Câu chuyện kinh doanh

    Định vị thị trường là gì? Các chiến lược định vị thị trường hiệu quả

    17/10/2023

    Trong một thị trường mà các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau, cách một thương hiệu định vị mình với khách hàng là vô cùng quan trọng. Định vị thị trường tác động đến nhận thức của người tiêu dùng  rằng thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong bài viết hôm nay, GoACADEMY sẽ cho bạn biết định vị thị trường là gì và làm thế nào để tạo ra một chiến lược định vị hiệu quả.

    Định vị thị trường là gì? Các chiến lược định vị thị trường hiệu quả

    Khái niệm định vị thị trường 

    Định vị thị trường đề cập đến khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng liên quan đến một thương hiệu hoặc sản phẩm / dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của định vị thị trường là thiết lập hình ảnh, bản sắc của một thương hiệu hoặc sản phẩm / dịch vụ trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

    Định vị thị trường đòi hỏi sự tập trung vào một thị trường ngách, ý tưởng hoặc đối tượng mục tiêu cụ thể. Các chiến lược tiếp thị của bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu xác định phạm vi thị trường quá rộng. 

    Khái niệm định vị thị trường 

    Hãy cùng GoACADEMY điểm qua một số ví dụ điển hình về định vị thị trường của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới: 

    • Tesla và Audi tự định vị mình như một biểu tượng của dòng xe cao cấp và sang trọng.
    • Starbucks tự định vị mình là một thương hiệu chuyên cung cấp cà phê và đồ uống chất lượng cao đáng tin cậy. 
    • McDonald’s tự định vị mình là một nơi khách hàng có thể có được những bữa ăn nhanh chóng với giá cả phải chăng.
    • Microsoft và Apple tự định vị mình là một trong những công ty công nghệ cung cấp các sản phẩm sáng tạo và thân thiện với người dùng.

    Lợi ích của định vị thị trường

    Với chiến thuật định vị thị trường phù hợp, bạn có thể tạo ra các thông điệp tiếp thị và định hình các sản phẩm / dịch vụ để duy trì tính cạnh tranh một cách tốt nhất. Dưới đây là 5 lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực hiện định vị thị trường: 

    Lợi ích của định vị thị trường

    Tạo vị thế cạnh tranh mạnh mẽ

    Xây dựng chiến lược định vị phù hợp ảnh hưởng đến cách khách hàng cảm nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Khi tạo ra hình ảnh tích cực về sản phẩm / dịch vụ của mình trong tâm trí khách hàng, bạn có thể hưởng lợi từ việc tận dụng các ưu thế của mình trên thị trường. 

    Đây là cách bạn khẳng định vị trí của mình trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, đồng thời vươn lên dẫn đầu so với các đối thủ khác.

    Cải thiện doanh số bán hàng

    Một trong những mục tiêu chính của bất kỳ doanh nghiệp nào là cải thiện doanh số bán hàng và doanh thu. 

    Bằng cách đưa ra những lời đề nghị  mua hàng hợp lý cũng như giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn, công ty của bạn có thể thâm nhập vào một thị trường mới, chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực và gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng. 

    Xác định thị trường mục tiêu rõ ràng 

    Định vị thị trường cho phép bạn lựa chọn một tính năng hoặc lợi ích cụ thể và tập trung phát triển các sản phẩm / dịch vụ theo hướng đó để thương hiệu của bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Kết quả là giá trị mà bạn cung cấp cho các khách hàng tiềm năng sẽ tăng lên đáng kể.

    Xác định thị trường mục tiêu rõ ràng 

    Đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả

    Khi bạn có một thông điệp cốt lõi đảm bảo các chiến lược định vị thành công, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Định vị thị trường cũng giúp thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, mang lại mối quan hệ lành mạnh và bền chặt giữa bạn với khách hàng.

    Kết nối với nhu cầu của người tiêu dùng

    Thông quá trình định vị thị trường, các công ty có cơ hội truyền đạt những lợi ích quan trọng mà sản phẩm / dịch vụ của họ mang lại. Điều này không chỉ giúp khách hàng hiểu thêm về những sản phẩm / dịch vụ đó mà còn kết nối chúng với khách hàng cụ thể có nhu cầu.

    Các chiến lược định vị thị trường phổ biến nay

    Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm định vị thị trường và những lợi ích mà nó lại, sau đây hãy cùng GoACADEMY tìm hiểu một số chiến lược hiệu định vị thị trường hiệu quả hiện nay nhé.

    Các chiến lược định vị thị trường phổ biến nay

    Định vị dựa trên chất lượng sản phẩm

    Chiến lược định vị này tập trung vào việc thúc đẩy một sản phẩm chất lượng cao trở nên nổi bật so với các sản phẩm khác trên thị trường. Hầu hết các thương hiệu đều hướng đến mục tiêu chứng minh điều gì làm nên chất lượng cao cho thương hiệu của họ, có thể là độ bền của sản phẩm, nơi sản xuất, một tính năng hoàn toàn mới,…

    Định vị dựa trên giá sản phẩm 

    Đôi khi, khách hàng thường cân nhắc giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm khi mua hàng. Do đó, một số thương hiệu định giá sản phẩm của họ cao hơn để mặc định chúng là tốt nhất trên thị trường hoặc thấp hơn để định vị mình là một thương hiệu giá cả phải chăng.

    Định vị theo nhu cầu của khách hàng

    Để chứng minh một sản phẩm có thể mang lại lợi ích như thế nào cho khách hàng, các công ty sẽ nghiên cứu nhu cầu, sở thích cũng như những khó khăn mà khách hàng phải đối mặt. Điều đó giúp dễ dàng thuyết phục đối tượng mục tiêu rằng một sản phẩm cụ thể là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của họ.

    Tham khảo thêm: Nhu cầu khách hàng là gì? Phân loại khách hàng theo nhu cầu?

    Định vị theo đặc điểm và ứng dụng của sản phẩm

    Chiến lược này tập trung vào chức năng của sản phẩm. Ví dụ, một công ty bán máy phát điện năng lượng mặt trời có thể cho thấy triển vọng của họ rằng họ có thể sử dụng chúng dễ dàng như thế nào khi cúp điện.

    Định vị dựa trên lợi ích của sản phẩm 

    Với phương pháp này, các công ty định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của họ như một cách để thay đổi cuộc sống của khách hàng. Ví dụ, các loại thực phẩm chức năng hứa hẹn sẽ hỗ trợ sức khỏe thể chất và ảnh hưởng đến ngoại hình của khách hàng.

    Định vị theo yếu tố cạnh tranh 

    Chiến lược này được áp dụng khi một công ty nêu lên những điểm khác biệt chính trong hoạt động tiếp thị của họ để làm cho thương hiệu của mình trở nên độc đáo hơn so với các lựa chọn khác trên thị trường. 

    Ví dụ: Các công ty có thể nhắm mục tiêu đến một thương hiệu khác có cơ sở khách hàng rộng lớn và thu hút người tiêu dùng hiện tại của họ bằng cách đưa ra một sản phẩm tương tự với giá tốt hơn trong khi cung cấp cùng một lợi ích.

    Cách phát triển chiến lược định vị thị trường

    Chiến lược định vị thị trường hướng dẫn bạn đạt được cách bạn muốn đối tượng mục tiêu suy nghĩ và cảm nhận về thương hiệu của bạn. Bạn có thể làm theo các bước sau để xây dựng một chiến lược định vị thị trường hiệu quả

    Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

    Trước khi bạn phát triển một chiến lược định vị, điều quan trọng là phải hiểu cách các đối thủ cạnh tranh của bạn đang định vị mình như thế nào. 

    Tìm hiểu những gì họ đang làm để thu hút khách hàng và ghi chú lại bất kỳ điều gì có thể mang lại lợi thế cho họ. Sau đó, bạn có thể xây dựng một kế hoạch nhằm định vị bản thân vượt qua họ một cách rõ ràng và chi tiết hơn..

    Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

    Hãy bắt đầu xác định đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách tìm hiểu xem ai đang thật sự quan tâm đến các sản phẩm / dịch vụ của bạn. 

    Bạn có thể thu thập dữ liệu khách hàng bằng cách tiến hành một cuộc khảo sát, chạy chiến dịch quảng cáo, tận dụng truyền thông mạng xã hội,…nhằm thu hẹp nhóm người cụ thể. Với sự hỗ trợ của bộ công cụ marketing sau đến từ GoSELL, việc theo dõi thông tin chi tiết về khách hàng sẽ trở nên cực kỳ đơn giản. Giúp dễ dàng đưa ra các nhận định chính xác về khách hàng để xây dựng các kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp.

    Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

    • Quản lý khách hàng: Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau trên một hệ thống quản trị. Dễ dàng quản lý và phân nhóm khách hàng để thực hiện Marketing / Remarketing hiệu quả.
    • Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả Website và App).
    • Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
    • Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
    • Tạo landing page: Chủ động tạo đa dạng Landing Page bán hàng, thu thập dữ liệu khách hàng chuyên nghiệp nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
    • Khách hàng thân thiết: Tạo các cấp độ thành viên để áp dụng các chương trình ưu đãi kích thích hành vi mua hàng và thu lập thông tin khách hàng hiệu quả.

    Xác định những lợi ích cung cấp đến khách hàng

    Bước tiếp theo trong chiến lược định vị thị trường là xác định cách bạn có thể giải quyết những vấn đề, nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng. 

    Bạn cần đảm bảo rằng mỗi khi khách hàng tiềm năng có nhu cầu, họ đều tìm đến thương hiệu của bạn để tìm giải pháp thay vì các đối thủ cạnh tranh. Tiến hành nghiên cứu thị trường thường xuyên là điều cần thiết để cập nhật những mong muốn và nhu cầu thay đổi của họ.

    Phân biệt thương hiệu trên thị trường

    Người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn giữa các thương hiệu và bạn cần chứng tỏ rằng bạn có thể giải quyết nhu cầu của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn. Làm cho thương hiệu của mình trở nên khác biệt hơn bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới lạ từ sản phẩm / dịch vụ.

    Bạn cũng có thể xây dựng các chiến lược tiếp thị độc đáo tạo được tiếng vang nhằm thu hút khách hàng mục tiêu tìm hiểu về thương hiệu của bạn.  

    Tham khảo thêm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Vai trò và các yếu tố cần có

    Phân biệt thương hiệu trên thị trường

    Đưa chiến lược định vị ra thị trường

    Một tuyên bố định vị tương tự như một tuyên bố sứ mệnh. Nó mô tả thương hiệu của bạn là gì, bạn đang nhắm mục tiêu ai và bạn muốn đạt được điều gì. Xem xét đối tượng mục tiêu của bạn, những thách thức của họ và cách sản phẩm / dịch vụ của bạn có thể giải quyết chúng. 

    Khi đã có một tuyên bố định vị rõ ràng, bạn có thể sử dụng nó làm tài liệu hướng dẫn để tạo ra những chiến lược quảng bá hấp dẫn khách hàng tiềm năng của bạn.

    Đánh giá sự thành công của chiến lược định vị thị trường

    Thường xuyên kiểm tra mức độ thành công của các chiến lược định vị thị trường sẽ giúp bạn thực hiện một số thay đổi đúng lúc và kịp thời. 

    Vì doanh nghiệp của bạn đang phát triển và các hoạt động tiếp thị luôn thay đổi theo thời gian, đòi hỏi chiến lược định vị cần được cải tiến liên tục để phản ánh đúng tình trạng hiện tại doanh nghiệp của bạn. 

    Kết luận 

    Định vị thị trường không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi thời gian, sự cống hiến và thậm chí cả sự can đảm để nói “không” với một số thứ. Tuy nhiên, điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang đấu tranh để tạo ra các luồng doanh thu nhất quán, mang lại khách hàng mới và giữ chân những khách hàng hiện tại của bạn một cách hiệu quả. Hy vọng rằng những kiến thức mà GoACADEMY đã cung cấp ở trên có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng.

    Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc truy cập kênh youtube GoSELL VN để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

    Bạn cũng có thể tìm hiểu về các khóa học đang diễn ra cũng như những thông tin và kiến thức bổ ích tại Go Academy hàng tuần qua đường link sau: https://goacademy.vn/

    Mọi nhu cầu tư vấn và và hỗ trợ về các dịch vụ của GoSell, xin vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc hotline 02873030800.

    Đăng ký thành viên