Câu chuyện kinh doanh

    Cách cải thiện chỉ số ROS trong kinh doanh

    09/01/2024

    Bên cạnh ROA, ROE thì ROS cũng là một trong những chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đây là một nội dung phân tích được rất nhiều đối tượng quan tâm, đặc biệt là các nhà quản lý và nhà đầu tư. Trong bài viết này, GoACADEMY sẽ chia sẻ đến bạn về chỉ số ROS là gì và cách xác định chỉ số ROS nhé.

    Cách cải thiện chỉ số ROS trong kinh doanh

    ROS là gì?

    Khái niệm

    ROS (Return On Sales) là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Đây là một trong những phép đo quan trọng thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp và đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

    ROS có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khả quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ như thế nào. ROS tăng cho thấy rằng một doanh nghiệp đang tăng trưởng hiệu quả, trong khi ROS giảm có thể báo hiệu những rắc rối tài chính sắp xảy ra.

    ROS là gì?

    Cách tính

    ROS = (Lợi nhuận sau thuế) / (Doanh thu thuần) x 100

    Trong đó: 

    • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế hoãn lại của doanh nghiệp. 
    • Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ kinh doanh.
    • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu.

    Ngoài ra, còn một công thức khác bạn cũng có thể sử dụng đó là:

    ROS = [(Tổng doanh thu – Tổng chi phí) / Tổng doanh thu] x 100

    Ý nghĩa của ROS

    Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc duy trì chỉ số ROS ổn định là hoàn toàn cần thiết vì: 

    • ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao.
    • Với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn và giả trị ROS cũng được cải thiện.
    • Đây được xem như một chiến lược đặc biệt để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

    Ví dụ

    Theo dữ liệu báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2021 có doanh thu đạt hơn 42.399 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21.939 tỷ đồng.

    ROS = (21.939/42.399)*100% = 51,74%.

    Mối quan hệ của ROS với các chỉ số khác

    ROA

    ROA – tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets), là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tức là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu lại bao nhiêu lợi nhuận. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận sau thuế tăng, doanh nghiệp quản lý chi phí tốt. Và ngược lại tỷ lệ giảm là lợi nhuận thu về thấp thậm chí thâm hụt vốn bỏ ra.

    Công thức:

    ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

    Chỉ số ROA tỷ lệ thuận với ROS, khi chỉ số ROS tăng sẽ làm cho chỉ số ROA tăng tương ứng.

    ROE

    Chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn của đơn vị. Nhà đầu tư nên phân biệt giữa vốn chủ sở hữu và tài sản để tránh nhầm lẫn.

    Công thức:

    ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

    Mối quan hệ giữa ROE và ROS là tỷ lệ thuận, ROS tăng thì ROE cũng tăng tương ứng. Và ngược lại, ROS giảm kéo theo ROE giảm tương ứng.

    ROI

    Chỉ số ROI (viết tắt là Return on Investment) là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI được xem là thước đo để đánh giá liệu bạn có đang sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc đầu tư hay không.

    Công thức:

    ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

    Về bản chất thì hai chỉ số này không có quan hệ gì với nhau, nhưng nhà đầu tư có thể kết hợp cả hai để đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý.

    • Khi ROI > 0: Doanh nghiệp đang đạt lợi nhuận từ một khoản tiền đầu tư, lúc này chi phí đầu tư thấp hơn doanh thu bán hàng. 
    • Khi ROI < 0: Doanh nghiệp đang bị lỗ vốn vì tổng doanh thu bán hàng trong đợt đầu tư này đang thấp hơn chi phí bỏ ra.

    Tham khảo thêm: ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong marketing

    Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROS 

    Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu lý tưởng của công ty bạn phụ thuộc vào một số yếu tố:

    Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROS 

    Đối thủ cạnh tranh

    Doanh nghiệp của bạn và các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trong cùng một môi trường kinh doanh. Trong trường hợp này, giá cả, chi phí nhân công và vật liệu của bạn và họ có thể có thể tương tự nhau. Do đó, bạn có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tốt hơn.

    Xem thêm: 5 bước nhận diện đối thủ cạnh tranh trong marketing

    Điểm chuẩn ROS ngành

    Điểm chuẩn ROS trong ngành của bạn sẽ cung cấp cho bạn thước đo về mức độ lợi nhuận mà bạn nên tạo ra. Nếu lợi nhuận trên doanh thu trung bình là 15% trong ngành của bạn, thì ROS 18% được coi là hợp lý.

    Xu hướng phát triển của doanh nghiệp

    Nếu lợi nhuận từ việc bán hàng tăng lên hàng năm thì doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều lợi nhuận thực hơn. ROS tăng 10% nghĩa là doanh số của bạn đang tăng và bạn đang quản lý tốt chi phí. Điều này vô cùng quan trọng trong việc thay đổi các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

    Làm thế nào để cải thiện chỉ số ROS?

    Bằng cách xem xét ROS thường xuyên, bạn có thể thực hiện các thay đổi cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh:

    Nâng cao doanh thu

    Có lẽ một trong những cách hiệu quả nhất để tăng doanh thu là tăng doanh số. Bạn có thể nâng cao doanh số bán hàng bằng cách tiếp cận với cơ sở khách hàng hiện tại của mình thông qua việc sử dụng hàng loạt những hoạt động như khuyến mãi bán hàng, phần thưởng hoặc cung cấp lời chứng thực từ khách hàng. 

    Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh

    Sử dụng các giải pháp công nghệ là một cách khả thi để tối ưu hóa kết quả hoạt động kinh doanh. Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) có thể hỗ trợ đội ngũ bán hàng của bạn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng hiện tại.

    Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh

    Cắt giảm chi phí nhân viên

    Phương pháp này liên quan đến việc đầu tư nhiều hơn trước để giảm thiểu chi phí sau này. Một ví dụ điển hình là doanh nghiệp của bạn có thể đầu tư vào nghiệp vụ bán hàng để đào tạo các nhân viên làm việc hiệu quả hơn hoặc trả lương cao hơn để thu hút những người lao động giỏi đưa ra năng suất chất lượng nhất.

    Giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu

    Bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp của mình và thương lượng với họ để đưa ra mức giá nguyên vật liệu thấp hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần phân tích quá trình sản xuất để đảm bảo rằng nguyên vật liệu không bị lãng phí hoặc hao hụt quá nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp.

    Cải thiện chỉ số ROS trong kinh doanh với phần mềm quản lý bán hàng GoPOS

    Phần mềm quản lý bán hàng GoPOS tích hợp đầy đủ những công cụ hỗ trợ người bán trong suốt quá trình kinh doanh, mang đến một phương pháp quản lý khoa học, thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Tuyệt vời hơn cả là ứng dụng này ngoài những tính năng cho quản lý dòng tiền thì còn quản lý đơn hàng, quản lý tồn kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý nhà cung cấp, phân tích báo cáo… với nhiều ưu việt hơn hẳn các cách quản lý truyền thống. 

    Bạn có thể dễ dàng theo dõi dòng tiền ra vào theo từng đơn hàng, từng nhà cung cấp, công nợ và hàng loạt các khoản chi phí khác. Bên cạnh đó là khả năng phân tích báo cáo giúp chủ cửa hàng dễ dàng đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua báo doanh thu, lợi nhuận và giảm thiểu mức rủi ro do thất thoát một cách đáng kể, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

    Cải thiện chỉ số ROS trong kinh doanh với phần mềm quản lý bán hàng GoPOS

    Đặc biệt, phần mềm quản lý bán hàng GoPOS còn hỗ trợ đồng bộ dữ liệu đa kênh bao gồm đơn hàng, kho hàng, chi nhánh, khách hàng,… về một trang quản trị duy nhất. Nhằm xây dựng bức tranh toàn cảnh về dòng tiền cũng như hoạt động kinh doanh của các cửa hàng. 

    Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với một số sản phẩm khác đến từ GoSELL nhằm tạo ra hệ sinh thái bán hàng đa kênh toàn diện (GoWEB – thiết kế website TMĐT, GoAPP – tạo app bán hàng mang thương hiệu, GoLEAD – tạo landing page, GoSOCIAL – quản lý bán hàng mạng xã hội, GoCALL – Tổng đài điện thoại VoIP).

    Kết luận

    Bài viết trên là những kiến thức liên quan đến ROS mà GoACADEMY đã tổng hợp và muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bạn có thể ứng dụng nhuần nhuyễn nó vào trong quá trình phân tích kinh doanh nhằm giúp ích cho các hoạt động đầu tư của mình. Chúc các bạn may mắn và thành công.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên