Câu chuyện kinh doanh

    Tổng hợp các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh thành công

    05/12/2023

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp đó chính là xây dựng và triển khai các chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cũng như mở rộng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về chiến lược cạnh tranh là gì, tổng hợp 4 chiến lược chính và cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình.

    Tổng hợp các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh thành công

    Chiến lược cạnh tranh là gì? 

    Chiến lược cạnh tranh (tên tiếng Anh là Competitive Strategy) là một tập hợp các chính sách, kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là quá trình xác định và thực hiện các hành động đánh giá về ưu, nhược điểm cũng như cơ hội, thách thức trong mọi lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

    Các doanh nghiệp sử dụng nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau để nâng cao giá trị của sản phẩm / dịch vụ của họ đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và nhân viên. Từ đó, gia tăng khả năng sinh lời và thu hút các nguồn doanh thu bền vững.

    Chiến lược cạnh tranh là gì? 

    Tham khảo thêm: 5 bước nhận diện đối thủ cạnh tranh trong marketing

    Tầm quan trọng của các chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp

    Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường cùng với sự thay đổi liên tục nhu cầu của khách hàng thì việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại cũng như phát triển lâu dài và bền vững. 

    Chiến lược cạnh tranh đóng vai trò không nhỏ trong việc tìm kiếm và phát triển các ý tưởng mới cho những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng. 

    Tầm quan trọng của các chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp

    Một số lợi ích khác mà các chiến lược kinh doanh cạnh tranh có thể mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:

    • Hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh của bạn và thị trường.
    • Phát triển các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp .
    • Xác định các phương pháp phân bổ nguồn lực hiệu quả.
    • Phản ứng với những thay đổi trên thị trường và tìm kiếm các cơ hội mới. 
    • Giữ khách hàng trung thành với các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
    • Gia tăng thị phần và xây dựng thương hiệu.

    Top 4 chiến lược cạnh tranh phổ biến nhất hiện nay

    Dưới đây là 4 loại chiến lược cạnh tranh và ví dụ tương ứng với mỗi loại: 

    Chiến lược dẫn đầu về chi phí

    Mục tiêu của chiến lược dẫn đầu về chi phí là giữ cho mức giá sản phẩm / dịch vụ thấp hơn đối thủ cạnh tranh để khuyến khích khách hàng mua hàng. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí thường nằm trong các ngành có độ co giãn về giá cao. 

    Để thực hiện chiến lược này thành công đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất kinh doanh với quy mô lớn bởi hiệu quả của chiến dịch sẽ được đánh giá dựa trên quy mô doanh nghiệp. 

    Ví dụ: Vinamilk theo đuổi mục tiêu vượt trội so với đối thủ cạnh tranh khi sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí bằng cách tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp hơn các các công ty nước ngoài. Vinamilk luôn cẩn trọng với việc tăng giá sản phẩm vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Thay vào đó, doanh nghiệp thực hiện cắt giảm chi phí bằng cách cơ cấu lại nhãn hàng, kiểm soát tốt hoạt động của các điểm bán lẻ, đại lý,…

    Chiến lược dẫn đầu về chi phí

    Một trong những công cụ có thể hỗ trợ bạn thực hiện tốt quy trình quản lý đại lý để tối thiểu hóa chi phí, đó chính là tính năng đại lý bán hàng đến từ GoSELL. Hệ thống quản lý đại lý bán hàng cho phép người bán theo dõi toàn bộ các hoạt động diễn ra giữa đại lý và khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình bán hàng đa tầng chuyên nghiệp, mở rộng quy mô bán hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả.

    Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

    Các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược khác biệt hóa để phân biệt sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh vào các tính năng cụ thể của sản phẩm. Chiến lược này có thể liên quan đến thiết kế, chức năng, bao bì hoặc nhãn hiệu của sản phẩm. 

    Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

    Bí quyết để thực hiện tốt chiến lược này là bạn cần phải xác định nhu cầu của thị trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Một số tính năng mà GoSELL có thể hỗ trợ: 

    • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app). Qua đó, bạn có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website / app bán hàng nhằm tăng năng suất bán hàng hiệu quả.
    • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (website và app) một cách dễ dàng.
    • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa chất lượng quảng cáo theo đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như đưa ra các chiến dịch Marketing / Remarketing phù hợp.
    • Đánh giá sản phẩm: Tính năng này cho phép người mua hàng tự do đánh giá sản phẩm giúp xây dựng thương hiệu, tạo độ uy tín và niềm tin với sản phẩm. 

    Xem thêm: Chiến lược khác biệt hóa: Ưu nhược điểm và cách xây dựng

    Chiến lược quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

    Với chiến lược quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được sử dụng để giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ tích cực với khách hàng và gia tăng lòng trung thành của họ bằng cách cung cấp cho họ những dịch vụ tốt nhất có thể. 

    Chiến lược CRM cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì ngay cả những thay đổi nhỏ trong thái độ của khách hàng cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi và quyết định mua sắm đối với sản phẩm / dịch vụ trong suốt vòng đời của họ. 

    Ví dụ: Amazon là một trong những doanh nghiệp thực hiện chiến lược quản lý quan hệ khách hàng thành công nhất hiện nay. Từ hệ thống CRM, Amazon có thể chủ động nắm bắt dữ liệu của khách hàng, tất cả giao dịch mua sắm của khách hàng đều được lưu trữ lại và phân tích kỹ lường. Từ đó, Amazon tiếp tục cung cấp một hành trình mua hàng chính xác và hợp lý cho khách hàng của họ. 

    Để thực hiện chiến lược quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả, bạn có thể sử dụng tính năng quản lý khách hàng đến từ GoSELL. Tính năng cho phép bạn dễ dàng lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau, đảm bảo không bỏ sót bất cứ thông tin khách hàng nào. Dễ dàng quản lý và phân nhóm khách hàng khác nhau để phục vụ việc chăm sóc khách hàng và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.

    Chiến lược quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

    Tham khảo thêm: Quản lý khách hàng bằng CRM giúp ích gì trong bán hàng online

    Chiến lược tập trung vào chi phí

    Chiến lược tập trung chi phí có những nét tương đồng cơ bản với chiến lược dẫn đầu về chi phí. Tuy nhiên với chiến lược này, doanh nghiệp cần tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất.

    Loại chiến lược này rất phù hợp đối với doanh nghiệp muốn thỏa mãn người tiêu dùng và gia tăng nhận thức về thương hiệu.

    Phân nhóm khách hàng là một trong những bước quan trọng nhất khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược tập trung vào chi phí. Để thực hiện tốt quá trình này, sự hỗ trợ đến từ tính năng CRM của nền tảng GoSELL là hoàn toàn cần thiết với những lợi ích sau:

    • Hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác.
    • Tạo số lượng nhóm khách hàng tùy ý mong muốn.
    • Giúp dễ dàng quản lý và xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho các chiến lược Marketing (thông báo đẩy, Email marketing,..).

    Kết luận

    GoACADEMY vừa cung cấp đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến chiến lược cạnh tranh là gì, Top 5 chiến lược cạnh tranh phổ biến đi kèm những dẫn chứng cụ thể. Với một chiến lược cạnh tranh được xây dựng tốt, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt vượt trội hơn đối thủ, từ đó gia tăng thị phần và xây dựng thương hiệu bền vững. GoACADEMY chúc bạn may mắn và thành công trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. 

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email hotro@gosell.vn hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên