của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác, kênh bán hàng để duy trì tính cân bằng, đồng thời hợp lý hóa nó với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu.
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Để có thể giữ vững một vị trí nhất định trên thị trường, doanh nghiệp cần nhiều hơn là một sản phẩm tốt. Đó là lý do vì sao việc thực hiện các chiến lược truyền thông lại quan trọng như vậy. Và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cũng là một trong những mục tiêu truyền thông hàng đầu.
Chắc hẳn, các bạn vẫn còn nhớ chiến dịch Share A Coke đình đám một thời của Coca Cola nhanh chóng hạ gục trái tim của rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Đây không chỉ là một chiến dịch quảng bá thương hiệu vô cùng thành công, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ ý định mua hàng của khách hàng, gây nên hiệu ứng truyền thông lan rộng cộng đồng.
Giờ đây bạn đã hiểu rõ mục tiêu truyền thông là gì và và cách để xác định mục tiêu truyền thông rồi đúng không nào. Việc xác định mục tiêu truyền thông khá quan trọng nhưng nó vẫn chưa đủ để đảm bảo hiệu quả của một chiến dịch truyền thông. Vậy làm thế nào để kế hoạch truyền thông hiệu quả? Hãy lưu ý hai điều sau đây.
Những lưu ý để thực hiện chiến dịch truyền thông hiệu quả
Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Mục tiêu truyền thông thường được ví như kim chỉ nam của chiến dịch, nhưng nếu kim chỉ nam đó xác định sai đối tượng thì kết quả cũng bằng 0. Đó là lý do tại sao đây là lưu ý hàng đầu mà GoACADEMY muốn đề cập với bạn đọc. Để xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn có thể sử dụng tính năng Quản lý khách hàng đến từ GoSELL. Cụ thể:
- Lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng tập trung tại một kênh duy nhất.
- Lưu trữ chi tiết toàn bộ thông tin khách hàng theo họ tên, địa chỉ, email, số điện thoại, ngày tháng năm sinh và giới tính khách hàng.
- Tự động thu thập và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau: Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page và bán hàng qua các sàn TMĐT như Shopee, Lazada nhanh chóng và đầy đủ.
- Cho phép tìm kiếm thông tin khách hàng dễ dàng theo họ tên, email, số điện thoại, mã vạch khách hàng, chi nhánh mua hàng,…
- Hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác.
- Tạo chương trình marketing cho từng đối tượng khách hàng khác nhau: flash sale, ưu đãi giảm giá, tạo giá bán sỉ, email marketing,…
- Cho phép phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý mỗi khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất đến từng khách hàng.
Xây dựng chiến lược và phương thức tiếp cận
Tùy vào đặc điểm khách hàng, thị trường và khả năng tiếp cận của doanh nghiệp mà thông điệp truyền thông có thể được truyền đến khách hàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, bảng ngoài trời và đặc biệt là truyền thông online. Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả, GoSELL cũng cung cấp các tính năng hỗ trợ như:
- Tính năng viết Blogs được tích hợp trong cửa hàng trực tuyến, cho phép truyền tải những kiến thức hữu ích hay thông tin về sản phẩm / dịch vụ, kết hợp với SEO giúp đưa bài viết lên top các công cụ tìm kiếm.
- Email Marketing cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ của bạn.
- Xây dựng chiến lược truyền thông thu hút khách hàng với tính năng Tạo mã giảm giá, flash sale, khách hàng thân thiết,…
- Thiết lập hệ thống cộng tác viên chia sẻ bán hàng, giúp xây dựng và mở rộng thương hiệu, kết hợp hiệu quả với các chiến lược truyền thông KOLs / KOCs.
- …
Tham khảo thêm: Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số
Đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông
Để đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp có thể so sánh giữa các mục tiêu đã đề ra với các mục tiêu ban đầu, so sánh chi phí bỏ ra cho từng chiến dịch hoặc xem xét phản ứng của khách hàng trên các phương tiện khác nhau. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này, GoSELL cũng hỗ trợ bộ tính năng sau:
- Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của khách hàng trên cửa hàng online (bao gồm cả Website và App bán hàng). Phân tích các chỉ số như số phiên truy cập của người dùng, thời gian truy cập trung bình vào trang, tỷ lệ thoát trang,…nhằm đưa ra báo cáo toàn diện nhất.
- Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích được hành vi người tiêu dùng (trên cả Website và App bán hàng). Cho phép bạn cập nhật các thẻ trên trang web của mình: Google AdWords, Google Analytics, Facebook Pixel, Google Optimize.
- Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, hiển thị báo cáo 4 chỉ số sau của người dùng truy cập (xem nội dung, thêm vào giỏ hàng, thêm thông tin thanh toán và mua hàng thành công), đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
- Đánh giá sản phẩm: Thu thập đánh giá và phản hồi từ khách hàng một cách chính xác, nâng cao lòng tin từ các khách hàng mới. Đồng thời, giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng hiện tại nhằm điều chỉnh chiến lược truyền thông sao cho hợp lý.
Kết luận
Bất kể mục tiêu truyền thông của bạn là gì, bất kể chiến dịch truyền thông của bạn hiệu quả ra sao, đừng bao giờ bỏ cuộc. Suy cho cùng, đây là cả một quá trình dài hạn và đúc kết kinh nghiệm từ những sai lầm. GoACADEMY chúc bạn may mắn và thành công với những kế hoạch của mình.