Câu chuyện kinh doanh

    Cách xác định painpoint trong kinh doanh hiệu quả

    03/06/2023

    Painpoint được xem là một trong những yếu tố khá quan trọng trong marketing mà các marketer cần phải giải đáp. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tìm ra pain point khách hàng và giải quyết nó một cách triệt để? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên ở bài viết dưới đây.

    Cách xác định painpoint trong kinh doanh hiệu quả

    Pain Point là gì?

    Painpoint hay còn được biết đến là điểm đau khách hàng là những vấn đề cụ thể mà khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang gặp phải. Mỗi khách hàng sẽ có một pain point khác nhau. 

    Nếu doanh nghiệp nắm được điểm đau của khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng cải tiến kịp thời những vấn đề về sản phẩm để khi tung ra thị trường nó có thể đến được gần hơn với khách hàng và trực tiếp “xoa dịu” nỗi đau đó.  

    Ngoài ra, không phải ai cũng nhận ra được những vấn đề mà mình đang gặp phải trong suốt hành trình của mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải là người tìm ra và giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả từ đó cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thú vị hơn.

    Một điều cần lưu ý đó là Pain Point khách hàng có khả năng thay đổi dựa theo thời gian và khi kỳ vọng của người tiêu dùng vào thị trường thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải theo dõi Painpoint và đưa ra phương án cải tiến liên tục.

    Tầm quan trọng của việc xác định painpoint khách hàng

    Tầm quan trọng của việc xác định painpoint khách hàng

    Khi xác định được painpoint , doanh nghiệp có phương án để phục vụ khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và các vấn đề như: 

    • Việc hiểu rõ điểm đau giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Nếu không biết được nỗi đau của khách hàng thì doanh nghiệp không thể cung cấp được giải pháp tốt nhất cho họ.
    • Giúp phát triển dịch vụ, sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu mà khách hàng mong muốn.
    • Triển khai các chiến lược marketing nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, đúng tâm lý người tiêu dùng từ đó thu hút khách hàng tiềm năng.
    • Khi doanh nghiệp nghiên cứu và giải quyết được nỗi đau mà khách hàng gặp phải, mà phía đối thủ chưa giải quyết được thì đây chính là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng.

    Xem thêm: Cách phân tích tâm lý khách hàng chính xác nhất trong kinh doanh

    Các loại Painpoint chính

    Mỗi khách hàng có thể sẽ có rất nhiều điểm đau mà họ sẽ gặp phải và trải qua suốt hành trình mua sắm. Mỗi điểm đau sẽ là một vấn đề cụ thể và thường được chia thành 4 loại chính như sau:

    Financial Painpoint (điểm đau về tài chính)

    Điểm đau về tài chính là vấn đề mà nhiều khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải khi họ tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ. Vấn đề này bắt nguồn từ việc họ phải bỏ ra một khoản phí khá cao để nhận về giá trị mà họ mong muốn. 

    Và điều mà họ mong muốn ở đây chính là các doanh nghiệp cung cấp nên hạ bớt giá thành sản phẩm hoặc mang đến cho họ những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá thành tương đương nhưng giá thành phải thấp hơn và vừa vặn với nhu cầu tài chính của họ.

    Productivity Painpoint (điểm đau về năng suất)

    Điểm đau về năng suất hay còn được biết là sự phản ánh về thực trạng hoạt động của sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, mà khi mà khách hàng đang sử dụng nhưng không đáp ứng được nhu cầu thực tế của họ. 

    Vì vậy, điều mà khách hàng mong muốn chính là cắt giảm thời gian sử dụng. Tuy nhiên vẫn phải giữ được mức độ hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ đó.

    Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất)

    Process Painpoint (điểm đau về quá trình)

    Điểm đau về quá trình là khi khách hàng tiềm năng cảm thấy quy trình của doanh nghiệp bạn đang phức tạp và rắc rối trong quá trình mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

    Điều mà khách hàng muốn ở đây chính là doanh nghiệp cần phải tiến hành chính là tối ưu hóa quy trình và mang đến sự thuận tiện cho khách hàng.

    Support Painpoint (điểm đau về sự hỗ trợ)

    Điểm đau của khách hàng về vấn đề hỗ trợ là những rào cản trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và tư vấn trong khâu mua hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải giải quyết dứt điểm Painpoint để đẩy mạnh dịch vụ khách hàng và gia tăng hiệu quả mua hàng.

    Cách để xác định Painpoint khách hàng

    Trò chuyện với khách hàng hiện tại

    Trước tiên, muốn xác định được điểm đau của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải trò chuyện để có thể thấu hiểu được khách hàng bằng những hình thức phổ biến như gọi điện thoại phỏng vấn, gửi email, tin nhắn, tạo khảo sát,…

    Những khách hàng hiện tại của bạn là những người đã quyết định mua sản phẩm từ nhãn hàng của bạn. Tức là họ phải cảm thấy “ưng”, họ thấy sản phẩm của bạn đã giải quyết được Painpoint của họ. 

    Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm của trẻ em, bạn nên hỏi khách hàng những câu như: Các bậc cha mẹ gặp khó khăn gì, vấn đề gì khi nuôi dạy con cái của mình? Có vấn đề sức khỏe nào của con mà các cha mẹ quan tâm không? 

    Biết được khách hàng cần gì và muốn gì

    Biết được khách hàng cần gì và muốn gì

    Trước tiên, bạn hãy tạo ra các chủ đề để khách hàng tiềm năng có thể thảo luận và tìm ra pain point của họ trong ngành hàng mà bạn đang kinh doanh. Qua đó, nếu khách hàng tiềm năng đồng ý rằng họ đang gặp những vấn đề như khách hàng hiện tại, thì họ cũng sẽ thấy được sự hữu ích trong sản phẩm của bạn.

    Còn nếu họ không thấy được những pain point này có giá trị, thì họ cũng sẽ cung cấp cho bạn những ý kiến thú vị. Cách thức này khá hay vì bạn không phải là người nêu ra những điểm đau đó, nên dù có nhầm lẫn thì bạn cũng không phải là người bị trách.

    Xem thêm: Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả và những sai lầm cần tránh

    Trao đổi với người bán hàng

    Ai sẽ là người có cơ hội để hiểu khách hàng nhất? Chính là người bán hàng. Trong quá trình tương tác giữa người mua và người bán, hẳn là người bán đã biết rất nhiều thông tin giá trị về khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng của mình. 

    Có thể khi làm việc ngoài những Pain Points mà nhãn hàng mặc định, biết đâu những người bán còn tìm thêm được những Pain Point thú vị, chính xác nữa thì sao? 

    Điều này là hoàn toàn có khả năng cao. Đặc biệt đối với các Telesale, nhiệm vụ của họ là trò chuyện, hỏi đáp với người mua hàng rồi tìm hướng đi chung cho 2 bên. Phương pháp hỏi trực tiếp người bán cũng rất hay được các Marketers áp dụng để vẽ chân dung khách hàng tiềm năng.

    Nhìn vào những Painpoint của đối thủ

    Nghiên cứu đối thủ là bước quan trọng khi bạn vẽ chân dung khách hàng. Bạn cần đặt một câu hỏi: Đối thủ dùng Pain Point là gì? Hãy thử vào website, các trang mạng xã hội của các đối thủ ngành hàng mà bạn kinh doanh để xem họ đang tập trung đánh vào Pain Point là gì. 

    Bạn có thể phát hiện ra những điểm A, B, C là hay, nhưng điểm D, E là chưa hay. Từ đó, hãy lập cho mình một sơ đồ để chọn lọc các điểm A, B, C, đồng thời cũng phải phát triển những điểm tốt khác để thương hiệu của bạn mang một màu sắc độc đáo, mới lạ hơn.

    Chính vì vậy, bạn cần tôi ưu hóa các quy trình nội bộ để có thể giải quyết triệt để những Painpoint của khách hàng. Đồng thời, thiết lập một hệ thống CRM, giúp thu thập thông tin, sở thích của từng khách hàng, để những vấn đề của họ được gửi đến đúng bộ phận giải quyết.

    Xem thêm: Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

    GoSELL hỗ trợ việc giải quyết Painpoint của khách hàng

    Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho các nhà bán hàng tính năng quản lý khách hàng, giúp quản lý thông tin khách hàng không giới hạn trên đa kênh, dễ dàng phân nhóm để quản lý, chăm sóc, và khảo sát painpont của khách hàng với các tính năng sau đây: 

    GoSELL hỗ trợ việc giải quyết Painpoint của khách hàng

    CRM Lưu trữ thông tin khách hàng trên một nền tảng duy nhất

    GoSELL cho phép tạo và lưu trữ dữ liệu khách hàng không giới hạn tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Thông tin khách hàng từ các nguồn khác như: (Website, App bán hàng, bán hàng tại quầy, các trang Landing page và bán hàng qua các sàn TMĐT) đều được lưu trữ tại một nền tảng duy nhất.

    Hỗ trợ phân nhóm khách hàng theo các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, theo ngày mua hàng cụ thể, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác. Dễ dàng thực hiện marketing đến từng nhóm khách hàng.

    Các tính năng giúp tạo khảo sát và thu thập painpoint khách hàng

    • Gọi điện thoại khảo sát: Với GoCALL giúp doanh nghiệp cải thiện kịch bản chăm sóc khách hàng, tiết kiệm chi phí trong tư vấn và khảo sát khách hàng.
    • GoCALL với tính năng phân quyền nhân viên chăm sóc khách hàng của GoSELL giúp lưu lại toàn bộ lịch sử chăm sóc khách hàng của nhân viên được phân quyền một cách chi tiết, cho phép phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý mỗi khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất đến từng khách hàng.
    • Gửi email khảo sát đến khách hàng: Tính năng Email marketing giúp bạn gửi email không giới hạn đến khách hàng để có những kết quả khảo sát, thu thập pain point của tệp khách hàng hiện tại nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
    • Tạo Landing page khảo sát: Với GoLEAD giúp bạn tạo landing page khảo sát không giới hạn về những nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, thu thập thông tin khách hàng và tự động lưu trữ về CRM.
    • Tính năng đánh giá sản phẩm: Khách hàng của bạn tự tin và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn khi xem được những đánh giá về chất lượng của sản phẩm.

    Tạo chương trình khuyến mãi cho từng nhóm painpoint khách hàng

    Với tính năng tạo khuyến mãi của GoSELL giúp cho doanh nghiệp giải quyết được điểm đau về tài chính của khách hàng khi cho phép các doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo các chương trình ưu đãi, giảm giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

    Cho phép thiết lập hình thức tích điểm cho khách hàng thành viên theo từng mức khác nhau. Các chương trình khuyến mãi sẽ tự động áp dụng, nếu như người mua phù hợp và thỏa mãn các điều kiện mà người bán đã thiết lập.

    Ngoài ra, GoSELL còn mang đến những sản phẩm, tính năng khác giúp hỗ trợ quá trình mua hàng của khách hàng từ online cho đến mua tại cửa hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

    Với những thông tin mà GoSELL đã chia sẻ ở bài viết trên, mong rằng đã giúp bạn hiểu được painpoint là gì, cũng như hình dung ra được chân dung khách hàng tiềm năng và từ đó đưa ra những chiến dịch marketing đúng đắn nhằm xoa dịu được nỗi đau khách hàng.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên