Câu chuyện kinh doanh

    Csf là gì? Tại sao Csf lại quan trọng với doanh nghiệp?

    28/01/2024

    Csf là gì? Đây là một khái niệm quan trọng thường được các doanh nghiệp áp dụng để luôn giữ được sự tập trung và hướng đến các mục tiêu cụ thể được xác định từ đầu. Csf hay nhân tố thành công then chốt giúp doanh nghiệp luôn chú ý vào việc thực hiện các công việc đã được vạch ra trong chiến lược.

    Csf là gì? Tại sao Csf lại quan trọng với doanh nghiệp?

    Csf là gì?

    Trước khi tìm hiểu về tầm quan trọng của Csf trong kinh doanh, bạn sẽ cần nắm được cụ thể thì Csf là gì. Theo đó, CSF (Critical Success Factors) hay yếu tố thành công then chốt là một thuật ngữ quản lý được đo bằng một hay nhiều chỉ số KPI vô cùng phổ biến hiện nay. Nó được đánh giá là một thành phần hay một yếu tố cực quan trọng và cần thiết để một dự án hay một tổ chức có thể hoàn thành tốt nhất mục tiêu cuối cùng của mình.

    Csf giúp doanh nghiệp tập trung vào các nhân tố chủ chốt có khả năng đảm bảo được sự thành công cho dự án, một giai đoạn kinh doanh. Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc xác định các yếu tố Csf của mình, nguy cơ đối mặt với những khó khăn khi đi không đúng hướng sẽ là rất cao. 

    Csf là gì?

    Xem thêm: Tổng hợp các chỉ số đo lường quan trọng trong Marketing

    Các loại Csf cơ bản

    Các nhân tố thành công then chốt được chia thành các loại khác nhau với các đặc điểm riêng biệt tùy theo mục tiêu kinh doanh và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Cụ thể có các loại Csf cơ bản bao gồm:

    • Csf ngành: là các đặc trưng cụ thể về ngành và lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Đây là những điều tối thiểu bạn phải duy trì để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. 
    • Csf môi trường: là kết quả của những ảnh hưởng môi trường vĩ mô đến quy trình kinh doanh của doanh nghiệp: Một số nhân tố thành công then chốt có thể là môi trường kinh doanh, nền kinh tế, đối thủ cạnh tranh và những tiến bộ công nghệ.
    • Csf chiến lược: là chiến lược cạnh tranh cụ thể mà đã xác định, lựa chọn để triển khai. Điều này có thể bao gồm các chiến lược STP như phân khúc khách hàng, khách hàng mục tiêu, định vị thương hiệu hay các chiến lược giá, phân phối, sản phẩm…
    • Csf giai đoạn: là những thay đổi và tăng trưởng cụ thể của doanh nghiệp về các mặt trong một giai đoạn cụ thể. Các rào cản, thách thức, hướng đi và ảnh hưởng cụ thể sẽ quyết định các Csf này. Đơn cử, một doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng có thể có Csf là tăng doanh số bán hàng ở thị trường quốc tế.

    Tầm quan trọng của Csf đối với doanh nghiệp

    Vai trò của Csf là gì trong quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp? Một doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh dài hạn nếu không xác định được các yếu tố thành công then chốt của mình. Do đó, việc xác định, triển khai và đo lường các Csf là điều vô cùng quan trọng, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích đang kể như:

    • Loại bỏ các chỉ số đo lường không liên quan hay không tác động trực tiếp đến thành công của doanh nghiệp. Chủ yếu tập trung và các mục tiêu cụ thể được xác định từ đầu giúp tối ưu nguồn lực và chi phí.
    • Hỗ trợ nhân viên nhận thức được điều gì là ưu tiên trong toàn bộ quá trình vận hành của doanh nghiệp. Giúp nhân viên điều chỉnh từng hành vi trong công việc hàng ngày của họ để nhất quán và gắn chặt với mục tiêu tổ chức.
    • Quy trình làm việc được tối ưu hơn sau khi lược bỏ các yêu cầu không cần thiết. Các cuộc họp, báo cáo và nhiệm vụ sẽ tinh giản hơn vì nhiều vấn đề không liên quan đã được lược bỏ.

    Tầm quan trọng của Csf đối với doanh nghiệp

    Sự khác nhau giữa Cfs và KPI là gì?

    Vậy sự khác nhau cơ bản giữa KPI và Csf là gì? Trong kinh doanh, rất nhiều người nhầm lẫn thuật ngữ Csf một thuật ngữ phổ biến khác chính là KPI. Mặc dù có sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau nhưng đây là hai thuật ngữ khác biệt và tồn tại nhiều điểm khác nhau.

    Csf thường cập nhật đến những nguyên nhân, những yếu tố cần có để dẫn đến thành công hay những hành động mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Thông thường, các doanh nghiệp thuộc cùng một lĩnh vực sẽ có tập hợp Csf tương tự nhau như tăng doanh số, cải thiện sự hài lòng cho khách hàng, tăng dòng tiền,…

    Trong khi đó, KPI là các chỉ số đo lường kết quả đạt được, các chỉ số đánh giá liệu doanh nghiệp đã đạt được các mục tiêu đề ra hay không. Giữa các doanh nghiệp khác nhau sẽ có từng chỉ số KPI khác nhau tuỳ thuộc vào các ưu tiên và mục tiêu chiến lược cụ thể của doanh nghiệp. 

    Có thể bạn quan tâm: Các chỉ số KPI theo dõi hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng bán lẻ

    Kết hợp Csf và KPI trong kinh doanh

    Csf và KPI luôn là hai chỉ số cho liên quan mật thiết đến nhau. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ thiếu năng lực cải tiến nếu chỉ áp dụng Csf nhưng bỏ qua việc đánh giá bằng các chỉ số KPI. Trong kinh doanh, bạn sẽ không biết khi nào doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đặt ra nếu không đánh giá các chỉ số KPI theo từng giai đoạn. Việc không đo lường các chỉ số cụ thể cũng khiến doanh nghiệp không thể biết được mình có đạt được các mục tiêu đặt ra hay chưa. Điều này sẽ khiến Csf mất đi tính hiệu quả của nó.

    Kết hợp Csf và KPI trong kinh doanh

    Ngược lại, doanh nghiệp cũng sẽ thiếu sự cạnh tranh nếu áp dụng KPI nhưng bỏ qua Csf. Đây được xem là trường hợp phổ biến xuất hiện tại nhiều doanh nghiệp. Bởi khi bạn xác lập KPI mà chưa xác định được các CSF quyết định lợi thế cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không thể thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả cho dù đã hoàn thành đủ các chỉ tiêu KPI theo tháng, theo quý hoặc theo năm. 

    Nói như vậy để thấy việc đo lường, đánh giá các chỉ số KPI là vô cùng cần thiết trong quá trình kinh doanh và gắn liền với các yếu tố thành công then chốt (Csf). Chính vì vậy mà với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng GoSELL, việc tận dụng tối ưu tính năng lập phân tích báo cáo hay đo lường các chỉ số website với Google là điều gần như không thể bỏ qua.

    Tạo các phân tích báo cáo kinh doanh chi tiết trên hệ thống của GoSELL

    Giải pháp GoSELL

    GoSELL là một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam. Không chỉ tối ưu quy trình bán hàng tại cửa hàng trực tiếp, phần mềm GoSELL còn hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn ở các nền tảng trực tuyến như website, app bán hàng, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA) hay nền tảng mạng xã hội (Fanpage Facebook, Zalo OA, TikTok Shop). 

    Bên cạnh các tính năng quản lý bán hàng hiệu quả như quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, kho hàng, quản lý khách hàng,… đồng bộ trên một hệ thống duy nhất, GoSELL còn cho phép doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo chi tiết và chính xác trong suốt quá trình kinh doanh. Các phân tích báo cáo này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể đánh giá các chỉ số KPI đã đặt ra, nắm được tiến độ kinh doanh tổng thể của mình.

    Tạo các phân tích báo cáo kinh doanh chi tiết trên hệ thống của GoSELL

    Tính năng phân tích báo cáo của GoSELL

    Cụ thể, hệ thống của GoSELL cho phép doanh nghiệp thực hiện các báo cáo doanh thu đang kênh, đa nền tảng, đa chi nhánh một cách vô cùng dễ dàng. Bạn có thể theo dõi các báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA) hay theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội). Hơn nữa, bạn sẽ luôn nắm rõ chi tiết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo đơn hàng được cung cấp bởi GoSELL. 

    Đối với ngành dịch vụ, GoSELL sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện các phân tích báo cáo doanh thu dịch vụ đặt chỗ. Bạn có thể nắm được tình hình kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh cũng như xem báo cáo doanh thu dịch vụ theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).

    Phân tích hiệu quả kinh doanh trên website bán hàng với tính năng Google Analytics

    Để phân tích hiệu quả kinh doanh trực tuyến trên website bán hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng tính năng Google Analytics được hỗ trợ trên hệ thống của GoSELL. Theo đó, Google Analytics là công cụ phân tích của Google được tích hợp trên trang quản trị GoSELL, giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (bao gồm cả website và app). Thông qua Google Analytics, doanh nghiệp có thể phân tích các chỉ số quan trọng trên website bán hàng, từ đó đánh giá hiệu quả các chiến lược thông qua các chỉ số Kpi đã đề ra.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiếp cận và sử dụng công cụ Google Tag Manager đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng. Sau khi liên kết thành công với website, app bán hàng của doanh nghiệp, người quản lý có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể, đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.

    Phân tích hiệu quả kinh doanh trên website bán hàng với tính năng Google Analytics

    Kết luận

    Bài viết trên đã giúp bạn nắm được chi tiết Csf là gì. Các yếu tố thành công then chốt – Csf đóng vai trò quan trọng trong xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định tốt các yếu tố này chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra các KPI phù hợp, hướng đến từng mục tiêu cụ thể.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email hotro@gosell.vn hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên