Câu chuyện kinh doanh

    Chiến lược và chiến thuật Marketing của doanh nghiệp khác nhau ra sao?

    28/09/2023

    Thuật ngữ ‘chiến thuật marketing’ thường quen thuộc với nhiều người, ngay cả khi họ không làm việc trong lĩnh vực tiếp thị. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu rõ và giải thích một cách chính xác về chiến thuật marketing là gì. Hơn nữa, nhiều người cũng thường nhầm lẫn giữa ‘chiến thuật marketing’ và ‘chiến lược marketing,’ dẫn đến việc sử dụng hai thuật ngữ này không đúng cách. Do đó, cùng GoSELL phân biệt một cách chi tiết chiến thuật marketing và chiến lược marketing trong bài viết dưới đây.

    Chiến lược và chiến thuật Marketing của doanh nghiệp khác nhau ra sao?

    Chiến thuật marketing là gì?

    Chiến thuật marketing là một thuật ngữ thường đi kèm với chiến lược marketing, nhưng nó tập trung vào các phương pháp cụ thể hơn, giúp các nhà tiếp thị đạt được mục tiêu được đề ra trong chiến lược toàn diện. Với chiến thuật marketing bao gồm việc phân tích và đánh giá vấn đề để tìm ra các hướng giải quyết tốt nhất. Điều này giúp hoàn thiện chiến lược và tránh rủi ro cũng như thất bại trong quá trình thực hiện.

    Khi triển khai các chiến thuật marketing, các doanh nghiệp sẽ cần tận dụng nguồn lực hiện có của mình. Thường thì các chiến thuật tiếp thị sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, có sự linh hoạt cao và tuân theo điều kiện cụ thể. Có thể hiểu, trong một chiến lược marketing, có thể có nhiều chiến thuật khác nhau và có thể thay đổi theo từng giai đoạn để đảm bảo đạt được mục tiêu quan trọng cuối cùng.

    Chiến thuật marketing là gì?

    Mỗi chiến thuật marketing được xây dựng với một kế hoạch hành động cụ thể. Ngay cả khi chiến thuật này chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn và không tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp, nó vẫn ảnh hưởng đến mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp. Chiến thuật thường được xem như một cấp độ dưới của chiến lược marketing và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của chiến lược toàn diện.

    Phân biệt chiến lược và chiến thuật marketing

    Chiến lược marketing

    Việc phân biệt chiến lược và chiến thuật marketing có thể xem là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là với những ai không làm việc trong lĩnh vực tiếp thị. Điều này đặc biệt trở nên phức tạp khi hai khái niệm này thường được sử dụng cùng nhau, gây hiểu lầm cho nhiều người. Không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong một bản chiến lược marketing, thường sẽ đề cập đến một hoặc nhiều chiến thuật marketing khác nhau.

    Để phân biệt sự khác biệt một cách hiệu quả chiến lược và chiến thuật marketing, trước hết bạn cần hiểu rõ chiến lược marketing là gì. Thông thường, chiến lược tiếp thị được xem như một bản kế hoạch tổng thể, nó được thiết kế với các mục tiêu cụ thể về marketing mà doanh nghiệp đang hướng đến. Vì vậy, giữa chiến lược và chiến thuật, mặc dù chúng có thể sử dụng trong cùng bối cảnh, vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt quan trọng.

    Có thể bạn quan tâm: Bí quyết xây dựng chiến lược marketing tập trung hiệu quả cho doanh nghiệp

    Những điểm phân biệt chiến lược và chiến thuật marketing

    Những yếu tố cơ bản để phân biệt chiến lược và chiến thuật marketing của doanh nghiệp bao gồm:

    • Chiến lược là một bản kế hoạch tổng thể, được thiết kế với các mục tiêu rõ ràng. Chiến thuật là các phương pháp và công cụ được sử dụng để cụ thể hóa và thực hiện các mục tiêu đó.
    • Với chiến thuật là một phần cấp dưới của chiến lược; có nghĩa là không có chiến lược thì không có chiến thuật và chiến thuật thường phụ thuộc vào chiến lược.
    • Chiến lược là một tập hợp thống nhất các quyết định và định hướng giúp doanh nghiệp đạt được vị trí mục tiêu. Chiến thuật là quá trình tìm kiếm và sử dụng các phương pháp để tối ưu hóa hiệu suất.
    • Đối với chiến thuật thường liên quan đến rủi ro ít hơn so với chiến lược.
    • Với chiến lược là một hành trình dài với nhiều giai đoạn và thời gian kéo dài. Chiến thuật thường được thiết kế để phù hợp với tình hình hiện tại.
    • Chiến lược được xây dựng để đạt đến một điểm đích trong tương lai, trong khi chiến thuật được tạo ra để phù hợp với tình hình hiện tại.

    Một số chiến thuật marketing phổ biến

    Hiện nay có rất nhiều hình thức chiến thuật marketing mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu trong chiến lược dài hạn. Tuy vậy, dù có nhiều chiến thuật, không phải tất cả chúng đều mang lại hiệu quả tương tự. Thậm chí, một chiến thuật marketing có thể thành công và hiệu quả đối với doanh nghiệp này, nhưng lại không phù hợp doanh nghiệp ở lĩnh vực khác.

    Do đó, việc nghiên cứu các chiến thuật marketing thật sự phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu một số chiến thuật marketing phổ biến nhất hiện nay ngay sau đây.

    Chiến thuật trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)

    Một trong những chiến thuật marketing phổ biến tiếp cận khách hàng trên trang tìm kiếm chính là Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, hay còn gọi là PPC (viết tắt của Pay-Per-Click). Đây là một chiến thuật tiếp thị trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút sự quan tâm từ họ đến với website bán hàng của mình.

    Doanh nghiệp sẽ thiết lập chiến dịch PPC thông qua nhiều nền tảng quảng cáo trực tuyến, ví dụ nổi bật là Google Ads. Tính chất cơ bản của PPC là doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp quảng cáo mỗi khi một khách hàng nhấp vào quảng cáo của mà họ thực hiện trên các nền tảng này.

    Chiến thuật trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột

    Chiến thuật Tài trợ (Sponsorship)

    Chiến thuật này liên quan đến việc doanh nghiệp trả phí để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn. Tài trợ (Sponsorship) đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư một khoản ngân sách cố định để tài trợ cho các chương trình, cuộc thi, sự kiện hoặc hoạt động của một đơn vị hoặc tổ chức.

    Mức độ “phủ sóng” của thương hiệu sẽ càng lớn khi tài trợ cho các chương trình hoặc hoạt động lớn hơn. Bằng cách tham gia vào những hoạt động này, hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến và chiến thuật Tài trợ có thể giúp xây dựng uy tín cho thương hiệu trong mắt cộng đồng.

    Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi thực hiện Sponsor Marketing

    Chiến thuật Chứng thực (Testimonial)

    Chiến thuật này tập trung vào sử dụng sự chứng thực từ khách hàng thông qua các hình thức đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Các nhận xét này thường được đưa ra bởi những người tiêu dùng bình thường, không phải là những người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng lớn.

    Những đánh giá từ những đối tượng khách hàng thực tế này thường đem lại sự tin tưởng cao và có tác động đối với quyết định mua sắm của nhiều người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng tự nguyện chia sẻ và đánh giá tích cực sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, việc khuyến khích khách hàng chia sẻ những chứng thực này bằng cách cung cấp những lợi ích phù hợp là điều cần thiết.

    Với các doanh nghiệp thiết kế website thông qua giải pháp GoWEB của GoSELL, các chứng thực từ khách hàng có thể được đăng tải ngay trên giao diện của website bán hàng. GoWEB cho phép doanh nghiệp thiết lập, tùy chỉnh trong trang quản lý và đăng tải testimonial để tăng sự chuyên nghiệp và niềm tin từ khách hàng.

    Có thể bạn quan tâm: Testimonial – Chìa khóa giúp thu hút khách hàng thành công

    Influencer (Người ảnh hưởng)

    Chiến thuật tiếp thị kết hợp với người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng là một hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả. Chiến thuật này không chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp lớn mà còn thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân sách hợp lý.

    Bằng cách tận dụng sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của các cá nhân, bạn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến một lượng lớn người tiêu dùng. Đối với những người theo dõi và quan tâm đến các người ảnh hưởng này, việc nghe hoặc đọc về sản phẩm, dịch vụ của bạn từ họ thường mang lại sự tin tưởng cao hơn.

    Affiliate (Tiếp thị liên kết)

    Tiếp thị liên kết là một trong những phương thức giúp doanh nghiệp quảng cáo và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ thông qua các nền tảng trực tuyến. Để thực hiện điều này, bạn cần hợp tác với nhiều đối tác tiếp thị trung gian, hay còn gọi là Advertiser.

    Đa dạng hơn số Advertiser, sẽ càng gia tăng khả năng “phủ sóng” của bạn. Bạn sẽ trả chi phí cho Advertiser dựa trên hoa hồng hoặc các thỏa thuận khác, thường liên quan đến việc chốt đơn hàng thành công.

    Doanh nghiệp cũng có thể xây dụng mang lưới CTV tiếp thị liên kết của mình để vừa marketing sản phẩm cũng như bán hàng một cách hiệu quả và rộng khắp thông qua phần mềm GoSELL. Tính năng Quản lý cộng tác viên của GoSELL giúp doanh nghiệp quản lý chính xác, chi tiết mạng lưới CTV đa cấp bậc (tài khoản, đơn hàng, khách hàng, chiết khấu,…) để mở rộng mạng lưới kinh doanh một cách tối ưu nhất.

    Affiliate

    Engagement (Tương tác)

    Một chiến thuật marketing có hiệu suất cao, nhưng thường ít được chú ý chính là chiến thuật Tương tác. Trong quá khứ, tiếp thị thường là việc doanh nghiệp truyền đạt thông tin và thông điệp đến khách hàng. Nhưng hiện nay, để đạt hiệu suất tốt, bạn cần phải tạo ra tương tác hai chiều.

    Sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng không chỉ giúp bạn thu thập thông tin quan trọng mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài. Quan trọng hơn, thông qua tương tác, bạn có thể hiểu được điểm cần cải thiện trong sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

    Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

    SEO, viết tắt của Search Engine Optimization, là quy trình tối ưu hóa để cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Điều này giúp khách hàng tìm thấy trang web của bạn dễ dàng hơn khi họ tìm kiếm các từ khóa liên quan.

    Trong giai đoạn chuyển đổi số như hiện nay, khi có nhu cầu, người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin trên các nền tảng tìm kiếm. Mục tiêu của SEO là tiếp cận một cách hiệu quả đối tượng khách hàng tiềm năng và đóng góp cho hoạt động tiếp thị tổng thể. Ngoài ra, SEO cũng giúp xây dựng lại thương hiệu và tạo điểm mạnh cho chiến dịch remarketing.

    Hiểu được tầm quan trọng đó, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL mang đến cho các doanh nghiệp của mình tính năng tối ưu SEO ngay trên hệ thống. Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh, tạo nên các nội dung chuẩn SEO nhất trước khi đăng tải lên website. Đây là nền tảng giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các đối tượng khách hàng của mình một cách tốt hơn.

    Tối ưu SEO ngay trên hệ thống của phần mềm GoSELL

    Để trang web bán hàng của doanh nghiệp có thể tiếp cận hiệu quả hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng, việc tối ưu hóa SEO cho các trang nội dung và bài viết trên trang web là một yếu tố không thể bỏ qua. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến thuật marketing hiệu quả, hướng đến các mục tiêu lớn của mình.

    Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL hiện nay mang đến cho doanh nghiệp khả năng tối ưu hóa mọi yếu tố quan trọng như từ khóa, tiêu đề, mô tả, đường liên kết, và nhiều yếu tố khác để trang web trở nên chuẩn SEO, thân thiện với các thuật toán của các công cụ tìm kiếm. Tất cả những mục cần tối ưu SEO được tổ chức một cách có logic, đi kèm với hướng dẫn chi tiết để giúp doanh nghiệp thực hiện tối ưu hóa một cách dễ dàng.

    Tối ưu SEO ngay trên hệ thống của phần mềm GoSELL

    Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng một số công cụ tối ưu hóa từ Google để nâng cao hiệu quả bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

    • Google Tag Manager: Giúp quản lý các thẻ tiếp thị kỹ thuật số mà không cần phải cài đặt trực tiếp vào trang web hoặc ứng dụng bán hàng, giúp tăng tốc độ tải trang.
    • Google Analytics: Hỗ trợ thu thập thông tin và phân tích hành vi của khách hàng trên trang web hoặc ứng dụng bán hàng thông qua các chỉ số và báo cáo chi tiết.
    • Quảng cáo Google Smart Shopping: Kết nối và cài đặt quảng cáo thông minh trên nền tảng Google để tối ưu hóa hiệu suất bán hàng.

    Các giải pháp tối ưu mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cung cấp

    GoSELL – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

    Bên cạnh những tính năng vừa kể trên, phần mềm quản lý bán hàng GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều các giải pháp, tính năng giúp tối ưu quy trình bán hàng và quản lý bán hàng. Cụ thể, tính năng quan trọng như quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý chi nhánh, và nhiều tính năng hỗ trợ chiến dịch marketing khác.

    Đây là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp có thể yên tâm bán hàng và quản lý bán hàng trực tuyến hiệu quả từ cửa hàng truyền thống đến trang web, ứng dụng bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA, TikTok Shop) và các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook hay Zalo.

    Các giải pháp tối ưu mà phần mềm quản lý bán hàng GoSELL cung cấp

    Các giải pháp tối ưu mà GoSELL cung cấp

    Bên cạnh những tính năng quan trọng trên, GoSELL cũng cung cấp cho doanh nghiệp một loạt giải pháp toàn diện khác nhằm tăng cường quá trình kinh doanh đa kênh bao gồm:

    • GoWEB: Cung cấp thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp và thương mại điện tử nhanh chóng và hiệu quả.
    • GoAPP: Hỗ trợ việc tạo ứng dụng bán hàng trên điện thoại di động, có sẵn trên cả Android và iOS, để thu hút và giữ chân khách hàng.
    • GoPOS: Quản lý quầy bán hàng, thực hiện giao dịch nhanh chóng, và theo dõi tồn kho chi tiết cho từng chi nhánh.
    • GoSOCIAL: Hỗ trợ bán hàng trên các mạng xã hội như Facebook và Zalo, bằng cách đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời tự động và tạo đơn hàng trong quá trình trò chuyện.
    • GoLEAD: Cho phép tạo Landing Page chuyên nghiệp để thu thập thông tin khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như cơ hội bán hàng.
    • GoCALL: Cung cấp hệ thống tổng đài ảo để xây dựng đội ngũ telesales và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

    Kết luận

    Việc phân biệt được chiến thuật marketing và chiến lược marketing là một yêu cầu quan trọng. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả, hướng đến mục tiêu tốt nhất trong suốt quá trình kinh doanh.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên